Kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THCS Môn: Hóa học

Câu 1. (5 điểm)

 Để chuẩn bị kế hoạch dạy học cho học sinh lớp 9, phần: Tính chất hoá học của Nhôm, anh (chị) hãy nêu các đơn vị kiến thức cần truyền tải và cách truyền tải các đơn vị kiến thức đó.

Câu 2. (3 điểm)

 Với bài tập: “Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2, hãy nhận biết các dung dịch: HCl; NaCl; MgCl2 và Na2SO4”; một số học sinh đã làm, tóm tắt như sau: “Cho Ba(OH)2 vào 4 mẫu thử. Nhận ra Na2SO4 – có phản ứng, có kết tủa trắng; nhận ra MgCl2 - có phản ứng, có kết tủa; nhận ra HCl - có phản ứng, không có kết tủa; còn lại là NaCl - không có phản ứng.

 Các học sinh cũng đã viết đúng và đầy đủ các phương trình phản ứng.

 Theo anh (chị), cách làm trên của các học sinh đã đúng chưa? Nếu chưa, hãy hướng dẫn học sinh làm lại cho đúng.

 

Anh (chị) hãy hướng dẫn học sinh làm 2 bài tập sau (Câu 3 và Câu 4):

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp THCS Môn: Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THCS
CHU KỲ 2009 – 2012
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Đề thi lý thuyết môn: Hóa học
(Đề gồm có 01 trang)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (5 điểm) 
	Để chuẩn bị kế hoạch dạy học cho học sinh lớp 9, phần: Tính chất hoá học của 	Nhôm, anh (chị) hãy nêu các đơn vị kiến thức cần truyền tải và cách truyền tải các đơn 	vị kiến thức đó. 
Câu 2. (3 điểm)
	Với bài tập: “Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2, hãy nhận biết các dung dịch: HCl; NaCl; MgCl2 và Na2SO4”; một số học sinh đã làm, tóm tắt như sau: “Cho Ba(OH)2 vào 4 mẫu thử. Nhận ra Na2SO4 – có phản ứng, có kết tủa trắng; nhận ra MgCl2 - có phản ứng, có kết tủa; nhận ra HCl - có phản ứng, không có kết tủa; còn lại là NaCl - không có phản ứng. 
	Các học sinh cũng đã viết đúng và đầy đủ các phương trình phản ứng.
	Theo anh (chị), cách làm trên của các học sinh đã đúng chưa? Nếu chưa, hãy 	hướng dẫn học sinh làm lại cho đúng.
Anh (chị) hãy hướng dẫn học sinh làm 2 bài tập sau (Câu 3 và Câu 4): 
Câu 3. (5 điểm)
	Chia 34,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và một oxit của sắt thành 2 phần bằng nhau.
	- Hòa tan hết phần 1 vào 200 gam dung dịch HCl 14,6 % thu được dung dịch A và 2,24 lít khí H2 (đktc). Thêm 33,0 gam nước vào dung dịch A được dung dịch B. Nồng độ của HCl trong dung dịch B là 2,92 %. 
- Hòa tan hết phần 2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2 (đktc). 
	1. Xác định công thức hóa học của oxit sắt trong hỗn hợp X.
	2. Tính khoảng giá trị của V có thể nhận.
Câu 4. (5 điểm)
Hỗn hợp khí gồm etilen và một hyđrocacbon mạch hở X.
Cho V (lít) hỗn hợp trên hợp nước, thu được 50 ml rượu etylic 23o. (Biết rượu etylic có khối lượng riêng D = 0,8g/ml và hiệu suất phản ứng hợp nước của etilen chỉ đạt 80%). 
Đốt cháy hoàn toàn V (lít) hỗn hợp trên, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 2,85 (lít) dung dịch Ca(OH)2 0,03M được 7,10 gam kết tủa, dung dịch thu được sau khi lọc bỏ kết tủa có khối lượng không đổi so với dung dịch ban đầu. (Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện).
	Xác định công thức phân tử của X.
Câu 5. (2 điểm) Anh (chị) hãy giải bài tập sau:
	Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp X gồm 2 oxit 	của 2 kim loại thu được chất rắn A và khí B.
	Cho toàn bộ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 1,50 gam kết tủa.
	Cho toàn bộ chất rắn A vào dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thì thu được dung dịch muối có nồng độ 11,243 %, không có khí thoát ra, và còn lại 0,96 gam chất rắn không tan. 
	Xác định công thức của hai oxit, biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
(Cho H=1; C=12, O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32, Cl=35,5; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137; Hg=201; Pb=207)
----- Hết -----
 Họ và tên thí sinh dự thi: . SBD: .
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THCS
CHU KÌ 2009 – 2012
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: HOÁ HỌC
(Hướng dẫn chấm này gồm có 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(5 điểm)
Các đơn vị kiến thức
Hoạt động truyền đạt
5,0
* Các tính chất thể hiện nhôm là kim loại:
- Tác dụng với Oxi
→ Biểu diễn thí nghiệm: Yêu cầu học sinh viết PTHH
- Tác dụng với phi kim khác
→ Yêu cầu học sinh viết PTHH giữa Al với Cl2 và S
- Tác dụng với axít 
→ Yêu cầu học sinh lấy ví dụ, viết PTHH 
- Tác dụng với dung dịch muối
→ Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm: Al + dd CuCl2, viết PTHH.
Đàm thoại khắc sâu điều kiện của phản ứng
* Các tính chất riêng
- Không tác dụng với: H2SO4 đặc nguội, 
HNO3 đặc nguội
Thông báo 
- Tan được trong dung dịch kiềm
Tổ chức cho học sinh làm TN chứng minh: Al + dd NaOH
- Có tính khử mạnh
Nhắc lại nhanh cho một số học sinh khá
- Mỗi đơn vị kiến thức đúng cho 0,5 điểm
- Cách truyền đạt hợp lý, tuân thủ yêu cầu SGK cho 1,5 điểm.
Câu 2
 (3 điểm)
-Học sinh làm chưa đúng ở chỗ:
+ Không thể nhận ra HCl nhờ Ba(OH)2, vì mặc dù có phản ứng nhưng không có hiện tượng đặc trưng để ta nhận ra được.
+ Không thể phân biệt MgCl2 và Na2SO4 vì đều có kết tủa trắng
1
- Hướng dẫn học sinh cách làm đúng: 
 * Phải phân biệt HCl, NaCl bằng cách: Cho ít giọt dung dịch 2 mẫu thử lên tấm kính đun đến khô: 
	+ Dung dịch nào để lại vết mờ là: NaCl
	+ Dung dịch không để lại vết mờ là: HCl
* Dùng dung dịch HCl phân biệt kết tủa Mg(OH)2 – tan; BaSO4 – không tan, suy ra 2 dung dịch tương ứng ban đầu.
2
Câu 3
(5 điểm)
Hướng dẫn học sinh giải bài tập như sau:
Các PTHH khi cho phần 1 vào dung dịch HCl:
	Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 	(1)
	FexOy + 2yHCl → FeCl2y/x + yH2O 	(2)
0,5
	nHCl ban đầu = = 0,8(mol)
	→ 
0,25
Từ (1): nFe = = 0,1(mol) => mFe = 0,1 . 56 = 5,6(g)
→ → (*)
0,5
Từ (1): nHCl = 2n= 2.0,1= 0,2(mol)
mddA = 200 + ® mddB = 217 + 33 = 250(g)
0,5
nHCl dư = nHCl ở (2) = 0,8 - 0,2 - 0,2 = 0,4(mol)
0,25
Từ (2): 	(**)
0,5
Từ (*) và (**) ta có phương trình
	= → Vậy công thức Oxit sắt là: Fe3O4
0,5
Các PTHH khi cho phần 2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng:
	2Fe + 6H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O	(3)
	2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O	(4)
Có thể: Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4	(5)
0,75
Nếu H2SO4 dư Û (5) không xẩy ra:
 → max =+ = 0,175(mol) → max = 3,92(lít)
0,25
Nếu H2SO4 không dư: (5) xẩy ra:
 nFe ở (5) = ở (3) và (4)
Đặt nFe (5) = x(mol) => nFe (3) = 0,1 - x
 → ở (3) và (4) =+ 
→ có pt: + = x => x = 
nFe (3) = 0,1 - = 
Khi đó min = = 0,05 (mol) 
=> min = 0,05 . 22,4 = 1,12 (lít)
Vậy khoảng giá trị có thể nhận giá trị của V là: 	1,12 < V < 3,92
1
Câu 4
(5 điểm)
Hướng dẫn học sinh giải bài tập như sau:
Các PTHH : C2H4 + H2O C2H5OH	(1)
0,25
Vrượu nguyên chất = → mrượu = 0,8 . 11,5 = 9,2 (g) 
	=> nrưọu= 
Vì hiệu suất chỉ đạt 80% → 
0,5
Khi đốt cháy hỗn hợp ta có: C2H4 + 3 O2 2CO2 + 2 H2O	(2)
	X + O2 CO2 + H2O	(3)
	CO2 + Ca(OH)2 →	CaCO3 + H2O	(4)
	2CO2 + Ca(OH)2 →	Ca(HCO3)2 	(5)
1
, 	
 trong có 0,025 mol C2H4.	
0,25
Bài toàn này phải xét hai trường hợp:
1. Trường hợp 1: Ca(OH)2 dư => (5) không xảy ra: 
→ → 
vì mdd nước lọc không đổi so với ban đầu 
	→ → = 7,1 - 3,124 = 3,976(g)
	→ = 
Từ (2) 
→ 	
	→ (vô lí, vì khi đốt mọi CxHy ta luôn có: )
1
2. Trường hợp 2 CO2 dư: (5) có xảy ra
→ 
	→ 
→ 
Từ (2): (mol) → , 
=> →
→ X là ankan: CnH2n+2 	→→ n = 1 	Vậy X là CH4
2
Câu 5
(2 điểm)
Vì A tác dụng với dd H2SO4 10% không có khí thoát ra, có 0,96 gam chất rắn nên A chứa kim loại không tác dụng dd H2SO4 để tạo ra khí H2, được sinh ra khi oxit của nó bị CO khử. Mặt khác A phải chứa oxit không bị khử bởi CO, oxit đó hòa tan được trong dung dịch H2SO4 tạo dung dịch muối.
0,5
Giả sử oxit tác dụng với CO là R2On, oxit không tác dụng với CO là M2Om
PTHH: M2Om + mCO2M + mCO2
 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Ta có => nM = 
mM = => MM = 32m(g) Lần lượt thử các giá trị m = 1, 2, 3. 
Giá trị phù hợp: m = 2; MM = 64; Kim loại là Cu → CTHH oxit: CuO
0,25
0,25
0,25
- Khi cho A tác dụng dd H2SO4: 
	R2On + nH2SO4 → R2(SO4)n + nH2O
Gọi x là số mol R2On trong A. Ta có => MR = 9n
Lần lượt thử các giá trị n = 1, 2, 3. 
Giá trị phù hợp: n = 3; M = 27; Kim loại là Al → CTHH oxit: Al2O3
0,75
 - Cách giải khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------- Hết --------------

File đính kèm:

  • docDe thi chon GV tinh 2009-2012.doc