Kỹ thuật canh tác cây đậu nành

1. Thời vụ trồng

Đậu nành có thể trồng được quanh năm nhưng với mỗi thời vụ canh tác khác nhau sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng cây trồng, tình hình sâu bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, chi phí sản xuất. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thời vụ canh tác thích hợp nhất là Đông Xuân và Xuân Hè.

Đậu nành là cây ngắn ngày, nên có thể bố trí vào các mô hình luân canh, xen vụ để tăng vòng quay của đất, nâng giá trị kinh tế cho người sử dụng đồng thời hạn chế nguồn sâu bệnh lưu tồn qua mùa vụ canh tác.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật canh tác cây đậu nành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kỹ thuật canh tác cây đậu nành 1. Thời vụ trồngĐậu nành có thể trồng được quanh năm nhưng với mỗi thời vụ canh tác khác nhau sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng cây trồng, tình hình sâu bệnh, năng suất, phẩm chất hạt, chi phí sản xuất. Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thời vụ canh tác thích hợp nhất là Đông Xuân và Xuân Hè.Đậu nành là cây ngắn ngày, nên có thể bố trí vào các mô hình luân canh, xen vụ để tăng vòng quay của đất, nâng giá trị kinh tế cho người sử dụng đồng thời hạn chế nguồn sâu bệnh lưu tồn qua mùa vụ canh tác.Vụ Đông Xuân: Lượng ánh sáng đầy đủ , đậu nành trổ hoa sớm , thời gian sinh trưởng ngắn , thuận lợi trong việc thu hoạch và phơi hạt. Sâu bệnh phát triển trong vụ này tương đối ít .Hạt thu hoạch trong vụ này có phẩm chất tốt , nên có khả năng bảo quản được lâu .Lưu ý trong vụ Đông Xuân: Nên trồng mật độ dầy hơn, do thân lá phát triển hạn chế hơn so với các vụ khác.Vụ Xuân Hè: Đậu nành được trồng ở những chân ruộng lúa Đông Xuân sớm, (trước đây, thường được trồng luân canh với lúa mùa).Trong vụ này, nếu được chăm sóc và đầu tư kỹ thuật đúng mức, đậu nành sinh trưởng và phát triển tốt hơn vụ Đông Xuân, năng suất cũng cao hơn. Nhưng vụ này , sâu bệnh bộc phát rất mạnh, nhất là các đối tượng như dòi đục thân ở đầu vụ và sâu đục trái ở cuối vụ. Trong vụ này, gieo càng muộn, thì mức độ thiệt hại do dòi đục thân càng gia tăng. Lúc thu hoạch sẽ gặp trở ngại do mưa, phẩm chất hạt giảm , tỷ lệ hạt bị mốc và bệnh hạt tím cao.Vụ Hè Thu: Thời gian chiếu sáng trong ngày dài , nên đậu nành  trổ hoa muộn , thời gian sinh trưởng kéo dài.Lưu ý trong vụ Hè Thu:Trong vụ này, đậu nành phát triển thân lá rất mạnh, do đó mật độ trồng nên thưa hơn so với các vụ khác trong năm.Đầu vụ thường gặp hạn, nên lưu ý vấn đề nước tưới. Cuối vụ , do mưa nhiều, thường gặp khó khăn trong khâu phơihạt , hạt dễ bị mốc và bệnh hạt tím. Trong vụ Hè Thu, đậu nành dễ bị đổ ngã và phẩm chất hạt cũng kém hơn so với các vụ khác trong năm.Vụ Thu Đông: Trong vụ này , mưa thường xuất hiện nhiều và liên tục, cần lưu ý các vấn đề chống úng cho cây.2. Chuẩn bị đấtTại tỉnh An Giang, có 2 mô hình canh tác cây đậu nànha. Mô hình chuyên canh màu: Có làm đấtb. Mô hình luân canh: Không làm đất.a. Cách trồng có làm đất :- Cày đất lúc có ẩm độ vừa phải. Tránh cày đất lúc còn quá ướt.- Trường hợp đất quá khô, phải chủ động tưới nước và chờ đến khi đất có đủ độ ẩm thích hợp thì mới cày.- Tránh làm đất quá tơi, khi gặp mưa, dễ bị đóng váng, cản trở việc hút nước, dinh dưỡng của cây, cây sinh trưởng yếu, các nốt sần ít và nhỏ. Đường kính đất cày vừa phải:  4 – 5cm.* Ưu điểm việc làm đất: - Diệt cỏ dại.- Nâng cao độ tơi xốp của tầng đất mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống rễ phát triển mạnh trong giai đoạn đầu.- Hạn chế việc bốc phèn (xì phèn) lên lớp đất mặt do mao dẫn.* Nhược điểm:- Tốn thời gian làm đất, do đó kéo dài thời vụ trồng đậu nành. Có thể ảnh hưởng đến cây trồng vụ sau.- Tốn chi phí làm đất ,tưới nước (vì muốn làm đất, phải để đất khô, sau khi gieo, phải tưới nhiều nước) dẫn đến lợi nhuận bị giảm một phần .Do đó việc áp dụng làm đất chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp đất quá khô, nhiều cỏ dại.b.Cách trồng không làm đất:Cách trồng này đã có từ thời xa xưa. Ở An Giang, đã áp dụng từ lâu với mô hình lúa mùa nổi luân canh màu.Trên chân đất ruộng, tiến hành gieo đậu nành sau khi thu hoạch lúa, khi đất còn độ ẩm thích hợp. Có thể kết hợp phủ rơm để giữ ẩm .Trường hợp đất quá khô, có thể tưới tràn, sau đó tháo nước ra , ngày hôm sau  tỉa hạt.* Ưu điểm :- Tranh thủ thời vụ , vì không phải chờ đợi thời gian làm đất.- Giảm được chi phí trong khâu làm đất. Do đó hiệu quả kinh tế hơn .- Tận dụng được độ ẩm trong đất sau khi thu hoạch lúa, do đó tiết giảm chi phí tưới nước.* Nhược điểm :-  Sâu bệnh phát triển nhiều hơn - Gặp trở ngại trong việc ứng dụng phân bón, nhất là các loại phân đòi hỏi phải trộn hoặc lấp xuống đất như phân lân, phân hữu cơ, vôi , ....Ngoài ra, một số nơi còn áp dụng biện pháp làm đất theo hàng, qua các thí nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ, cho thấy , không có sự khác biệt về năng suất đối với 2 biện pháp kỹ thuật làm đất trên. Tuy nhiên, biện pháp không làm đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất.3. Mật độ trồng- Áp dụng tỉa, lượng giống 70 - 80kg/ha. Nếu sạ, lượng giống khoảng 100 - 120kg/ha- Mật độ trồng: Tỉa theo khoảng cách 40 x 10cm hay 30 x 20cm. mỗi hốc 3 cây (50 cây/m2) sau đó chừa lại 2 cây/lỗ. Mùa mưa trồng dầy hơn mùa khô : 30 x 15 cm; Mỗi hốc 3 cây (66 cây/m2 ) sau đó chừa lại 2 cây/lỗ.- Gieo độ sâu: 2,5cmTùy thuộc vào giống, thời vụ trồng, đất đai, trình độ thâm canh mà có mật độ trồng khác nhau.4. Phương pháp gieo:Trước khi gieo, phơi lại hạt giống một nắng nhẹ trên nong, nia, cót, không được phơi trên nền xi măng, sân gạch khi nắng gắt.Gieo hạt khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón phân vào rãnh hoặc hốc, gieo hạt xong lấp một lớp đất tơi xốp dầy 2-3cm.Đối với đậu nành trên đất 2 vụ lúa: Trước khi gieo hạt cho nước vào để làm cho đất đủ ẩm, sau đó rút sạch nước mặt,vạch thành hàng hay dùng que ấn thành hàng cách nhau 25-30cm để gieo hạt. Trên cùng một hàng gieo cách nhau 7-8 cm/1hạt, hoặc theo khóm cách nhau 13-15cm, mỗi khóm 2-3 hạt, lấp hạt bằng đất trộn NPK hoặc phân chuồng hoai mục.5. Vấn đề bón đạm cho đậu nànhCùng thuộc nhóm cây họ đậu, đậu nành còn có khả năng cố định đạm từ khí trời. Khả năng này nhờ vi khuẩn Rhizobium jabonicum,  gọi là vi khuẩn cố định đạm. Vi khuẩn này sống trong điều kiện đất không bị ngập và đất phải thoáng khí, giúp tạo nốt sần trong rễ cây họ đậu. Nhờ hút chất đạm từ không khí, khi nốt sần trưởng thành (lúc cắt ngang có màu nâu đỏ) nó sẽ cung cấp chất đạm lại cho cây trồng sử dụng. Do đó, việc bón quá nhiều lượng phân đạm cho cây đậu nành là không cần thiết. 6. Bón phânĐối với cây đậu nành, do có thể cố định được lượng đạm khí trời (Vi khuẩn Rhizobium japonicum) để nuôi cây, vì vậy cần chú ý đến việc bón thêm phân lân và Kali để cân đối NPK .Phân Đạm nên bón vào đầu của giai đoạn tăng trưởng, để kích thích bộ lá phát triển trước khi vi khuẩn nốt sần ở rễ lấy được đạm từ khí quyển để nuôi cây . NHU CẦU DINH DƯỠNGCứ 1 tấn hạt , cây đậu nành đã lấy đi lượng dinh dưỡng từ đất :(Đơn vị tính: kg/ha)N100kg/haP2O516kg/haK2O21kg/haMgO4 kg/haCaO4 kg/haQua bảng trên , nhận thấy , cây đậu nành rất cần đạm , song do có vi khuẩn cố định đạm , nên lượng đạm bón vào không cần nhiều. Cây đậu nành có nhu cầu về Lân , Kali , Can xi , Magiê. Do đó, bón tập trung vào giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng .  - Lượng phân bón: Tùy theo từng loại đất, loại giống, mùa vụ, mà có lượng phân bón cho thích hợp. Có thể áp dụng theo công thức sau:Công thức 1: Sử dụng:  60kg Urea, 120kg DAP, 80kg KCL. (tính cho 1ha)Bón lót: 60kg DAP và toàn bộ phân chuồng7 - 10 ngày sau khi gieo: Bón 10kg Urea, 60kg DAP25 - 30 ngày sau khi gieo: Bón 30kg Urea, 30kg KCL35 - 40 ngày sau khi gieo: Bón 20kg Urea, 30kg KCLCông thức 2:  Sử dụng:  105kg Urea, 300kg Super lân, 80kg NPK. Bón lót: 300kg Super lân7 - 10 ngày sau khi gieo: Bón 25kg Urea, 20kg KCL25 - 30 ngày sau khi gieo: Bón 40kg Urea, 30kg KCL35 - 40 ngày sau khi gieo: Bón 40kg Urea, 30kg KCLNếu có điều kiện, bón thêm 5-6 tấn phân chuồng/ha, bón vào giai đoạn trước khi tỉa hạt (bón lót)Canh tác trên đất phèn, tùy vào độ chua của từng loại đất, có thể bón thêm 30-50kg vôi bột. 1công (1.000m2), vào giai đoạn bón lót.- Cách bón: Bón lót: Vùi phân vào đất hoặc trộn với tro trấu, phân hữu cơ, thuốc ngừa sâu bệnh. Sau đó lấp hạt lại. Đối với các lần bón thúc, Có thể pha nước tưới hoặc bón cách hàng đậu 5cm, độ sâu 10cm.6. Chăm sócKhi cây được 1 - 2 lá thật, tiến hành tỉa dặm để đảm bảo mật độ cây trồng trên ruộng. Kết hợp với các lần bón phân, làm cỏ và vun gốc đậu. Có thể làm cỏ bằng tay. Nếu sử dụng thuốc cỏ như Dual, Ronstar, phải xử lý  trước khi gieo đậu 1 - 2 ngày.7. Tưới tiêu nướcĐậu nành là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn. Nhu cầu nước của cây đậu nành lớn nhất vào thời kỳ ra hoa làm quả. Đậu nành khi gieo cần độ ẩm 50% mới mọc được, vụ Hè Thu làm đất xong, cần gieo ngay. Đậu nành cần được tưới đủ ẩm vào thời kỳ cây con và khi ra hoa kết quả.. Nếu bị hạn ở các thời kỳ này, sẽ giảm năng suất. Nếu mưa lớn, cần thăm ruộng thường xuyên để tiêu úng. Cần tránh hiện tượng đất bị ngập úng và đóng váng.Lê Thiện Tùng, TT Khuyến nông An Giang

File đính kèm:

  • pptKy thuat canh tac cay dau nanh.ppt
Bài giảng liên quan