Kỹ năng ứng xử để ngăn chặn bạo lực gia đình

Nói đến bạo lực gia đình (BLGĐ) người ta nghĩ ngay đến những hành vi như lăng mạ, đánh đập, ngược đãi. mà nạn nhân nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em.

BLGĐ đang là vấn đề xã hội nhức nhối, nó không còn là vấn đề riêng của từng gia đình mà thực sự trở thành vấn đề xã hội, gây tâm lý căng thẳng bất an cho các thành viên trong gia đình, tác động xấu đến môi trường giáo dục con cái, gây mất trật tự an ninh thôn xóm, thậm chí dẫn đến tội phạm.

Muốn ngăn ngừa BLGĐ, phải chú ý cả người gây ra BLGĐ và người bị BLGĐ. Người gây ra BLGĐ phải bị gia đình, tộc họ và xã hội lên án, khuyên nhủ, giáo dục, răn đe kể cả xử lý nghiêm theo pháp luật để ngăn chặn. Đối với người bị hại phải được quan tâm nâng cao nhận thức, đặc biệt là kỹ năng ứng xử để chủ động đối phó trong mọi tình huống.

Thông qua bài viết này tôi muốn tâm sự với chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ bị BLGĐ một số kỹ năng ứng xử với mong muốn góp phần làm hạn chế đi đến ngăn chặn tệ nạn BLGĐ hiện nay.

Như chúng ta đã biết, nguyên nhân của BLGĐ thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn bất hòa trong gia đình, ban đầu từ “lời qua tiếng lại” ai cũng tranh lấy phần hơn dẫn đến xô xát, phụ nữ là phái yếu nên thường bị đánh đập nhiều hơn, trong thực tế cũng có những trường hợp do chồng rượu chè say xỉn về đánh đập vợ con một cách vô cớ, những người này phải bị lên án, xã hội và pháp luật xử lý, nhưng nhìn chung là từ cả 2 phía.

Ông bà chúng ta thường nói “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê” chị em hãy bình tĩnh nghiệm lại xem những lần dẫn đến BLGĐ đó có phải một phần là do mình thiếu kiềm chế? Có to tiếng, quá lời hay không? Có thách đố không? Thậm chí có nhào vô cắn xé không? Nếu có những hành vi như vậy vô tình phụ nữ chúng ta vừa là nạn nhân, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến BLGĐ vì đã “đổ thêm dầu vào lửa”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng ứng xử để ngăn chặn bạo lực gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ù, làm như vậy giữ chồng đâu không thấy mà vô tình giết chết đi hạnh phúc của gia đình, làm cho người chồng cảm thấy về nhà bị tù túng, ngột ngạt, muốn đạp đổ tất cả ...BLGĐ xảy ra.
Ngay cả những lúc người chồng đi uống (bia, rượu) về, trong cơn say con người không làm chủ được mình, nếu cằn nhằn cũng dễ bị đánh nên người vợ cũng phải biết kiềm chế và lo cho chồng nghỉ ngơi, đến khi tỉnh hãy dùng lời khuyên ngăn không nên tiếp tục...
Nói đến gia đình thì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” không ai giống ai, nhưng về kỹ năng ứng xử thì nó vẫn có những quy tắc chung. Do vậy, phụ nữ hãy trang bị cho mình một số kiến thức sau đây:
1. Trước hết, là rèn luyện cho được chữ “nhẫn”, “cái gốc trăm nết, nết nhẫn là cao”, “vợ chồng biết nhẫn gia cảnh ấm êm, thiên tử biết nhẫn nước không sinh hại” . Vợ chồng nên nhẫn nhịn nhau, nhất là lúc nóng giận “nóng mất ngon, giận mất khôn”, hãy biết kiềm chế khi nào qua cơn giận hãy lựa lời mà nói với nhau thì kết quả sẽ tốt đẹp hơn.
2. Phụ nữ là trung tâm trong mỗi gia đình “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” nên phụ nữ cần phải biết “giữ lửa” trong ngôi nhà của mình, phải biết dùng tình cảm vị tha, chân thành của người phụ nữ để luôn hâm nóng sự yêu thương, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, chính tình cảm mới là sợi dây vô hình không có gì thay thế được để tạo ra chất keo kết dính con người lại với nhau như lời Phật dạy “món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm”.
3. Hãy rèn luyện đức tính “dịu dàng”, sự dịu dàng của người phụ nữ chính là chất men kết dính giữa vợ chồng “nếu ai bắt mất hồn tôi, chắc rằng bị giữ ở nơi dịu dàng”. Dịu dàng thể hiện trong lời ăn tiếng nói “chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, có gì phải bình tĩnh dùng lời lẻ từ tốn để nói, không chửi bới thô tục, sỉ nhục người khác; phải giữ cho nét mặt điềm đạm, đôn hậu; áo quần luôn sạch sẽ, lịch sự, gọn gàng tạo ra sự hấp dẫn của người phụ nữ.
4. Hãy biết ứng xử đúng lúc, khi chồng giận thì vợ bớt lời, khi chồng có biểu hiện nóng tính thì hãy tìm cớ tránh đi chỗ khác; chồng đánh hãy chạy nhanh thoát ra ngoài để bảo vệ mình, hãy biết tìm đến người thân có uy tín trong gia đình chồng, gia đình mình nhờ can ngăn; nếu nhiều lần phải báo cáo các tổ chức gần nhất như tổ phụ nữ, tổ dân phố, mặt trận can thiệp và cuối cùng nếu xảy ra bạo lực gây thương tích phải báo đến Công an khu vực xã, phường để xử lý theo pháp luật.
Luật Phòng chống BLGĐ được Quốc hội khóa XII ban hành đã có hiệu lực, mọi người dân phải hiểu và tuân thủ pháp luật, riêng phụ nữ càng phải biết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng trước khi nhờ đến luật pháp, hơn ai hết phụ nữ phải có những kỹ năng ứng xử tốt để bảo vệ gia đình của mình tránh những bạo lực xảy ra.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Nâng cao giá trị bản thân để giữ chồng
“Kiểu kiểm soát, quản lý chồng của các bà vợ tưởng như đã nắm được chồng trong tay, nhưng như vậy khác nào bắt rắn trong hang, chỉ tự gây tổn thương cho bản thân. Hôn nhân là tự nguyện, muốn sống hạnh phúc cả hai phải có tinh thần và thái độ xây dựng. Việc trói buộc, kiểm soát nhau chính là mảnh đất làm nảy mầm và nuôi dưỡng sự nghi kỵ, thiếu tôn trọng, bóp nghẹt tình yêu”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Văn Đoàn, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Trẻ em, phân tích.
Thay vì giữ chồng, bạn hãy tích cực thay đổi bản thân để chồng phải giữ mình. Ngày càng có nhiều phụ nữ nhận thấy việc thay đổi bản thân dễ hơn chạy theo giữ chân chồng. Có trí tuệ, biết làm đẹp, có các sở thích thú vị, lành mạnh, nhiều phụ nữ tự tin và yêu đời hơn. Lúc này, các ông chồng tự phải tìm cách chinh phục vợ.
Dưới đây là các kinh nghiệm đáng quan tâm:
- Đừng nghĩ lấy chồng xong là yên phận, biến mình thành bảo mẫu nuôi con, cấp dưỡng nấu ăn hay quản gia giữ nhà.
- Không chạy theo những thứ phù phiếm, xa vời so với năng lực của mình mà tìm kiếm sự thay đổi trong khả năng. Trước hết phải cập nhật thông tin, thích ứng với cuộc sống, không biến mình thành kẻ lạc hậu.
- Tìm những chuyên gia hay người bạn có gu thẩm mỹ để được tư vấn về cách ăn mặc, trang điểm phù hợp túi tiền nhưng có thể làm nổi bật ưu điểm.
- Xây dựng cho mình một vài sở thích lành mạnh để làm phong phú đời sống tinh thần. Nhàn rỗi sẽ sinh buồn chán và suy nghĩ tiêu cực.
- Nghiêm khắc trước các biểu hiện vô trách nhiệm của chồng hay dấu hiệu lộ liễu về sự phản bội hoặc tệ nạn khác. Nhiều người nghi ngờ chồng thường đe dọa, khóc lóc, làm ầm ĩ lên khiến chồng xấu hổ. Điều này càng khiến anh chán ngán và coi thường vợ hơn. Nói chuyện bình tĩnh, rành mạch và nghiêm túc để anh có sự lựa chọn. Không chấp nhận hành vi phản bội lặp đi lặp lại.
- Người đàn ông khôn ngoan sẽ biết cách lựa chọn và giữ gìn tổ ấm. Với người ngoan cố, vô tình, bạn có giữ cũng chẳng được.
Theo Tiếp thị 
5 bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình 
Trong cuộc sống vợ chồng, khó tránh khỏi những lúc làm cho người kia không hài lòng. Điều này có thể xuất phát từ khuyết điểm, lỗi lầm của một trong hai người, cũng có thể chỉ là sự khác biệt về tính cách, hoặc chỉ là người này không làm theo ý người kia.
Trong tình hình này, thông cảm và bỏ qua cho nhau là biện pháp tốt nhất để điều hòa mối quan hệ vợ chồng. Thông cảm và bỏ qua thực tế là một loại điều hòa thích hợp tâm lý của chính mình, thông qua đó hóa giải những căng thẳng, mâu thuẫn hoặc xung đột có thể xảy ra giữa hai vợ chồng. 
Để đạt tới độ hiểu và thông cảm cho nhau, luôn giữ được hòa khí trong gia đình, bạn cần kiên nhẫn thực hiện theo 5 nguyên tắc sau đây:
1. Nhìn nhận khuyết điểm của vợ hay chồng mình một cách chính xác 
Nếu người bạn đời có những việc làm cho bạn không vui, không vừa lòng thì bạn hãy nghĩ rằng: Đó có thực sự là khuyết điểm không? Là người, ai chẳng có khuyết điểm, mình không nên nổi cáu mà phải nói chuyện với anh ấy xem sao, rồi khuyên anh ấy sửa chữa. 
Nếu đây không phải là khuyết điểm, chỉ là không làm theo ý mình thôi, vậy thì cứ để cho anh ấy làm có sao đâu. Anh ấy có nhân cách độc lập, có suy nghĩ riêng, tại sao mình lại cứ đòi hỏi anh ấy phải theo ý mình, và không chắc lúc nào ý của mình cũng là đúng nhất. 
Hoặc tự đặt ra những câu hỏi rồi tự trả lời, ví dụ: “Tại sao anh ấy lại làm như vậy?”, “Việc này anh ấy đáng trách lắm, nhưng bực tức, trách móc có tác dụng gì không? Còn có cách nào tốt hơn không?”... 
2. Tìm ra những ưu điểm của người bạn đời 
Luôn cổ vũ động viên, luôn tìm ra những điểm tích cực, hậu quả sẽ hay hơn nhiều. 
Có người vợ, trong con mắt của mình lúc nào cũng thấy chồng toàn là khuyết điểm, thường trách mắng chồng khiến quan hệ vợ chồng rất căng thẳng, ngột ngạt. Một lần chị đến gặp chuyên gia tâm lý xin ý kiến, chuyên gia này khuyên chị: “Trong 3 tuần, ngày nào cũng tìm ra 1 ưu điểm nhỏ của chồng và hãy khen anh ta”. 
Lúc mới bắt đầu, chị cảm thấy rất khó khăn. Chị miễn cưỡng tìm được 1 ưu điểm của chồng rồi khen ngợi anh khiến người chồng mình cảm thấy như mình được vợ yêu chiều. Về sau, càng tìm chị càng phát hiện ra: “Sao chồng mình có nhiều ưu điểm như vậy mà trước đây mình không hề nhận thấy nhỉ?”. 
Sau 3 tuần, cách nhìn của chị về người chồng đã thay đổi hẳn, nhờ đó người chồng cũng thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực, quan hệ vợ chồng dần dần trở nên hòa hợp. 
3. Có lòng khoan dung, độ lượng 
Không nên so đo, xét nét những việc nhỏ trong sinh hoạt, phải học cách “cười xòa”. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, thường hay “soi kính lúp” để tìm ra những nhược điểm trong tính cách hay trong sinh hoạt của chồng để bắt bẻ, cật vấn. Điều này khiến các ông chồng khó chịu vô cùng, họ không biết phải làm thế nào thì “mụ vợ” mới vừa lòng. 
Hoàn toàn không cần thiết phải so bì tính toán từng cân từng lạng hàng loạt vấn đề không thuộc nguyên tắc tồn tại trong quan hệ vợ chồng (ở gia đình nào cũng vậy). Hiền lành một chút, mơ hồ một chút, qua loa một chút còn tốt hơn nhiều so với việc ăn miếng trả miếng. 
Khi vợ hay chồng mình nói hoặc làm điều gì đó khiến mình không vui thì hãy nghĩ rằng: “Có phải mình có khuyết điểm khiến anh ấy bực mình không?”, “Có phải anh ấy gặp chuyện gì đó không vui ở bên ngoài khiến tâm trạng bị kích động không? Vậy thì có lẽ mình phải nói chuyện và an ủi, động viên anh ấy”, “Có lẽ anh ấy vô ý thôi, mình chẳng để bụng làm gì”, v.v... 
4. Phải biết “tự giải thoát” 
Nếu trong gia đình xảy ra một sự cố không may ngoài ý muốn, không thể cứu vãn được nữa thì không được dừng lại ở chỗ sầu thảm, ảo não hoặc oán trách, qui kết tội lỗi cho nhau, mà phải “tự giải thoát mình”, tức là hãy nghĩ thoáng rộng ra một chút. 
Chẳng hạn, nếu vợ hay chồng lỡ tay làm vỡ chiếc lọ hoa đắt tiền, bạn có thể nghĩ thế này: “Thôi, coi như từ trước tới nay chưa từng có chiếc lọ hoa này trong nhà”, hoặc: “Coi như đã tặng nó cho người khác vậy!”. 
Nếu vợ hay chồng mình đi ra ngoài không cẩn thận bị kẻ cướp giật mất điện thoại di động hoặc cướp mất ví tiền, bạn có thể tự an ủi: “Chỉ là của đi thay người. Thế là phúc lớn rồi”. 
Kiểu “tự giải thoát” này làm cho sự việc trở nên “hợp lý hóa”, tìm được sự an ủi cho lòng mình, đồng thời giúp cả hai nhanh chóng lấy lại sự cân bằng tâm lý, trở nên bình tĩnh và xử lý vấn đề tỉnh táo, thông minh hơn. Nếu có thể làm được như vậy, hai tấm lòng chắc chắn sẽ quyện chặt với nhau hơn. 
5. Khéo léo “xoay chuyển tình thế” 
Người chồng hay người vợ không được vừa ý trong công tác, hoặc bị oan ức gì đó trên các phương diện khác thì cả hai bên đều phải khéo léo biết chuyển tâm trạng tiêu cực của mình sang hướng khác, chứ không được trút lên cuộc sống gia đình và quan hệ vợ chồng. 
Có một số người bị oan ức ở bên ngoài, về nhà lấy người bạn đời ra làm chỗ “xả hơi” hoặc “giận cá chém thớt”, điều này sẽ đem lại những hậu quả tệ hại cho quan hệ vợ chồng. 
Gặp trường hợp này, tốt nhất là bạn hãy tâm sự cho vợ hay chồng nghe nỗi oan ức của mình, nói ra hết những điều ấm ức tích tụ trong lòng, hoặc bạn là người lắng nghe, góp ý, an ủi, giúp người kia lấy lại tâm trạng bình tĩnh, hoặc chuyển tâm trạng sang hướng khác như làm một việc gì đó, đọc sách hoặc nói chuyện gẫu... đều là những cách xử lý tốt. 
Theo Hạnh Phúc Gia Đì

File đính kèm:

  • docKỹ năng ứng xử để ngăn chặn bạo lực gia đình.doc
Bài giảng liên quan