Kiểm tra nội bộ trường học

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC

 Kiểm tra là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và các bộ phận phối thuộc để người quản lí xác định được rằng: công việc tiến hành có phù hợp với kế hoạch và mục tiêu hay không, chỉ ra những lệch lạc và đưa ra những tác động điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

 Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lí. Đó là công việc - hoạt động nghiệp vụ mà người quản lí ở bất kì cấp nào, cương vị nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó tìm ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh.

 

doc17 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra nội bộ trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ần... với những lịch biểu cụ thể . 
3. Xây dựng các lực lượng kiểm tra:
 Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi, phân công nhiệm vụ cụ thể và xác định quyền han, trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra:
- Phân cấp trong kiểm tra : Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp . Khi kiểm tra gián tiếp phải uỷ nhiêm phân cấp rõ ràng (cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn hoặc cán bộ, giáo viên có uy tín).
- Xây dựng chế độ kiểm tra : Hiệu trưởng qui đinh thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm tra viên...
 - Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần , tâm lí cho hoạt động kiểm tra , khai thác và tận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra. 
- Sử dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra đã được lựa chọn, thực hiện kiểm tra theo kế hoạch để thu thập thông tin, số liệu cần thiết về đối tượng kiểm tra.
- Việc đo lường được tiến hành trên cơ sở nội dung kiểm tra đã được xác định.
Bước 3: Đánh giá
- Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ đối tượng được kiểm tra, các lực lượng tham gia kiểm tra sẽ họp, phân tích, đối chiếu với tiêu chuẩn để đưa ra các kết luận phù hợp.
- Thông thường, kết luận thường được đưa ra theo các mức độ: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém (đối với kiểm tra giáo viên, xếp loại giờ dạy...) hay theo mức độ % (đối với kiểm tra tài sản, mức độ hoàn thành kế hoạch...). 
Bước 4: Điều chỉnh
- Điều chỉnh các hoạt động sau KTNBTH là những tác động bổ sung trong quá trình quản lý để khắc phục những sai lệch giữa sự thực hiện hoạt động giáo dục so với mục tiêu, kế hoạch nhằm không ngừng cải tiến hoạt động.
+ Nếu sự thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn thì có thể kết luận mọi việc vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch và không cần sự điều chỉnh.
+ Nếu kết quả thực hiện không phù hợp với tiêu chuẩn thì sự điều chỉnh sẽ có thể là cần thiết. 
Nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học
2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học
2.1.1. Kế hoạch kiểm tra năm học: 
Là toàn bộ các đầu việc theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau. 
Thời gian
Đối tượng
kiểm tra
Nội dung
kiểm tra
Phương pháp
kiểm tra 
Người kiểm tra
Tháng 9/2011
...
2.1.2. Kế hoạch kiểm tra tháng, tuần: 
Dựa vào kế hoạch kiểm tra năm nhưng cần chi tiết công việc, đối tượng, thời gian cụ thể.
Thời gian
Đối tượng
Kiểm tra
Nội dung
Kiểm tra
Phương pháp
Kiểm tra
Hình thức kiểm tra
Người
kiểm tra
Tuần 1
(Từ 23/6 - 18/6/2011)
...
2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch
2.2.1. Kiểm tra giáo viên 
a) Kiểm tra toàn diện một giáo viên:
 Việc kiểm tra ,đánh giá toàn diện một giáo viên dựa vào 4 nội dung sau:
- Trình độ chuyên môn - nghiệp vụ (tay nghề)
- Thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm
Kết quả giảng dạy, giáo dục (thông qua kiểm tra chất lượng học sinh)
Tham gia các hoạt động giáo dục khác 
 Hiệu trưởng sử dung các hình thức, phương pháp kiểm tra linh hoạt sáng tạo và tiến hành theo quy trình hợp lí. 
b) Kiểm tra hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên 
- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên: Kế hoạch giảng dạy cá nhân cả năm, học kỳ, tháng, sáng kiến kinh nghiệm (đề tài nghiên cứu khoa học), chương trình giảng dạy, giáo án, chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học, thực hành...
- Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên: 
+ Chuẩn bị lên lớp của giáo viên 
+ Giảng bài trên lớp của giáo viên : cung cấp cho học sinh kiến thức, kĩ năng, thái độ như thế nào.
+ Kết quả nhận thức (lĩnh hội tri thức) của học sinh trên lớp.
	- Kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoài trường của giáo viên.
2.2.2. Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn 
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra công tác quản lí của tổ trưởng, nhóm trưởng: nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng chỉ đạo chuyên môn...
+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: bản kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm.
+ Kiểm tra nền nếp chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng mẫu...
+ Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của HS: phụ đạo, ngoại khoá, thực hành, xây dựng phong cách học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi...
+ Kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ, nhóm chuyên môn, tác dụng, uy tín trong trường...
2.2.3. Hiệu trưởng kiểm tra học sinh
a) Kiểm tra toàn diện một học sinh 
- Kiểm tra trình độ nhận thức của học sinh (ý thức học tập, phương pháp học tập, khả năng tiếp thu tri thức, kĩ năng thực hành, kết quả học tập).
- Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt (đạo đức, lối sống, ý thức và kỉ luật lao động; sức khoẻ, vệ sinh, thẩm mỹ...).
- Kiểm tra khả năng tự quản của học sinh trong tự học và trong sinh hoạt .
b) Kiểm tra toàn diện một lớp học sinh
- Kiểm tra hoạt động học tập: thái độ, nề nếp, phương pháp, kết quả học tập, sự tương trợ giúp đỡ nhóm trong học tập.
- Rèn luyện các mặt giáo dục toàn diện: đạo đức, lối sống, văn nghệ, thể dục vệ sinh, ý thức và kỉ luật lao động, thẩm mĩ...
- Sinh hoạt tập thể lớp.
- Việc xây dựng các tổ, cá nhân điển hình trong lớp. 
2.2.4. Hiệu trưởng kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Kiểm tra cơ sở vật chất trường sở gồm:
 + Nhà cửa, lớp học, bàn ghế, bảng... xác định giá trị sử dụng, tiêu chuẩn vệ sinh học đường.
 + Thư viện, phòng thí nghiệm, phòng truyền thống, phòng hướng nghiệp, xưởng trường, vườn trường... đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ dạy học.
- Kiểm tra thiết bị dạy học: 
 + Các đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo.
 + Các phương tiện kĩ thuật dạy học khác.
- Kiểm tra thư viện:
	 + Kiểm tra cơ sở vật chất: phòng thư viện, thiết bị, bàn ghế, kệ, tủ.
 + Kiểm tra việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh.
	 + Kiểm tra số lượng, chất lượng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa...
 + Kiểm tra hoạt động của cán bộ thư viện (việc thực hiện nội quy, cho mượn, thu hồi sách, hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu, thống kê, phân loại, bổ sung sách, báo, thực hiện giờ giấc, tinh thần, thái độ làm việc...).
Cần tổ chức lực lượng kiểm tra cơ sở vật chất - thiết bị dạy học hợp lí, hồ sơ kiểm tra cần cụ thể, chi tiết và hiệu trưởng định hướng cách xử lí sau kiểm tra.
2.2.5. Kiểm tra tài chính
- Hiệu trưởng kiểm tra tài chính trong trường nhằm điều tiết nguồn ngân sách, sử dụng đúng các nguồn vốn, chống tham ô lãng phí, lạm dụng của công.
- Nội dung kiểm tra :
+ Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tài chính trong trường học.
+ Kiểm tra chứng từ thu, chi, sổ sách kế toán.
+ Kiểm tra quỹ két, tiền mặt...
2.2.6. Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính
- Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến.
- Kiểm tra việc quản lý con dấu.
- Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ (sổ đăng bộ, sổ gọi tên ghi điểm, sổ ghi đầu bài, sổ theo dõi quản lý và cấp phát bằng (nếu có), học bạ của học sinh, sổ nghị quyết của nhà trường, sổ ghi biên bản họp Hội đồng nhà trường, sổ theo dõi phổ cập, sổ khen thưởng, kỷ luật học sinh, sổ lưu trữ các văn bản...
2.2.5. Kiểm tra công tác bán trú (nếu có)
- Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ bán trú.
- Kiểm tra hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng, chăm sóc.
- Kiểm tra kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh.
* Các kỹ thuật kiểm tra, áp dụng trong kiểm tra các nội dung tương ứng:
Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên:
- Dự giờ của giáo viên:
Riêng kiểm tra việc giảng bài trên lớp (thực hiện bài giảng trên lớp của giáo viên), Hiệu trưởng cần thiết phải tiến hành theo qui trình sau:
Dự giờ dưới nhiều hình thức: báo trước, không báo trước, các lớp song song, dự liên tục cả buổi, theo chuyên đề, có lựa chọn...
Phân tích sư phạm bài lên lớp đã dự: dựa vào lí thuyết các kiểu bài học, phân tích hoạt động thầy - trò trong việc thực hiện mục đích, nội dung, phương pháp, kết quả và mối quan hệ tương tác giữa chúng.
Đánh giá kết quả bài học: giáo viên tự đánh giá, Hiệu trưởng đánh giá dựa vào chuẩn đánh giá một giờ lên lớp, đặc biệt nhấn mạnh ba mặt : kiến thức, kĩ năng và thái độ. 
Kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp (nếu cần) để khẳng định nhận xét, đánh giá của Hiệu trưởng .
Hiệu trưởng nêu kết luận cuối cùng, ghi biên bản, lưu hồ sơ.
- Kiểm tra hồ sơ cá nhân: kiểm tra giáo án, kế hoạch, kế hoạch chương, lịch trình giảng dạy...
- Đàm thoại với giáo viên việc thực hiện chương trình, phương pháp, sự chuyên cần và tiến bộ của học sinh...
Kiểm tra chất lượng, kiến thức, kỹ năng của học sinh
- Kiểm tra nói, viết, thực hành.
- Nghiên cứu và phân tích vở học sinh
- Kiểm tra kỹ năng học sinh trong việc làm bài tập, thí nghiệm, thực hành, lao động hướng nghiệp và học nghề.
Kiểm tra quá trình giáo dục học sinh khi dự giờ
- Tư tưởng của bài giảng, các biện pháp hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh, tình cảm, lý tưởng, đạo đức, ý thức lao động.
- Phân tích các câu trả lời, các bài văn, bài phát biểu, báo cáo trong học tập và hoạt động ngoại khóa, các đợt thi tuyển học sinh giỏi. 
d) Kiểm tra và đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
- Dự giờ sinh hoạt lớp
- Quan sát các hoạt đông tập thể
- Nghiên cứu hồ sơ chủ nhiệm lớp:
+ Việc lập kế hoạch và thực hiện công tác giáo dục học sinh.
 + Tiến hành các biện pháp quản lý với tập thể lớp, từng học sinh.
- Kiểm tra và đánh giá mức độ được giáo dục của học sinh:
	+ Học sinh thực hiện các quy tắc, hành vi, kỉ luật trong giờ học, chuẩn bị giờ học, chuyên cần, tính cẩn thận nề nếp học tập...
	+ Trình độ được giáo dục thẩm mĩ, thể chất, giữ gìn lớp học, bàn ghế, nề nếp trực nhật...
	+ Tính tích cực cuả học sinh trong công tác nhà trường: văn nghệ, kế hoạch nhỏ...
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Thu thập thông tin từ các giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội khác ở địa phương.
Để kiểm tra, đánh giá mức độ được giáo dục của học sinh một cách khách quan, hiệu trưởng phải dùng phương pháp tiếp cận phức hợp và phải đi vào hoạt động thực tế.

File đính kèm:

  • docKiem tra noi bo truong hoc.doc
Bài giảng liên quan