Kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể trong thanh thiếu nhi

2- Kĩ năng tổ chức:

Là sự tổng hợp của hệ thống các thao tác (tư duy, hành vi) đã được quy trình hoá.

- Đó là năng lực của một người tổ chức có thể hành động có hiệu quả trong những tình huống cụ thể.

 Người có kĩ năng tổ chức là người thực hiện có kết quả các hành động tổ chức bằng cách vận động những tri thức về công tác tổ chức vào hoạt động cụ thể với phương pháp và mục đích phù hợp trong điều kiện nhất định.

 Kĩ năng tổ chức hình thành và phát triển khi kết hợp được tri thức, kinh nghiệm tổ chức trong hoạt động thực tiễn.

 Đây là kĩ năng không thể thiếu đối với mỗi người cán bộ Đoàn, Đội.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể trong thanh thiếu nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
:Quy hoạch tối ưu các nhiệm vụ của tổ chức hoạt động, xây dựng chương trình hành động cho bản thân và tập thể3.3 – Nhóm kĩ năng kết cấu chương trình: sắp xếp các nhiệm vụ của hoạt động theo một trình tự nhất định.3.4 – Nhóm kĩ năng giao tiếp: xây dựng các mối quan hệ hợp lý giữa người tổ chức và người được tổ chức trong quá trình tổ chức sinh hoạt3.5 – Nhóm kĩ năng tổ chức thực hiện: thực hiện các hành động theo những mục đích đã đề rakĩ năng tổ chức một số loại hình hoạt động trong thanh niên I- Diễn đàn - Đối thoại – Hội thảo: 1- Diễn đàn:* Là nơi thanh thiếu niên công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình về một vấn đề nào đó. Có hai loại diễn đàn trực tiếp và gián tiếp.* Cách tổ chức: Bước chuẩn bị: Thông báo chủ đề; chuẩn bị ý kiến nòng cốt; chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của chủ đề; lựa chọn hình thức,.- Bước tổ chức diễn đàn: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; TTN phát biểu về các nội dung thuộc chủ đề diễn đàn; kết thúc diễn đàn phải có bài tổng kết định hướng vấn đề và gợi những suy nghĩ tiếp.* Lưu ý: Tuỳ số lượng người tham gia và hình thức thể hiện mà nố trí địa điểm, người dẫn chương trình, thư kí, các tiết mục văn nghệ xen kẽ.2- Đối thoại:* Là hình thức trao đổi trực tiếp về một vấn đề nào đó mà thanh thiếu nhi quan tâm, nhằm giải đáp những thắc mắc, nguyện vọng của TTN, giúp họ nhận thức đúng đắn về một vấn đề nào đó.* Cách tổ chức: Bước chuẩn bị: Thu thập những vấn đề thanh niên quan tâm; phân loại ý kiến các vấn đề, các nội dung có nhiều câu hỏi; chuyển các ý kiến của thanh niên tới các cơ quan ban ngành, cá nhân người có trách nhiệm.- Bước tổ chức đối thoại: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; giới thiệu về chủ đề, nội dung của buổi đối thoại và ngưoiừ lên đối thoại; trong quá trình tiến hành đối thoại, điểm nào chưa rõ , người nghe có thể chất vấn; kết luận những vấn đề được giải quyết.* Lưu ý: Nên tổ chức đối thoại theo chủ đề, người đối thoại không nên hứa trước TTN những việc ngoài khả năng giải quyết của mình. Có thể xen vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ.3- Hội thảo:* Là nơi diễn ra cuộc thảo Luận một vấn đề nào đó có tính khoa học, lý luận và thực tiễn đang đặt ra.* Cách tổ chức: Bước chuẩn bị: Thông báo hội thảo tới TTN để họ chuẩn bị ý kiến, thu thập tài liệu; BTC chuẩn bị báo cáo đề dẫn; phân công các tham luận ở các khía cạnh, lĩnh vực.- Bước tổ chức hội thảo: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; báo cáo đề dẫn hội thảo; các tham luận và các phát biểu tranh luận về các nội dung của hội thảo; tổng kết hội thảo, những vấn đề đã được khẳng định, chưa khẳng định.* Lưu ý: Trang trí phải Nêu bật được chủ đề Hội thảo; Có đoàn chủ tịch, thư kí ghi chép thảo luận; có thể biên tập các tham luận và in thành kỉ yếu hội thảo; kết hợp sinh hoạt văn hoá, văn nghệ.II- Câu lạc bộ thanh, thiếu nhi:* Khái niệm: CLB thanh thiếu nhi là một loại câu lạc bộ theo lứa tuổi do Đoàn thanh niên tổ chức và quản lý nhằm đem lại quyền hưởng thụ văn hoá, văn nghệ, quyền nghỉ ngơi và vui chơi giải trí tích cực cho TTN, đồng thời giáo dục, động viên, tổ chức thanh niên tham gia tự giác vào quá trình quản lý sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.* Mục đích, ý nghĩa: tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng; tạo điều kiện cho TTN giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh; giúp thanh niên giải quyết vấn đề khó khăn; giúp tổ chức Đoàn, Hội, Đội tập hợp đoàn kết các tầng lớp, đối tượng TTN thông qua các hoạt động của CLB.* Chức năng của CLB thanh thiếu nhi: - Giáo dục rèn luyện hội viên.- Tổ chức giao tiếp, ứng xử.- Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng.* Nguyên tắc hoạt động:- Hiệu quả giáo dục.- Đảm bảo tính thiết thực và quần chúng rộng rãi.- Đảm bảo tính tự nguyện, tự quản và sử dụng thời gian rỗi.* Nội dung sinh hoạt:- Giáo dục chân, thiện, mỹ cho TTN.- Phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ mới.- Nâng cao nhận thức về mọi mặt trong cuộc sống cho TTN gắn với những chủ đề nhất định.- Hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT.- Nêu gương người tốt, việc tốt.- Tổ chức cắm trại, tham quan, dã ngoại, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh.- Hỗ trợ thanh thiếunhi trong hoạt động học tập, sản xuất kinh doanh.* Hình thức sinh hoạt:- Tuyên truyền, cố động, triển lãm, báo tường, phát thanh- Toạ đàm, hội thảo, Diễn đàn, sinh hoạt chủ đề, thảo luận,- Diễn giảng: Sử dụng mạng lưới cộng tác viên, báo cáo viên.- Truyền thông: hoạt cảnh, tạp chí miệng, kể chuyện- Lễ hội quần chúng: diễu hành, mit tinh, cắm trại, dạ hội- Biểu diễn văn nghệ.- Thi đấu thể thao.- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu,* Cách thức thành lập và tổ chức hoạt động CLB:1- Chuẩn bị các nội dung tiến hành ra mắt CLB: khảo sát tình hình thanh thiếu nhi để lựa chọn loại hình CLB phù hợp; báo cáo với lãnh đạo đơn vị; lập kế hoạch chi tiết; chuẩn bị nhân sự tham gia Ban chủ nhiệm; xây dựng điều lệ, quy chế; luyện tập chương trình ra mắt.2- Tổ chức bộ máy: Ban chủ nhiệm; Các tiểu ban chuyên môn.3- Cơ sở vật chất của CLB: địa điểm sinh hoạt; trang thiết bị phục vụ sinh hoạt; kinh phí duy trì hoạt động của CLB.4- Phương pháp tiến hành một buổi sinh hoạt CLB:- Xác định nộidung và hình thức sinh hoạt tương ứng với chủ đề.- Lập kế hoạch hoạt động, phân công, chuẩn bị.- Tiến hành theo kế hoạch.- Trưng cầu các sáng kiến, đóng góp của thành viên.- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.* Một số loại hình Câu lạc bộ thanh thiếu nhi hiện nay:1- CLB Tình bạn, tình yêu.2- CLB gia đình trẻ.3- CLB bạn gái.4- CLB tiền hôn nhân.5- CLB phòng chống tệ nạn xã hội.6- Các loại hình CLB thể dục thể thao.7- Các loại hình CLB văn hoá, văn nghệ.8- Các loại hình CLB nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh niên.9- Các loại hình CLB môn học trong trường học.10- CLB phụ trách tài năng.11- CLB thanh thiếu nhi theo sở thích.12- CLB phụ trách sao nhi đồng,.3- Hội thi:* Là hệ thống cách thức, biện pháp vận động TTN kích thích họ tích cực tìm hiểu, tiếp thu, rèn luyện và thể hiện năng lực hành động, năng lực hiểu biết về một chủ đề nhất định, đạt những chỉ tiêu nhất định đề ra.* Hội thi là hình thức thu hút đông đảo TTN vào tổ chức; là môi trường tạo cơ hội cho TTN bộc lộ năng khiếu, khả năng trình độ của mình, từ đó góp phần điều chỉnh nhận thức, hành vi; là diễn đàn để TTN bày tỏ quan điểm, nhận thức, tình cảm của họ về vấn đề quan tâm.* Các bước tiến hành hội thi: Bước chuẩn bị: Xây dựng kế hoạch hội thi; báo cáo chủ trương, kế hoạch họi thi với cấp uỷ, lãnh đạo đơn vị; các đơn vị cá nhân tham gia hội thi họp bàn biện pháp thực hiện; họp BTC Hội thi, tập huấn kĩ thuật; Chọn địa điểm, thời gian phù hợp với chủ đề hội thi; Thiết kế chương trình công diễn của Hội thi, tổng duyệt; trang trí.* Tổ chức Hội thi:- Bài trí sân khấu: Phông màn, ánh sáng, âm thanh, hậu sân khấu, vị trí ngồi cho đại biểu, BGK, khán giả- Chương trình công diễn: ổn định tổ chức; Khai mạc, giới thiệu đại biểu, người dẫn chương trình; Người dẫn chương trình giới thiệu BGK, thư kí, điều khiến hội thi theo kịch bản; Thí sinh tham gia thực hiện các nội dung thi; Công bố kết quả, trao giải; Bế mạc hội thi.- Một số điều cần chú ý: + Với thí sinh: cần bình tĩnh, tự tin; tránh những biểu hiện khiếm nhã, vò đầu bứt tai, rụt cổ, tránh chào và chúc quá nhiều.+ Với người dẫn chương trình: nghiên cứu kĩ các nội dung thi, chủ đề hội thi, tuân thủ theo kịch bản; không nói quá dài và đi lại quá nhiều trên sân khấu; chủ động xử lý trước các tình huống bất ngờ,.+ Với Ban giám khảo: thống nhất nội dung, thang điểm, biểu điểm; chuẩn bị hệ thống câu hỏi phụ, có phiếu chấm điểm cho từng thí sinh; thống nhất đánh giá đối với từng thí sinh khi thi xong.+ Với Ban tổ chức: Chỉ đạo chung chương trình; chọn người dẫn chương trình, bố trí thời gian tập huấn; lựa chọn các nội dung công diễn phù hợp,4- Trò chơi:* Là hoạt động tập trung thu hút đông đảo TTN, đáp ứng nhu cầu giao lưu, vui chơi lành mạnh của TTN, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi; tạo điều kiện cho TTN rèn luyện kĩ năng, nhân cách và thể hiện khả năng, óc sáng tạo của mình.4.1- Kĩ năng quản trò:- Người quản trò phải biết nhiều trò chơi:- Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với tâm trạng người chơi- Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hấp dẫn.- Biết điều hành trò chơi một cách linh hoạt, thông minh.- Biết cách luyện tập tác phong phù hợp khi điều khiển trò chơi.- Biết tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị.- Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn.* Những điều nên tránh: trò chơi không phù hợp, xúc phạm đến nhân cách người chơi, hình thức thô bạo, thiên vị quá, tự ái, nỏng nảy bỏ dở cuộc chơi,4.2- Kĩ năng xử lý một số tình huống:- Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý: băng reo, vỗ tay, hát,- Không khí nặng nề, trầm lắng, người chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn: bắt đầu trò chơi ngay sẽ thất bại, phải khởi động tạo dần không khí.- Người chơi nhiệt tình nhưng có sự ganh đua mạnh mẽ giữa các nhóm: tìm hiêu rõ nguyên nhân, linh hoạt thay đổi trò chơi, tạo sự hài hoà giữa các nhóm- Người chơi tỏ vẻ mệt mỏi, chán chường: tìm hiểu rõ nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý hoặc có thể chọn một trò chơi nhẹ nhàng, trí tuệ (đố vui).- Không khí trầm lắng, kém sôi nổi: sử dụng một số loại trò chơi như “nối từ”, hát liên khúc, đố vui, thi kể chuyện tiếu lâm,.- Người chơi đề nghị thực hiện những trò ngoài dự kiến: khéo léo thực hiện lời đề nghị đó hoặc giới thiệu người đó lên quản trò.- Chỉ định ai đó nhưng họ không thực hiện:- Những người bị phạm lỗi không muốn thực hiện hình phạt của cuộc chơi:5- Sân khấu hoá:* Là một phương thức sử dụng các hình thức của nghệ thuật sân khấu đã thể hiện một nội dung tư tưởng nào đó. Đối với hoạt động TTN: hoạt cảnh truyền thống và Hội diễn nghệ thuật quần chúng.* Các bước tiến hành:- Bước 1: Viết kịch bản, lời bình: có thể viết dưới dạng kịch bản sân khấu được chia thành nhiều đoạn ngắn hoặc có thể viết theo ý tưởng dàn dựng của đạo diễn.- Bước 2: Chọn đạo diễn- Bước 3: Chọn người đọc dẫn (cần chọn 2 giọng nam và nữ để tránh nhàm chán).- Bước 4: Lựa chọn âm thanh phù hợp với nội dung.- Bước 5: Trang trí sân khấu, hoá trang cho diễn viên.- Bước 6: Tổng duyệt chương trình.

File đính kèm:

  • pptKi Nang to chuc cac hoat dong tap the.ppt