Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Môn: Giáo dục công dân 12 - Bảng B

Em hãy lấy một ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật từ ví dụ đó? Trình bày nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật?

 

Nêu được ví dụ về vi phạm pháp luật.

Phân tích được ba dấu hiệu :

- Là hành vi trái pháp luật.

- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

- Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Môn: Giáo dục công dân 12 - Bảng B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sở Gd&Đt Nghệ an
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh khối 12 
Năm học 2008 - 2009
hướng dẫn và biểu điểm Chấm đề chính thức
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 02 trang)
Môn: GDCD 12 THPT - bảng B
----------------------------------------------
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
Em hãy lấy một ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật từ ví dụ đó? Trình bày nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật?
5,5
Nêu được ví dụ về vi phạm pháp luật. 
0,5
Phân tích được ba dấu hiệu : 
Là hành vi trái pháp luật.
Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
1,5
Nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan : 
 +Thiếu pháp luật, pháp luật không phù hợp với thực tế, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn
Nguyên nhân chủ quan : 
+ Coi thường pháp luật, cố ý vi phạm vì mục đích cá nhân, không hiểu biết pháp luật ..
2,0
Khẳng định nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan.
0,5
Liên hệ ..
1.0
Câu 2:
Trong tiết học môn giáo dục công dân lớp 11 giáo viên đưa ra tình huống : 
Gia đình Hoa có 65 triệu đồng tiền mặt. Người mẹ có dự định dùng số tiền đó mở cửa hàng kinh doanh. Người bố không đồng ý và cho rằng: nên cất giữ số tiền đó trong nhà để đề phòng khi gặp khó khăn. Còn Hoa thì cho rằng: nên gửi số tiền này vào ngân hàng để hưởng lợi. 
Theo em quan điểm của ai đúng? Vì sao ? 
2,0
Quan điểm của mẹ và Hoa là đúng. 
0,5
Vì : 
Tiền mặt là phương tiện lưu thông, không phải là phương tiện cất giữ. 
Gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng mức lưu thông tiền tệ, góp phần hạn chế lạm phát.
Gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư sản xuất kinh doanh vừa ích nước vừa lợi nhà. 
1,5
Câu3:
Có ý kiến cho rằng : “ Để quản lý xã hội có hiệu quả nhà nước chỉ cần quản lý bằng phương tiện đạo đức mà không cần phải có pháp luật” . Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Giải thích vì sao ? 
4,5
Không đồng ý. 
0,5
Giải thích được: Quản lý xã hội bằng đạo đức thì không có tính hiệu quả cao 
1,0
Khẳng định vai trò của pháp luật đối với sự quản lý của xã hội: 
Pháp luật là phương tiện quản lý dân chủ và hiệu quả nhất vì pháp luật có tính phổ biến, bắt buộc và tính chặt chẽ về mặt hình thức.
Không có pháp luật thì xã hội sẽ không có trật tự và ổn định 
2,0
Liên hệ ..
1.0
Câu4:
Em hãy giải thích và nêu quan điểm của mình đối với những quan niệm sau: Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của 
4,0
Giải thích : Trời sinh voi, trời sinh cỏ : ở đời ai cũng có kế để sinh nhai, dù sinh con đẻ cái bao nhiêu người ta cũng có cách bươn chải để nuôi con khôn lớn.
1,0
Giải thích : Đông con hơn nhiều của. Là quan niệm nặng về số lượng, chưa chú ý tối chất lượng dân số 
1,0
Quan điểm: Đây là những quan niệm không còn phù hợp, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dân số tăng quá nhanh ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc sống
1,0
Liên hệ
1,0
Câu 5:
Giàng a Phử là thanh niên dân tộc thiểu số vừa tốt nghiệp THPT. Giàng A Phử rất yêu thích và có năng khiếu hội hoạ nên anh rất muốn thi vào trường Mỹ thuật. Nhưng bố mẹ anh kiên quyết không cho đi vì cho rằng: mình là người dân tộc thiểu số làm sao mà trở thành hoạ sĩ được.
 Hỏi. 1. Em có đồng ý với ý kiến của bố mẹ Giàng A Phử không? 
 2. Nếu là A Phử em sẽ nói gì với bố mẹ? 
4,0
 1. Không đồng ý .
0.5
 2. Em sẽ nói. Bố mẹ hiểu như vậy là không đúng vì: 
 - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã được ghi nhận trong các bản hiến pháp, văn bản luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
1,5
 - Mọi công dân không phân biệt dân tộc tôn giáo, giới tính, hoàn cảnh và địa vị xã hội đều bình đẳng về cơ hội học tậpcó thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích của mình.
1,0
 - Cha mẹ chỉ có quyền hướng dẫn con chọn nghề mà không có quyền quyết định việc chọn nghề của con
1,0
Chú ý: Học sinh diễn đạt theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docdap an bang B.doc