Kỹ thuật gieo trồng và phòng sâu hại cho cây lương thực

Kỹ thuật trồng lúa cạn cho năng xuất cao

* Chọn giống: Nên chọn các giống lúa mới lai tạo có năng suất cao, chịu hạn tốt như các giống LC90-5; LC90-4; LC10-4; C22.

* Thời vụ gieo: Từ 20/5 đến 20/6 cần gieo đúng thời vụ để lúa sinh trưởng phát triển tốt.

* Làm đất: Ở miền núi canh tác trên đồi có độ dốc lớn cho nên bà con cần ngăn chia lô ra nhiều khoanh nhỏ hẹp chiều ngang và chạy dài theo đường đồng mức, đắp bờ nhỏ cao 20-30 cm rãnh 30-40 cm theo đường vành nón.

- Cày xới và cuốc đất vài lần trước khi vào thời vụ gieo hạt làm cho đất tơi xốp, dọn sạch cỏ dại nhất là cỏ tranh, cỏ ấu, cỏ vừng và tàn dư thực vật khác.

- Xới xáo 2 - 3 lần, rạch hàng sâu theo đường đồng mức, khoảng cách gieo hàng cách hàng 20 cm, hốc cách hốc 8 - 10 cm, mỗi hốc gieo 5-8 hạt, đảm bảo mật độ 200 cây/m2.

* Gieo hạt : Với lúa cạn gieo khi độ ẩm đất đã bảo đảm cho hạt lúa nẩy mầm (18-32 % ). Không nên để hạt giống nằm lâu trong đất gây thối hoặc chim, chuột phá hại.

 

doc38 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật gieo trồng và phòng sâu hại cho cây lương thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
a 2 đốm đỏ, bọ rùa 8 vạch và ấu trùng ruồi. Những thiên địch này có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rệp ngô phát sinh trong tự nhiên.
Khi thấy mật độ rệp cao, khả năng gây hại lớn, có thể dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như Selecron 500ND/EC, Ofatox 400EC/WP, Trebon 40EC, Actara 25WG... pha nồng độ 0,1-0,15% để phun trừ (pha 10-15cc (g)/bình 8-10 lít nước, mỗi sào phun 2-3 bình). Chú ý thời gian cách ly đối với các loại ngô ngọt, ngô rau bao tử và ngô thu bắp non trước khi thu hoạch ít nhất 20 ngày để tránh ngộ độc cho người và gia súc. Ưu tiên dùng các loại thuốc trừ sâu vi sinh hoặc có nguồn gốc từ thảo mộc.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Phòng trừ sâu bệnh trên cây đỗ tương
Lợi thế của cây đỗ tương là thời gian canh tác ngắn, chi phí đầu tư thấp, do đó có thể quay vòng nhanh. Hiện nay, sâu bệnh là một trong những mối lo ngại hàng đầu của người trồng đậu. Một số bệnh thường gặp trên cây đậu nành cũng như các biện pháp phòng trừ.
I. Sâu hại
1. Sâu xám 
- Triệu chứng: Thường cắn ngang thân cây. Phá hoại nặng vụ Xuân, vào thời kỳ cây con.
- Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non thường ẩn nấp cách mặt đất 4-6 cm. Có thể dùng thuốc hoá học trừ diệt sâu non và sâu tuổi 1-3. Với sâu tuổi 4-5, tổ chức bắt vào buổi sáng sớm.
2. Ruồi đục thân: 
- Triệu chứng: Phá hoại ở các bộ phận của cây như lá hoặc thân.
- Biện pháp phòng trừ: Luân canh với các cây trồng khác như lúa... Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC... theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì, nhãn mác.
3. Sâu đục quả: 
-Triệu chứng: Sâu phá hoại khi cây có quả non, hạt mới hình thành bị sâu đục không phát triển nữa.
- Biện pháp phòng trừ sâu non: Phun thuốc sớm trừ sâu non bằng Surpacide 40ND, Dipterex. Luân canh với các cây trồng không phải là ký chủ của sâu đục quả, chọn thời vụ trồng thích hợp.
4. Sâu hại lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá)
- Triệu chứng: Gây hại trên lá.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC, Sherpa, Polytin, Oncol theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác.
5. Bọ xít xanh:
- Triệu chứng: Chích hút lá, quả làm lá sinh trưởng kém, quả lép, không chín được.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC,Padan 95SP, Dipterex... theo liều khuyến cáo.
II. Bệnh hại
1. Bệnh gỉ sắt:
- Nguyên nhân: Do nấm.
- Triệu chứng: Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá. Bào tử nấm phát triển trong vết bệnh, làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá vàng, mất khả năng quang hợp, rụng sớm, làm giảm số lượng và trọng lượng hạt.
- Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng các loại thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb, Boocđo... theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác.
2. Bệnh lở cổ rễ: 
- Nguyên nhân: Do nấm
- Triệu chứng: ở cổ rễ có một lớp sợi trắng, cây bị vàng úa và bị chết.
- Biện pháp phòng trừ : Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm trước khi gieo.
3. Bệnh héo cây con hoặc héo khô cây:
Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, cây con bị thiệt hại nặng nhất. Ở gốc thân cây con thường bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang khi lá còn xanh tươi, sau đó lá héo. Bệnh thường phát triển mạnh vào khoảng 5-10 ngày sau gieo. Cây lớn, bệnh xâm nhiễm ở thân, làm cho mô vỏ bị thối hay nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau thân bị nứt ra, lá cháy khô rồi rụng dần.
Cách phòng trừ: Phun thuốc Validan 3DD - 5 DD vào gốc ngay khi bệnh mới xuất hiện, những ruộng đậu có tủ rơm từ vụ lúa có bệnh đốm vằn cần phun ngừa sớm. Không trồng đậu quá dày và vệ sinh đồng ruộng thật kỹ.
Nên luân canh với cây trồng khác, chọn giống kháng bệnh, ruộng thoát nước tốt. Xử lý hạt giống với Zineb, Mancozeb nồng độ 100gram thuốc cho 10kg hạt.
Có thể sử dụng dung dịch phèn xanh với vôi bột, theo tỷ lệ 1:1 để xử lý đất trước khi xuống giống.
4. Bệnh khảm vàng
Khi cây bị bệnh khảm vàng thường ít hoa, quả chín muộn, số quả trên cây, số hạt trên quả và trọng lượng hạt đều giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiệt hại tùy thuộc thời gian nhiễm bệnh. Nếu cây nhiễm bệnh trước 7 tuần tuổi, năng suất giảm từ 20-70%, nhưng sau 8 tuần thì không ảnh hưởng tới năng suất.
Phòng trừ bệnh khảm vàng: Biện pháp hữu hiệu là trồng giống kháng. Đối với những giống có khả năng chống chịu tốt cũng phải được chọn lọc lại ít nhất là sau 4 vụ gieo trồng. Khi trên ruộng xuất hiện cây bệnh, cần kịp thời nhổ bỏ, dùng thuốc diệt trừ.
5. Bệnh đốm lá do nấm Sercostora 
Gây hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây. Bệnh xuất hiện khá muộn. Xuất hiện khi cây ở giai đoạn hình thành nụ cho tới khi thu hoạch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nếu hạn chế được nấm trên lá thì sẽ làm tăng năng suất 50-60%.
Biện pháp phòng trừ : Một số loại thuốc đã cho hiệu lực khá cao như Dapronin, Pamistin, Alvin, Tilt... Thời gian phun thuốc phòng bệnh là 20 - 30 đến 40 ngày sau gieo.
6. Một số bệnh khác 
Gỉ sắt, sương mai, đốm nâu hại lá : Dùng thuốc Zinheb, Tilsupper
Lở cổ rễ đậu: Dùng Validamicin để trị.
Theo rauhoaquavietnam.vn
Qui trình kỹ thuật sản xuất giống lúa bao thai lùn
I. Yêu cầu đối với ruộng sản xuất
- Qui vùng sản xuất giống tập trung
- Chọn ruộng tốt hoặc trung bình khá
- Đảm bảo cách ly với giống khác từ 3m trở lên
Sơ đồ nhân giống:
 Siêu nguyên chủng =>Nguyên chủng => Xác nhận => Thóc thịt 
II. Kỹ thuật làm mạ
1. Thời vụ gieo: từ 20/6 - 25/6 dương lịch
2. Chọn đất - Làm đất
- Chọn đất : Đất tốt, chủ động nước, đủ ánh sáng
- Làm đất : Cày bừa kỹ, làm sạch cỏ
- Lượng giống để cấy cho 500m2 :
- 1,5 kg hạt siêu nguyên chủng
- 1,5 - 2kg hạt nguyên chủng
Mật độ gieo : gieo thưa, 1,5kg thóc giống/30 - 35m2 đất mạ
3. Ngâm ủ - Gieo
- Ngâm ủ : - Phơi lại hạt giống trong nắng nhẹ trước khi ngâm từ 3 - 7 ngày.
- Làm sạch dụng cụ ngâm, ủ.
- Loại bỏ hạt lửng, lép.
- Khử nấm bệnh bằng cách ngâm nước 3 sôi + 2 lạnh hoặc nước vôi trong.
- Ủ ấm vụ xuân.
- Gieo : Gieo đều và thưa
4. Bón phân - Chăm sóc mạ
- Bón lót (tính cho 10 . 12 m2 đất mạ) : 10kg phân chuồng hoại mục + 1kg NPK
III. Kỹ thuật cấy và chăm sóc
1. Kỹ thuật cấy
- Thời điểm cấy : 15 - 20/7
- Tuổi mạ : 30 - 35 ngày
- Mật độ cấy : 40 - 45 khóm. Hàng cách hàng 20cm. Cây cách cây 10 - 12cm.
- Cấy 1 dảnh/khóm đối với siêu nguyên chủng.
Cấy 2 dảnh/khóm đối với nguyên chủng
Cấy nông tay, thẳng hàng.
- Cấy thành băng rộng 1,2 - 1,6m.
2. Phân bón và chăm sóc:
- Bón phân
Phân chuồng: 400 – 500 kg
Đạm urê: 7,5 kg
Lân hoặc supe lân: 20 kg
Kali: 5 kg.
- Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + phân lân
Bón thúc lần 1 : 5kg đạm + 1,5kg kali trộn đều với phân mục bón sau cấy từ 10 - 12 ngày kết hợp với làm cỏ đợt 1.
 Bón thúc lần 2 : trộn đều 2,5 kg đạm + 3,5 kg kali còn lại với phân mục rồi bón lúc lúa làm đòng.
Để tăng năng suất, ở các giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng, trước và sau khi lúa trỗ 1 tuần nên bón phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng như diệp lục tố, Komix, Antonik.
- Chăm sóc : Tưới nước sao cho mực nước thường xuyên ổn định trong khoảng 2 - 3 cm.
- Phòng trừ sâu bệnh : sử dụng các biện pháp tổng hợp ; theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời.
IV. Khử lẫn, khử tạp
Nhổ bỏ cỏ dại, cây lúa khác dạng về chiều cao, màu sắc thân lá, thìa lìa (tai lá), bông, hạt, cây trỗ quá sớm, quá muộn.
4 giai đoạn :
- Mạ
- Đẻ nhánh
-Trước và sau trỗ
- Chuẩn bị thu hoạch
V. Thu hoạch và bảo quản
- Trước khi thu hoạch, cần kiểm tra, nghiệm thu về chất lượng.
- Phơi khô, quạt sạch, đóng bao, bảo quản nơi khô ráo, thông thoáng.
- Trong và ngoaì bao phải có nhãn, thẻ ghi rõ tên giống, cấp giống, nơi sản xuất, hộ sản xuất, vụ sản xuất, khối lượng.
- Định kỳ 1 - 2 tháng kiểm tra tình hình nảy mầm và sâu mọt. Phải kiểm tra chất lượng trước khi xuất giống.
Theo mekonginfo.org
Ruồi đục lá hại đậu tương và cách phòng trừ
- Trưởng thành ruồi nhỏ, dài khoảng 2mm, màu đen. Ruồi đẻ trứng nhiều nhất vào buổi sáng và chiều mát, trứng rất nhỏ, được đẻ rải rác ở mặt trên lá.
- Sâu non dạng dòi, màu trắng sữa, đẫy sức dài khoảng 3mm. Sâu non sau khi nở đục dưới lớp biểu bì lá tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo màu trắng nhưng không làm thủng lá. Dòi phá hoại ngay từ khi cây mới có lá mầm cho đến khi cây có 3 lá thật, cây đậu lớn ít bị hại. Mật độ dòi cao làm phần lớn lá bị hại, cây đậu sinh trưởng kém.
- Hoá nhộng ở cuối đường đục trên lá hoặc ở dưới đất, nhộng màu nâu nhạt.
- Vòng đời trung bình 15-20 ngày, trong đó thời gian dòi 8-10 ngày. 
Cách Phòng trừ 
- Luân canh đậu tương với lúa nước.
- Tỉa cây sớm, ngắt bỏ các lá, cây bị ruồi hại, vun gốc, chăm sóc cho cây đậu sinh trưởng tốt.
- Phun thuốc khi cây đậu non có triệu chứng bị hại, đối với ruồi đục thân nên phun thuốc khi cây đậu mới mọc có lá thật đầu tiên :
+ Ofunack 40 SP : 25-30 ml/bình 8 lít
+ Fastac 5 EC : 10-15 ml/bình 8 lít
+ Nurelle D 25/2.5 EC; Oncol 20 EC; Hopsan 75 EC : 25-30 ml/bình 8 lít
+ Oncol 25 WP : 20 g/bình 8 lít.
Theo Báo Nông Nghiệp
Ruồi đục lá hại đậu tương
- Trưởng thành ruồi nhỏ, dài khoảng 2mm, màu đen. Ruồi đẻ trứng nhiều nhất vào buổi sáng và chiều mát, trứng rất nhỏ, được đẻ rải rác ở mặt trên lá.
- Sâu non dạng dòi, màu trắng sữa, đẫy sức dài khoảng 3mm. Sâu non sau khi nở đục dưới lớp biểu bì lá tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo màu trắng nhưng không làm thủng lá. Dòi phá hoại ngay từ khi cây mới có lá mầm cho đến khi cây có 3 lá thật, cây đậu lớn ít bị hại. Mật độ dòi cao làm phần lớn lá bị hại, cây đậu sinh trưởng kém.
- Hoá nhộng ở cuối đường đục trên lá hoặc ở dưới đất, nhộng màu nâu nhạt.
- Vòng đời trung bình 15-20 ngày, trong đó thời gian dòi 8-10 ngày. 
Phòng trừ 
- Luân canh đậu tương với lúa nước.
- Tỉa cây sớm, ngắt bỏ các lá, cây bị ruồi hại, vun gốc, chăm sóc cho cây đậu sinh trưởng tốt.
- Phun thuốc khi cây đậu non có triệu chứng bị hại, đối với ruồi đục thân nên phun thuốc khi cây đậu mới mọc có lá thật đầu tiên :
+ Ofunack 40 SP : 25-30 ml/bình 8 lít
+ Fastac 5 EC : 10-15 ml/bình 8 lít
+ Nurelle D 25/2.5 EC; Oncol 20 EC; Hopsan 75 EC : 25-30 ml/bình 8 lít
+ Oncol 25 WP : 20 g/bình 8 lít.
Theo Báo Nông Nghiệp

File đính kèm:

  • docKy thuat trong & phòng trừ sâu hại cho cây lương thực.doc
Bài giảng liên quan