Kiến thức cơ bản Ngữ văn lớp 9
1 Chuyện người con gái Nam Xương
16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương” Nguyễn Dữ
(TK16) - Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. - Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán.
- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
. - Những người xung quanh Nhĩ là những người rất tốt. Họ có lẽ sống ân tình, quan tâm đến mọi ngowif. Hình ảnh cụ giáo Khuyến sáng nào đi qua cũng tạt vào thăm Nhĩ là một hình ảnh ân tình nuôi dưỡng tâm hồn. Một câu hỏi thăm về sức khoẻ, một lời động viên, an ủi ân cần. “Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khoẻ ra nhỉ?” thật cao quý và ấm áp nghĩa tình. Các cháu Huệ, Hùng, Vân. Tam, xinh tươi, ngoan ngoãn, nghe Nhĩ gọi chúng ríu rít chạy lên, xúm vào, nương nhẹ giúp anh xê dịch chỗ nằm từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, lấy gối đặt sau lưng Nhĩ, làm cho anh như trẻ lại “toét miệng cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chăm sóc và chơi với”. Huệ đã giúp nhiều nên đã quen với việc đỡ cho Nhĩ nằm xuống. Đặc biệt là vợ con Nhĩ. Tuấn không hiểu mục đích của chuyến đi, nhưng vẫn sẵn sàng nghe lời bố, dẹp thú đọc sách lại để đi sang bên kia sông. Vợ Nhĩ thì vì chồng mà từ một cô thôn nữ trở thành người đàn bà thị thành, vẫn mặc áo vá, tần tảo và chịu đựng, không kêu ca một lời. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình yêu thương của gia đình và quê hương như thế? Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng với câu: “Đêm qua lúc gần sáng, em có nghe thấy tiếng gì không?” A. Chỉ là một câu hỏi bình thường, không có hàm ý gì? B. Có hàm ý nói đến việc đất lở ven sông. C. Có hàm ý nói đến việc đất lở ven sông, gợi sự đổ vỡ, mất mát, gợi sự liên tưởng đau lòng đến tình trạng nguy kịch của người chồng đang ốm, khiến anh lo buồn thêm. (Câu C đúng với câu đó). Câu 9: Giải thích nhan đề truyện “Bến quê”. - Đặt tên cho truyện ngắn “Bên quê”, điều ấy vừa bình thường, vừa có gì khác thường. Nó bình thường ở chỗ “Bến quê là nơi sinh hoạt đông vui ở làng quê như bến nước, mái đình, cây đa, bến quê còn là nơi bến đậu của con đò quen thuộc, của những con người quê hương đã từng bôn ba đây đó, đã từng trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời nay trở về sống những ngày tháng cuối cùng, cảm thấy được che chở và bình yên. Bến quê với họ lúc này là nơi trú ngụ êm đềm nhất trong cuộc đời mỗi con người bởi con người ta ai chẳng có một quê hương để một đời gắn bó. Còn khác thường là ở chỗ: cái bến quê ấy, cái bãi bồi bên kia mà nhân vật Nhĩ hướng về chưa hẳn là nơi chôn rau cắt rốn của anh? Có lẽ đó là quê hương của những người mà anh nhìn thấy: cả một đám khách đợi đó, quê hương của những người đi bộ hay dắt xe đạp, rõ hơn nữa, trong sóo ấy có “một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy” đằng kia. Với nhân vật Nhĩ, đây chỉ là một miền tưởng nhớ, một mơ ước xa xôi. Con đò sang bên kia sông cũng là con đò chở niềm ao ước gần gũi mà xa vời của anh. Và con đò đến bến bờ cũng là thực hiện niềm ao ước ấy. Nhan đề truyện cho thấy cách lựa chọn đề tài của tác giả thật dung dị nhưng mang tính biểu tượng sâu sắc. Đó là một đặc điểm nghệ thuật bao trùm của “Bến quê” tạo nên cách hiểu đa dạng và ý nghĩa nhiều tầng của thiên truyện. 10. Nhận xét nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong truyện “Bến quê”. - Thiên nhiên trong truyện ngắn “Bến quê” không mang vẻ đẹp như thiên nhiên trong nhiều thi phẩm khác mà ta đã được biết. Nếu như trong các tác phẩm “Cô Tô” của Nguyễn Tuân, “Sang thu” của Hữu Thỉnh. "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận hay "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long cảnh thiên nhiên đẹp rực rỡ, lung linh, huyền ảo, mộng mơ được cảm nhận qua tâm hồn rung cảm của người nghệ sĩ thì trong truyện ngắn "Bến quê", thiên nhiên hiện lên dung dị hơn qua cảm nhận của một người con quê hương. Đoạn truyện đã thể hiện rõ cái cảm quan hiện thực của người viết - một cái nhìn thiên nhiên, khung cảnh rất đời, rất gần gũi. Trong những giây phút cuối đời, anh nhìn ra ngoài cửa sổ, nhận thấy những thay đổi rất nhỏ nhặt như "những cánh hoa bằng lăng dường như thẫm màu hơn - một màu tím thẫm như bóng tối". Những tia nắng sớm đang từ từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ". Những sắc màu thân thuộc như khí trời, hơi thở, gần gũi như đời sống nhưng dường như lần đầu tiên Nhĩ mới nhận ra, mới thấm thía hết vẻ đẹp của nó. Phải chăng, trong cuộc sống bình dị cũng có những nét đẹp của nó nhiều khi không dễ nhận ra. Trong câuhỏi anh hỏi vợ: "Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không?" ta bắt gặp những âm thanh quen thuộc mà bình thường Nhĩ cũng chẳng bận tâm, nhưng giờ đây với anh nó thật thân thuộc và quý giá biết bao ! Hình như ??? cứ trở đi trở lại trên con sông như đọng lại trong tâm tưởng của Nhĩ, anh quá hiểu rằng mình chỉ có thể sang bờ đất mơ ước trong tâm tưởng mà thôi. Cánh buồm tượng trưng cho sự nghèo đói của quê hương được nhìn dưới con mắt đầy tình yêu và xót xa của Nhĩ, Mảnh và trên cánh buồm hay trên tấm áo của Liên đó là tất cả hình ảnh quê hương gần gũi, yêu thương mà nặng trĩu niềm xót xa, thương cảm. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội Đề chính thức ----------- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Năm học 2006 - 2007 -------------------------------- Môn thi : Ngữ Văn Ngày thi : 16 tháng 6 năm 2006 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I (3 điểm) Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết: Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. (Sách Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục 2005, tr.199) Câu 1: Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân vật tôi lại có cảm xúc như vậy? Câu 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của Chiếc lược ngà? Câu 3: Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Phần II (7 điểm) Bài thơ Cành phong lan bể của Chế Lan Viên có câu: Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận cũng có một câu thơ giàu hình ảnh tương tự. Câu 1: Em hãy chép chính xác khổ thơ có câu thơ đso theo sách Ngữ văn 9 và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2: Con cá song và ngọn đuốc và những sự vật vốn khác nhau trong thực tế nhưng nhà thơ Huy Cận lại có một sự liên tưởng hợp lý. Vì sao vậy? Câu thơ của ông giúp người đọc hiểu thêm những gì về thiên nhiên và tài quan sát của nhà thơ? Câu 3: Dưới đây là câu chủ đề cho một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ được chép theo yêu cầu ở câu 1: Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã cho ta thấy một bức tranh kỳ thú về sự giàu có và đẹp đẽ của biển cả quê hương. Em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phép lập luận điểm dịch, trong đó có một câu ghép và một câu có thành phần tình thái. --------------------Hết--------------------- Họ tên thí sinh. Số báo danh:.. Chữ ký Giám thị số 1: Chữ ký Giám thị số 2: Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội ----------- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Năm học 2006 - 2007 -------------------------------- Hướng dẫn chấm môn ngữ văn Phần I (3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Mọi người xung quanh và nhân vật tôi đều: - Hiểu hoàn cảnh trớ trêu, éo le và sự hy sinh mà ông Sáu phải chịu đựng. 0,5đ - Xúc động trước tình cảm sâu nặng, trọn vẹn của cha con ông Sáu và phần nào cả sự ân hận của bé Thu. 0,5đ Câu 2 (1 điểm) Học sinh nhận thấy: - Người kể chuyện là ông Ba, người bạn chiến đấu thân thiết của ông Sáu. 0,25đ - Tác dụng của cách chọn vai kể: + Làm câu chuyện trở nên khách quan đáng tin cậy, người kể có thể đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. 0,25đ + Chủ động điều chỉnh nhịp kể và xen vào những suy nghĩ, bình luận. 0,25đ + Các chi tiết, sự việc khác được bộc lộ, làm truyện thêm sức hấp dẫn 0,25đ Câu 3 (1 điểm) : Học sinh nêu đúng tên của 2 tác phẩm và 2 tác giả của 2 tác phẩm đó. 1,0đ Phần II (7 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) : Yêu cầu học sinh : - Chép chính xác khổ thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá (chép sai hoặc thiếu 1 câu trừ 0,25đ) 1,0đ - Nêu đúng hoàn cảnh ra đời: năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh 0,5đ Câu 2 (1,5 điểm) Học sinh thấy được: - Vì: trong thực tế cá song có thân bài nhiều chấm, vạch màu đen hồng nên dưới ánh trăng chúng bơi lội trông như rước đuốc. 0,5đ - Hiểu thêm được: + Thiên nhiên biển cả đẹp huyền ảo, lung linh như đêm hội 0,5đ + Tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. 0,5đ Câu 3 (4 điểm): Yêu cầu chung: Đoạn văn trình bày theo phép lập luận diễn dịch, có độ dài khoảng từ 8 đến 10 câu, liên kết chặt chẽ, đủ lý lẽ và dẫn chứng làm rõ ý khái quát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp 4,0đ Biểu điểm: Điểm 4: Hoàn thành tốt các yêu cầu trên. Điểm 3: Đạt phần lớn các yêu cầu trên (lý lẽ, dẫn chứng hoặc phân tích chưa thật đủ để làm sáng tỏ ý khái quát, còn mắc một số ít lỗi diễn đạt). Điểm 2: Chỉ nêu được khoảng một nửa các yêu cầu trên (thiếu hẳn nửa số ý khái quát hoặc phân tích sơ sài, lan man, chủ yếu diễn xuôi ý thơ), bố cục chưa thật rõ ràng, vẫn còn một số lỗi diễn đạt. Điểm 1: Đoạn viết quá sơ sài, sai lạc ít nhiều về nội dung, còn nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề. Lưu ý: - Không phải là đoạn diễn dịch Trừ 1,0đ - Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn: Trừ 0,5đ - Không có câu ghép: Trừ 0,5đ - Không có thành phần tình thái: Trừ 0,25đ - Không chép lại câu chủ đề: Trừ 0,25đ Ghi chú: Điểm toàn bài là tổng điểm của 2 phần, không là tròn số. Mục lục STT Nội dung Trang 01 Nội dung ôn tập văn học Trung đại 02 Người con gái Nam Xương 03 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 04 Hoàng Lê Nhất thống chí 05 Truyện Kiều 06 Lục Vân Tiên 07 Nội dung ôn tập thơ hiện đại Việt Nam 08 Đồng chí 09 Bài thơ về tiểu đội xe không kính 10 Đoàn thuyền đánh cá 11 Bếp lửa 12 ánh trăng 13 Con cò 14 Mùa xuân nho nhỏ 15 Viếng lăng Bác 16 Sang thu 17 Nói với con 18 Nội dung ôn tập truyện hiện đại 19 Làng 20 Lặng lẽ Sa Pa 21 Chiếc lược ngà 22 Những ngôi sao xa xôi 23 Bến quê
File đính kèm:
- KIEN THUC CO BAN NGU VAN LOP 9.doc