Kỹ năng tuyên truyền miệng
I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN MIỆNG:
- Trong công tác vận động, thuyết phục quần chúng thì kỹ năng truyền miệng là một yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt đối với người cán bộ Đoàn, người đội nhóm trưởng.
- Tuyên truyền miệng là tuyên truyền trực tiếp từ người tuyên truyền đến người nghe bằng ngôn ngữ nói hay là quá trình nghiên cứu chuẩn bị để người cán bộ Đoàn - Hội chuyển giao được những tư tưởng, tình cảm của mình đến người nghe thông qua lời nói.
- Tuyên truyền miệng là người tuyên truyền trực tiếp nói với người nghe về đường lối, nhiệm vụ của cách mạng, các chế độ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Đoàn – Hội, giúp cho người nghe có nhận thức đúng, có tình cảm đẹp và hành động đúng với yêu cầu của xã hội.
Kỹ năng tuyên truyền miệng MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN MIỆNG: - Trong công tác vận động, thuyết phục quần chúng thì kỹ năng truyền miệng là một yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt đối với người cán bộ Đoàn, người đội nhóm trưởng. - Tuyên truyền miệng là tuyên truyền trực tiếp từ người tuyên truyền đến người nghe bằng ngôn ngữ nói hay là quá trình nghiên cứu chuẩn bị để người cán bộ Đoàn - Hội chuyển giao được những tư tưởng, tình cảm của mình đến người nghe thông qua lời nói. - Tuyên truyền miệng là người tuyên truyền trực tiếp nói với người nghe về đường lối, nhiệm vụ của cách mạng, các chế độ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Đoàn – Hội, giúp cho người nghe có nhận thức đúng, có tình cảm đẹp và hành động đúng với yêu cầu của xã hội. - Tuyên truyền miệng là cách làm nhạy bén, kịp thời, có khả năng đi sâu vào tâm hồn con người, có khả năng làm chuyển biến nhận thức, suy nghĩ của nhiều người và từng nhóm người qua đó mà người cán bộ Đoàn - Hội giác ngộ, hướng dẫn cổ vũ quần chúng thanh niên hành động theo một mục đích nhất định, một mục tiêu mà mình cần họ hướng tới. - Tuyên truyền miệng là hình thức, là biện pháp tuyên truyền quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất trong công tác vận động quần chúng mà mỗi người cán bộ Đoàn - Hội chúng ta cần áp dụng, cần rèn luyện hàng ngày để trở thành kỹ năng vì nó giúp chúng ta tiếp cận, tìm hiểu và nắm bắt mọi nhu cầu của thanh niên. Tuyên truyền miệng có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi, mọi đối tượng trong bất kỳ tình huống nào. Vì nó là con đường, phương tiện gần gũi nhất để tiến đến thanh niên. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA KỸ NĂNG TUYÊN TRUYỀN MIỆNG: 1. Tuyên truyền miệng có thể tiến hành trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện, mọi lúc mọi nơi: khi đã có kỹ năng nói và nội dung cần truyền đạt đến người nghe thì người cán bộ Đoàn – Hội có khả năng đi sâu giải thích, gặp gỡ từng nhóm người, từng người trong lao động sản xuất, trong hoạt động xã hội, trong vui chơi giải trí và có thể đề cập đến nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực của cuộc sống. 2. Tuyên truyền miệng đáp ứng được yêu cầu của mọi đối tượng: người nghe có rất nhiều yêu cầu đòi hỏi người nói cần tìm hiểu để có cách lý giải và thuyết phục. Tuyên truyền miệng là quá trình người nói nói trực tiếp với người nghe và người nghe có thể trực tiếp chất vấn người nói về những suy nghĩ của họ. Do vậy đây là quá trình trao đổi qua lại, giúp cho người nói (CB Đoàn) hiểu được người nghe và có khả năng giải đáp, đáp ứng nhu cầu thông tin nhiều lĩnh vực và uốn nắn những suy nghĩ sai lệch của thanh niên. 3. Tuyên truyền miệng có sức truyền cảm cao và có tác dụng mạnh mẽ khiến người nghe hành động: khác với báo chí phim ảnh, tuy cũng có sức thuyết phục nhưng tuyên truyền miệng có sức truyền cảm, cổ vũ mạnh hơn vì nó được tiến hành trực tiếp giữa người nói và người nghe bằng nội dung nói, nghệ thuật nói và tâm hồn của người nói. 4. Tuyên truyền miệng có khả năng gắn với thực tế sinh động của cuộc sống và có thể biểu dương và phê phán cái hay, cái đẹp, cái chưa đúng của người nghe một cách trực tiếp: Trong quá trình tuyên truyền miệng, người tuyên truyền có thể đề cập được cái chung của xã hội, của tập thể và cái riêng của từng cá nhân, đơn vị, con người cụ thể, sự việc cụ thể khi nó đã và đang diễn ra. Khi nói có thể trực tiếp biểu dương mặt tốt của người nghe, phê phán hoặc tỏ thái độ không đồng tình hoặc bác bỏ, ủng hộ hay phản đối và kết hợp giải thích có lý, có tình để người nghe chấp nhận. 5. Phải chuẩn bị tốt và suy nghĩ chính chắn trước khi nói: Khi tuyên truyền dù cẩn thận đến mấy cũng có thể còn co sự nhầm lẫn, sơ hở, thiếu chính xác. Cho nên, người nói phải chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, phải suy nghĩ rồi mới nói, đừng nói rồi mới suy nghĩ để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc. III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHI TUYÊN TRUYỀN: 1. Nắm vững yêu cầu và nội dung của vấn đề cần tuyên truyền cần gắn với những thực tiễn sinh động đang diễn ra: - Nắm vững yêu cầu và nội dung tuyên truyền, nhạy bén với thực tiễn cuộc sống là yêu cầu cốt lõi của người tuyên truyền có quan hệ trực tiếp đến hiệu quả của người nói. Khi nắm vững nội dung và kết hợp với thực tiễn cuộc sống thì người nói sẽ có cách trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, những vấn đề không hiểu rõ, không biết rõ thì không nên nói. - Để nắm vững những nội dung nói trước hết là phải nghiên cứu kỹ nội dung, chủ đề mà mình định tuyên truyền cho người nghe. Đọc kỹ, ghi chép tài liệu liên quan để bổ sung cho nội dung chính là một vấn đề quan trọng đối với người nói. - Cần nắm bắt thực tiễn một cách nhạy bén, có hệ thống, cần bổ sung ngay khi tuyên truyền làm cho người nghe tiếp cận ngay với những vấn đề thời sự chính trị đang diễn ra là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi người nói phải rèn luyện. 2. Nắm vững và tìm hiểu đối tượng tuyên truyền: - Nắm vững đối tượng tuyên truyền là rất khó, rất phức tạp, hiểu một người đã khó, hiểu nhiều người càng khó hơn. Nhưng có hiểu được đối tượng thì người nói mới có nột dung và phương pháp tuyên truyền thích hợp. - Người nói cần tìm hiểu trình độ chính trị văn hóa, tuổi tác, giới tính, nghiệp vụ và tâm tư nguyện vọng, suy nghĩ của đối tượng mình định tuyên truyền để nói cho sát, cho thích hợp. - Có nhiều cách nắm đối tượng nhưng cách tốt nhất là tìm hiểu trực tiếp, tự tìm hiểu, tự điều tra, nghiên cứu qua tiếp xúc, quan sát khi mình đang nói xem họ đồng đồng tình hay phản đối với vấn đề mình đang nói để có cách điều chỉnh ngay khi nói. - Trong khi nói cần có thời gian để nghe những ý kiến trực tiếp để giải thích người nghe (đối thoại). 3. Trung thực khi tuyên truyền và biết cách thuyết phục người nghe: - Trung thực khi tuyên truyền nghĩa là trong khi tuyên truyền ngưòi nói không nên cường điệu mặt này hạ thấp mặt kia không đúng với sự thật, không làm cho người nghe bi quan hay chủ quan, càng không làm cho người nghe hoài nghi, thiếu tin tưởng. Người tuyên truyền không chỉ nói đúng làm đúng mà còn kiên quyết bảo vệ cái đúng là cho quần chúng thanh niên hiểu tin tưởng và làm theo. - Thuyết phục người nghe là một điều khó, người tuyên truyền muốn nói cho quần chúng hiểu, tin và làm theo thì cần phải có phương pháp thuyết phục. Trước hết người tuyên truyền cần phải có nhiệt tình, phải có quan niệm lập trường đúng đắn, phải học tập nâng cao trình độ kiến thức và chuẩn bị chu đáo trước khi nói.- Cần rèn luyện phương pháp diễn đạt hấp dẫn, trình bày đơn giản dễ hiểu, ngôn ngữ trong sáng... và đặc biệt là biết cách tạo ấn tượng cho người nghe bằng các dẫn chứng cụ thể thuyết phục, gắn với tâm lý người nghe. Cần tránh những buổi tuyên truyền sáo rỗng, thiếu nội dung, nói dài, ba hoa. IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TIẾN HÀNH TUYÊN TRUYỀN MIỆNG: 1. Công tác chuẩn bị: a. Soạn đề cương bài nói: - Đây công việc mang tính sáng tạo và đòi hỏi phải chuẩn bị chu đáo vì nó quyết định thành công của công tác tuyên truyền miệng. - Xác định rõ mục đích yêu cầu của bài nói. - Tìm hiểu đối tượng người nghe : số lượng, giới tính, ngành nghề, địa phương, trình độ văn hóa... - Chuẩn bị tư liệu hình ảnh có liên quan. - Nghiên cứu kỹ nội dung mình cần nói. - Khi đã thu thập đầy đủ các tài liệu, hình ảnh ta bắt đầu soạn đề cương bài nói. Bài nói thường chia làm 3 phần: + Phần mở bài: chuẩn bị một lời vào bài ngắn gọn, cụ thể gây chú ý cho người nghe (có thể trích dẫn hoặc đặt câu hỏi) có thể nêu giới thiệu hoặc nêu vấn đề một cách khái quát. + Phần nội dung chính: Tùy theo nội dung của bài nói mà chia thành từng cụm nhỏ bằng các tiêu mục 1, 2, 3 hoặc a, b, c Mỗi phần nên có đoạn chuyển tiếp để người nghe dễ theo dõi và hệ thống được vấn đề và giới thiệu phần sau. Nên đặt câu hỏi cho mỗi phần và có dẫn chứng để minh họa. + Phần kết luận: rút ra kết luận chung toàn bài, có thể tóm tắt ý chính và nhấn mạnh ý trọng tâm. Kết thúc bài nói thương gây yếu tố tình cảm và thôi thúc người nghe hành động theo mục đích bài nói. b. Thực tập ôn luyện trước khi nói trước tập thể: Sau khi có bài nói, người nói cần thâm nhập những nội dung bài nói mà mình đã chuẩn bị bằng các biện pháp sau đây: - Đọc kỹ nắm vững những nội dung đã chuẩn bị, cần bổ sung thêm những vấn đề gì. - Tập nói một mình, có thể đứng trước gương để tự quan sát phong cách của mình. - Có thể nhờ người trong gia đình hay bạn bè ngồi nghe để góp ý nhận xét, tính toán thời gian hợp lý. - Nếu có điều kiện nên ghi âm để mình nghe lại, có thể sửa chữa thêm hoặc bớt. - Bắt buộc phải luyện tập nói trước khi xuất hiện trước tập thể. 2. Công tác thực hiện tuyên truyền: - Bước thực hiện tuyên truyền miệng là bước quan trọng nhất, chú ý tạo được ấn tượng gây thiện cảm ngay từ buổi ban đầu. - Cần bình tĩnh, chủ động, sáng tạo khi tuyên truyền, nói chuyện trước tập thể đông người nghe. - Xác định tư thế đứng, tư thế quan sát người nghe, có thể mở đầu bằng một lời chào hay câu hỏi mà mình đã chuẩn bị để tạo không khí gần gũi, thân mật. - Có thể kết hợp hai hình thức: + Diễn thuyết (độc thoại). + Đối thoại (hỏi và đáp). Cả hai hình thức đều kết hợp với trực quan, giới thiệu tư liệu, hình ảnh. Viết bảng để người nghe vừa nghe vừa quan sát. - Cần bám sát nội dung mà mình đã chuẩn bị. - Quan sát người nghe để nắm hiệu quả khi mình trình bày, tránh nhìn ra ngoài cửa sổ, trần nhà hoặc nhìn bài soạn. - Hết sức tôn trọng người nghe, khi người nghe hỏi phải giải thích cụ thể có lý có tình tránh nói chung chung hoặc trả lời không chính xác. - Phải rèn luyện các sử dụng tài liệu, hình ảnh và ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu (lời nói là công cụ số 1 dẫn tới thành công của bài nói).
File đính kèm:
- Kỹ năng tuyên truyền miệng của CB Đoàn- HộiLHTNVN.doc