Kinh tế phát triển

Câu 1-KTPT: Bằng lý luận của môn kinh tế phát triển và tình hình kinh tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới, hãy phân tích quan điểm “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.

BÀI LÀM

“Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” (Văn kiện Đại hội IX, trang 162). Đây là một quan điểm lớn, một nội dung quan trọng, bức thiết của đường lối kinh tế của Đảng ta trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay. Đồng thời đó là đòi hỏi bức xúc khi chúng ta đang phải khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế cao và liên tục thì mới có thể nhanh chóng giảm bớt khoảng cách đó.

Tăng trưởng kinh tế có thể hiểu là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Nếu tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế.

Có nhiều chỉ số diễn đạt sự tăng trưởng kinh tế trong đó có một chỉ số tổng hợp phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một nước được sử dụng phổ biến trên thế giới là tốc độ tăng sản phẩm quốc nội. Tổng sản phẩm quốc nội được tính bằng tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bằng các yếu tố sản xuất nằm trong lãnh thổ của một nước, không phụ thuộc vào quốc tịch của chủ sở hữu. Giá trị của tổng sản phẩm quốc nội được ký hiệu có tính quốc tế là GDP (Gross Domestic Products). Chúng ta phải phấn đấu tăng cao nhanh chóng, thường xuyên, liên tục GDP, chú trọng tăng GDP bình quân đầu người.

 

doc45 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp XH 
-Các nguồn vốn bên ngoài đáp ứng cho nhu cầu phát triển bao gồm : các khoản viện trợ phát triển chính thức,các khoản đầu tư gián tiếp và các khoản đầu tư trực tiếp.
+Vốn viện trợ phát triển chính thức(ODA) : là nguồn vốn do các quốc gia và các tổ chức quốc tế viện trợ không hón lại hoặc cho vay ưu đãi xuất phat từ mục tiêu KT,chính trị hay nhân đạo và khả năng thích ứng chấp nhận của nước tiếp nhận.Viện trợ có thể 9ược thực hiện dưới dạng song phương hoặc đa phương thông qua các tổ chức Chính phủ hoặc phi Chính phủ.Viện trợ có 2 dạng là viện trợ kỹ thuật hay viện trợ vốn.
Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ(NGO)hiện đang có những thay đổi.Trước đây các chương trình(NGO)chủ yếu viện trợ vật chất đáp ứng những nhu cầu nhân đạo như : cung cấp thuốc men,lương thựccho các nạn nhân bị thiên tai.Hiện nay loại viện trợ này bao gồm cả các chương trình viện trợ phát triển với các mục tiêu dài hạn.
-Vốn đầu tư trực tiếp(FDI) là khoản đầu tư từ nước ngoài đưa vào để thực hiện các dự án SX,KD,góp vốn vào các công ty xí nghiệp liên doanh hoặc XD các công ty,xí nghiệp 100% vốn của nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư từ nước ngoài vào của các nước đang phát triển.
Các nước đang phát triển thực hiện mở cửa cho nước ngoài vào đầu tư.Đầu tư trực tiếp tuy có cái giá phải trả là chia sẻ thị trường,khai thác tài nguyên,Lao động song đầu tư trực tiếp ít lệ thuộc về chính trị,các công ty nước ngoài vào đầu tư phải chịu sự chi phối của chính phủ của các nước đang phát triển,khả thi của các dự án đầu tư cao.Ví vậy,Chính phủ nước chủ nhà cần hpải có những chính sách cải tạo môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài và hạn chế những mặt tiêu cực về KT,môi trường,AN chính trị,XH để hướng hoạt động đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước
-Vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài là phần đầu tư do người nước ngoài thực hiện thông qua mua cổ phiếu hay trái phiếu của nước sở tại và không làm công việc quản lý.Đây là hình thức đầu tư nước ngoài quan trọng trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.Ngày nay con đường đầu tư gián tiếp của nước ngoài chủ yếu là cấp tín dụng thông qua các ngân hàng thương mại,các tổ chức tài chính hoặc thông qua các khoản tín dụng thương mại mà các nhà XK dành cho các nhà NK.
Với hình thức huy động vốn này người đi vai chủ động hơn trong việc sử dụng.Song việc phải trả cả gốc và lãi,lãi suất tương đối cao,nhất là khi không tiếp nhận được các nguồn vốn ở thị trường vốn chính thức,phải thông qua XK để tạo nguồn ngoại tệ trả nợ là những vấn đề các nhà đầu tư nước đi vay cần phải cân nhắc.Đầu tư gián tiếp có tác dụng thúc đẩy,khuyến khích và tạo ĐK cho việc thu hút đầu tư trực tiếp.Song đầu tư gián tiếp thường gắn với thái độ chính trị của các Chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Chú ý:Do trình độ quản lý của các nước đang phát triển thấp cho nên hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay,đầu tư gián tiếp này thường không cao.VD như sử dụng đầu tư của IMF thực hiện mô hình phát triển KT của mình nhưng do mô hình phát triển KT không phù hợp với ĐK KT-XH của họ(mô hình mẫu sai)nên không những nền KT của họ không phát triển được mà còn làm cho đất nước họ vừa nghèo vừa nợ chồng chất thêm.Nhiều quốc gia ở Châu Phi đã vấp phải trường hợp này.
4.Phương hướng cơ bản để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình phát triển KT-XH ở nước ta :(Đảng ta xác định: “Phát huy cao độ nội lực,đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập KT quốc tế để phát triển nhanh,có hiêu quả và bền vững”)
-Xuất phát từ vai trò của vốn trong phát triển KT và các nguồn hình thành vốn đầu tư.Đối với nước ta hiện nay việc huy động vốn là phải huy động tối đa các nguồn vốn trong nước với việc thu hút các nguồn vốn bên ngoài.Để huy động được số vốn lớn đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước trước hết và quan trọng nhất là phải tạo ra và huy động đến mức tối đa nguồn tiết kiệm trong nước. Từ quan điểm trên phương hướng cơ bản cho mọi giải pháp huy động vốn là phải trên cơ sở phát triển SX,thực hành tiết kiệm triệt để trong SX và tiêu dùng của toàn XH.
+Khuyến khích tiết kiệm trong SX và tiêu dùng dành vốn cho đầu tư phát triển,đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và hình thức đầu tư.
+Vốn trong nước là quan trọng nhất không chỉ ở tỷ lệ của nó trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển nà còn là nhân tố đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền KT,là ĐK để thu hút các nguồn vốn bên ngoài.Do đó cần đa dạng hóa các hình thức huy đông vốn đầu tư như liên doanh,liên kết,phát hành trái phiếu,góp quỹ bảo hiểm,các quỹ đầu tư
+ĐK hiện nay của nền KT không thể đáp ứng được yêu cầu về vốn.Vì vậy thu hút vốn bên ngoài có ý nghĩa rất quan trọng.Hiện nay cần thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài,hạn chế nguồn vốn ngắn hạn như thí điểm việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài.
+Đơn giản hóa các thủ tục hành chính xét duyệt đầu tư.Ngoài các hình thức đầu tư trực tiếp(thành lập DN,gửi tiền tiết kiệm)cần mở rộng phát triển thêm các hình thức khác để huy động vốn cho đầu tư như phát hành cổ phiếu,trái phiếuvà cần thúc đẩy sự hình thành và từng bước hoàn thiện và phát triển bền vững thị trường vốnđổi mới củng cố,phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và các thể chế tài chính khác như công ty bảo hiểm,các quỹ đầu tư và bảo lãnh đầu tư
-Đối với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn : 
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vừa là mục tiêu vừa là ĐK để phát triển và là cơ sở bảo đảm cho việc gia tăng khả năng huy động các nguồn vốn,sử dụng vốn có hiệu quả vì thế cần phải chú ý ngay khi lựa chọn và xác định mục tiêu phát triển,chiến lược,chính sách và giải pháp phát triển.
+ Phối hợp 1 cách hợp lý các nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài,giữa các nguồn vốn trong dân cư với nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước,giữa các nguồn vốn viện trợ với các nguồn vốn đi vay và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp.
+Định hướng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư vào những mục tiêu nào sử dụng và quản lý sao cho có hiệu quả.Điều cần phải được tính toán,cân nhắc là xuất phát từ yêu cầu,khả năng của nền KT,khả năng trả nợ để không tạo ra gánh nặng nợ nần.
+Những công trình đầu tư bằng vốn Nhà nước cũng phải được đánh giá trên tiêu chuẩn hiệu quả quản lý thật chặt chẽ quá trình đầu tư nhằm bảo đảm thời hạn XD,giá cả và chất lượng công trình.
Tómlại,Vốn là yếu tố SX quan trọng nhất của nền KT nước ta hiện nay,nó có vai trò to lớn trong việc phát triển KT-XH cho nên cần phải có chính sach tối ưu,hợp lý để huy động vốn trong và ngoài nước.Trên cơ sở đó phải sử dụng vốn có hiệu quả.Muốn vậy ta phải thực hiện chính sách tài chính trong lĩnh vực ngân sách,chính sách thuế,chính sách tai chính đối với các doanh nghiệp.
Đề thi KINH TẾ PHÁT TRIỂN.
Bằng lý luận của môn kinh tế phát triển và tình hình kinh tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới, hãy phân tích quan điểm “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Bằng lý luận của môn kinh tế phát triển và tình hình kinh tế của Việt Nam hãy phân tích yêu cầu và khả năng phấn đấu để đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng một nước nghèo và kém phát triển.
Trình bày những mô hình chủ yếu trong phát triển kinh tế, trên cơ sở đó, phân tích mô hình kinh tế của nước ta hiện nay.
Trình bày vai trò của các nguồn lực trong phát triển kinh tế, từ đó phân tích quan điểm “Phát huy cao độ nỗ lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”
Phân tích quan điểm “vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế-xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm” để làm rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế. Liên hệ thực trạng nguồn lao động Việt Nam và việc huy động, sử dụng nguồn lao động ở địa phương mà đồng chí đã công tác.
Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Từ thực tế ở địa phương, theo đồng chí cần phải làm gì để huy động và sử dụng tốt các nguồn vốn đầu tư.
Từ thực tế ở Việt Nam hãy nêu lên vai trò của nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Phân tích quan điểm và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của nước ta hiện nay.
Trình bày vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Từ thực tế ở nước ta, theo đồng chí, cần phải làm gì để phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 

File đính kèm:

  • docKinh tế phát triển.doc
Bài giảng liên quan