Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm

 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC.

 KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG.

 KỸ THUẬT NUÔI.

 PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP.

 

ppt101 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hơi lúa. Bờ ruộng nên đắp rộng và cao, giữ độ sâu nước từ 6 - 15cm, nên trồng loại lúa ngắn ngày, khi gặt để lại gốc cho lúa nảy chồi.	Trước khi thả ếch phải rào lưới. Dùng 2 tấm lưới nilon khâu lại, độ cao 1,5m trở lên, chân lưới vùi sâu xuống đất trên 10cm. Lưới được buộc vào các cọc nẹp tre, gỗ làm giá đỡ, có thể dùng giấy tẩm dầu, tấm lợp xi măng hay xây tường gạch (tuy nhiên cần chú ý vì những loại vật liệu này thông gió kém, dễ đổ, trôi... khi có mưa bão). Tại các chỗ cửa rào, cửa cống cấp thoát nước cần bịt bằng lưới nilon, mắt lưới to nhỏ tuỳ kích cỡ loại ếch nuôi.Thả ếch 	Khi nhiệt độ nước trên 18oC hoặc sau khi cấy lúa xong 10 ngày thì thả ếch (cỡ 20g/con) vào ruộng, mật độ thả 1.000 con/sào. 	Nên thả cùng cỡ trên một diện tích để tránh con lớn ăn con bé. 	Không thả nòng nọc ở ruộng vì sẽ bị lươn, côn trùng, ếch đồng, thuỷ sinh... ăn.	Nếu ruộng lúa ít côn trùng có thể mắc đèn bẫy sâu bọ, sau khi gặt lúa. 	Trời lạnh ít sâu bọ cho ếch ăn thêm tôm, cá nhỏ, giun... 	Ruộng nuôi giữ nước sâu 6 - 15cm. 	Khi cần phơi nắng, tháo nước cạn dần để nòng nọc rút vào mương bảo vệ hoặc ruộng khoai, ao sen.Chống nóng 	Vào mùa hè, cây lúa còn nhỏ, ruộng không có gì che mát, nhiệt độ có khi lên tới 38 - 40oC, vượt quá mức thích nghi của ếch. 	Vì vậy cần cấy lúa chính vụ hay lúa sớm, khi gặt lúa cần để gốc rạ đều cho mọc lúa chét. 	Cạnh ruộng lúa nên trồng khoai, sen để ếch trú ẩn, hoặc lấy rơm rạ lợp vào một chỗ che mát trên mương để bảo vệ ếch.Chăm sóc 	Ruộng lúa nuôi ếch cần điều chỉnh mật độ cấy thích hợp, cải tiến kỹ thuật bón phân để giảm nhẹ nguồn bệnh, 	Không cần sử dụng đến thuốc trừ sâu, ếch vẫn có thể sinh trưởng và phát dục thuận lợi, 	Không cần phơi ruộng hạn chế lúc đẻ nhánh, ruộng nuôi ếch cần bón lượng phân lót nhiều hơn, giảm hay bỏ hẳn bón thúc để nâng cao hiệu quả bón phân, giảm tác hại cho ếch.Lợi ích 	Nuôi ếch một thời gian thì phần lớn côn trùng trong ruộng có ếch ít hơn, sẽ bớt bệnh hại lúa, nên cũng ít phải phun thuốc trừ sâu.	 Nếu có dùng nên chọn loại ít độc hoặc dồn ếch về khu ruộng khoai, sen để tránh độc vài ngày. 	Tốt nhất là không nên dùng.Kinh nghiệm nuôi ếch đồng ở Cần ThơAnh Tám Keo ở thị trấn Ô Môn Vụ vừa rồi, ao nuôi của anh Tám có gần 3.000 con ếch và anh đã thu hoạch vào dịp giáp tết. Trọng lượng trung bình 5 - 6 con/kg, giá ếch lên 20.000đ/kg, ao nuôi ếch của anh cho thu lợi gần 5 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập khá lý tưởng ở nông thôn. Nuôi ếch Thái Lan ở Đồng Tháp   Ở tổ 1 ấp 3 xã Bình Hàng Tây huyện Cao Lãnh, có anh Nguyễn Văn Thâm, người đầu tiên cho ếch sinh sản và ươm ếch giống. Năm 2004, sau khi rộng bể ươm lên 200m2 với 12 mẻ, mỗi mẻ ươm 30.000 con. Việc chọn địa điểm nuôi cũng phải đảm bảo phù hợp với tập tính, môi trường sinh sống của ếch và phù hợp với quy mô đầu tư của kinh tế hộ, hay kỹ thuật trang trại. Môi trường, nước nuôi cũng cần xem xét một cách cẩn trọng. Nên mua ếch giống cùng cỡ, ếch con có tập tính rất háu ăn, nếu để đói, ếch có thể ăn thịt lẫn nhau, ếch thả nuôi chỉ một lần thôi với mật độ trung bình 100con/ m2. Về thức ăn cho ếch cũng rất thuận lợi, ếch Thái Lan có thể ăn thức ăn viên chế biến sẵn. Sau thời gian từ 3 - 4 tháng, có thể đạt trọng lượng 4 con/kg.	HẠCH TOÁN LỢI NHUẬN CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔITính cho 1 năm: 2 vụ nuôiNUÔI TRONG AO ĐẤT(100 m2)Mật độ thả: 70 con/m2Tỉ lệ sống: 90%Số ếch thu được: 7000 x 90% = 6300conKhối lượng ếch thịt (0.35kg/con): (3 - 4 con/kg)	6300 x 0.350 = 2.205kgSố tiền thu được (giá 30.000đ/kg): 	30.000 x 2.205 = 66.150.000đTổng chi phí: 44.182.500 + 57.500 = 44.240.000đLợi nhuận thu được: 66.150.000 – 44.240.000 = 21.910.000đLợi nhuận/100m2/năm = 43.820.000đ/100m2/năm.Lợi nhuận/m2/năm = 438.200đ/m2/năm.NUÔI TRONG BỂ XIMĂNGMật độ thả: 150 con/m2 ; Diện tích (30 m2)Tỉ lệ sống 90%	Tổng thu:Số ếch thu được: 4.500 x 90% = 4.050 conKhối lượng ếch thịt: 4050 x 0.35 = 1.417kgSố tiền thu được (giá 30000đ/kg): 	30.000 x 1.417 = 42.525.000đTổng chi phí: 24.286.000 + 210.000 = 24.496.000đLợi nhuận thu được: 	42.525.000 – 24.496.000= 18.029.000 đLợi nhuận/30m2/năm =36.058.000 đ/30m2/nămLợi nhuận/m2/năm = 1.201.933 đ/m2/năm.NUÔI TRONG GIAIMật độ thả: 170 con/m2; Diện tích: 60 m2Tỉ lệ sống 90%Số ếch thu được: 10.200 x 90% = 9.180 conKhối lượng ếch thịt: 9180 x 0.35 = 3.213kgSố tiền thu được (giá 30.000đ/kg): 	30.000 x 3.213 = 96.390.000đTổng chi phí: 34.073.500 + 150.000 = 34.223.500đLợi nhuận thu được: 	96.390.000 – 34.223.500= 62.166.500đLợi nhuận/m2/năm =2.072.216 đ/m2/nămLợi nhuận/60m2/năm =124.333.000 đ/60m2/nămĐiều kiện phát sinh bệnhBệnh là do sự thay đổi bất thường một bộ phận cơ quan nào đó của cơ thể hoặc sự xáo trộn tình trạng sức khoẻ của ếch nuôi dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý của chúng.PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH (tt)Bệnh xuất hiện là do sự tác động của 3 yếu tố chính: mầm bệnh - ký chủ - môi trường, trong mối quan hệ của 3 yếu tố này thì yếu tố môi trường giữ vai trò quan trọng, nó điều khiển mối quan hệ giữa vật chủ và mầm bệnh theo hướng có lợi hoặc bất lợi.PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH (tt)Phòng bệnh Vệ sinh và tẩy trùng trước khi nuôi bằng vôi. Ðảm bảo nguồn nước sạch và giữ được vệ sinh khu nuôi ếch; nước ao nuôi không bị chua, thối đục, không có hoá chất độc. Kiểm tra ếch giống khi mua về, có thể tắm nước muối ăn 3%; nếu con nào bị chết phải loại bỏ ra ngay. Ðảm bảo số và chất lượng thức ăn trong từng giai đoạn phát triển của nòng nọc và ếch. Không khuấy động làm ếch giật mình căng thẳng. Cho ăn thức ăn tươi, sạch. Có bóng mát che nắng, chống nóng. Phòng trừ địch hại như: Chim, rắn, chuột... Thường xuyên vệ sinh, tẩy trùng dụng cụ cho ăn, sàn ăn. Không để xảy ra dịch bệnh. PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH (tt)Hiện tượng ăn nhau Nguyên nhân: Nuôi mật độ cao, Thức ăn không đủ. Kích cỡ nuôi không đồng đều.Phòng chống: Mật độ không quá cao. Thức ăn phải đủ chất (đạm phải đúng) và phân bố đều và nhiều lần trong ngày. Thường xuyên lọc và phân cỡ bể nuôi khi ếch nhỏ dưới 50g. Phòng bệnh (tt)MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶPBệnh trướng hơi (sình bụng)Bệnh đường ruột (bệnh kiết lỵ) Bệnh lở loét đỏ chân (đốm đỏ đùi) Bệnh trùng bánh xe Bệnh mù mắt, cổ quẹo Bệnh do nấm Bệnh giun, sán Bệnh bọt khíMỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)Bệnh trướng hơi (sình bụng)Nguyên nhân: Do ếch ăn thức ăn ôi thiu hay do cho ăn quá nhiều ếch không tiêu hóa được. nguồn nước nuôi dơ do ít thay nguồn nước.Triệu chứng bệnh: Bụng ếch trương phồng lên, ếch nằm yên một chổ. Một số con có hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên. Trong ruột có dịch lỏng có lẫn một ít thức ăn. Ếch bị sình bụng MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)Trị bệnh: Ngưng cho ăn 1 - 2 ngày. Làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi. Trộn vào thức ăn Sulphadiazine và trimethroprim (4 - 5gr/kg thức ăn). Sử dụng liên tục 5 ngày. Phòng bệnh: Định kỳ trộn các men (enzymes) tiêu hóa vào thức ăn của ếch. (2 - 3gr men Lactobacillus trong 1 kg thức ăn) hay Sunfat đồng (CuSO4 ) 0,5 - 0,7g/m3 nước phun toàn ao hoặc nước muối ăn 3% trong 10 phút. Thay nước thường xuyên và giữ nước nuôi sạch. Bệnh trướng hơi (sình bụng) (tt)MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)Bệnh đường ruột (bệnh kiết lỵ)Dấu hiệu: Thường thấy là ếch bài tiết ra phân trắng và phân sống. Khi bị bệnh hậu môn đỏ, bóp hậu môn thấy máu chảy ra. Ếch bị Bệnh đường ruột MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)Trị bệnh: Dùng một viên Ganidan/1.000-3.000 con/ngày ( hoặc 1 viên/1kg thức ăn), trộn vào thức ăn liên tục trong 3 - 4 ngày. Khi nòng nọc, ếch giống và ếch thịt bị bệnh phải giảm lượng thức ăn xuống còn 50% lượng thức ăn hàng ngày. Bệnh đường ruột (bệnh kiết lỵ) (tt)MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)Bệnh lở loét đỏ chân (đốm đỏ đùi)Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila phát triển khi môi trường nước nuôi dơ và khi ếch bị shock. Triệu chứng bệnh: Ếch giảm ăn, di chuyển chậm, có những nốt đỏ trên thân, chân bị sưng và dấu hiệu rõ nhất là gốc đùi có tụ huyết. Giải phẩu nội tạng, thấy xuất huyết trong ổ bụng. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)Trị bệnh: khi bệnh mới phát sẽ có tác dụng tốt. Dùng kháng sinh 5 - 7 ngày. Norfloxaxine 5g/kg thức ăn. Oxytetracycline 3 - 5g/kg thức ăn. Ngâm ếch trong dung dịch Iodine 5 - 10 ml/1m3 nước. Dùng thuốc Sunfat đồng phun xuống với liều lượng 1,5g/m3.Phòng bệnh: Giữ nước sạch và thường xuyên thay nước. Khi phát hiện ếch bị bệnh phải tách những con bệnh ra khỏi đàn để tránh lây lan. Bệnh lở loét đỏ chân (đốm đỏ đùi) (tt)MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)Bệnh trùng bánh xeTriệu chứng bệnh: Ký sinh ở da nòng nọc, khi trời nóng, gió đông thường xảy ra bệnh này. Khi có trùng ký sinh, da ếch tiết ra nhiều dịch nhờn, tạo nên những điểm màu trắng bạc. Trị bệnh: Dùng sunfat đồng liều lượng 0,5 - 0,7g/m3 nước phun toàn ao, hoặc tắm cho ếch với liều lượng 1 - 2g/m3 trong vòng 10 - 15 phút hay tắm trong nước muối 2 - 3% trong vòng 10 - 15 phút. Bệnh mù mắt, cổ quẹoTriệu chứng: Mắt bị viêm sưng. Mắt đục và mù cả hai mắt. Biến dạng cột sống và cổ quẹo. ếch thường xuyên quay cuồng và chết. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng có tài liệu cho là do vi khuẩn Pseudomonas sp.MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)	Trị bệnh: Loại bỏ những con có triệu chứng bệnh. Khử trùng bể bằng Iodine liều lượng 5 - 10ml/m3 nước bể. Bệnh do nấm Tác nhân gây bệnh: Do nấm Achya sp gây ra. Triệu chứng: Toàn thân ếch , cũng có khi chỉ ở những chỗ khe có những búi nấm trắng, mắt thường có thể nhìn thấy. Phòng bệnh: Trong quá trình nuôi luôn kiểm soát môi trường thật tốt, định kỳ khử trùng bằng vôi bột. Trị bệnh: Dùng formalin với nồng độ 20 - 25 ml/m 3 tắm cho ếch.MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)Bệnh bọt khí Nòng nọc nhiễm bệnh có bụng phình to chứa đầy chất dịch trong suốt. Nguyên nhân: do thiếu thay nước và sử dụng trực tiếp nước ngầm không qua xử lý bằng cách sục khí. Cách trị: Nuớc ngầm phải được bơm và sục khí ít nhất 1 ngày trước khi sử dụng. Khi thay nuớc không nên thay quá nhiều. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)Bệnh giun, sánNguyên nhân: Ếch thường bị bệnh sán lá, sán sơ mít và giun ký sinh. Hiện tượng: Ếch chậm lớn.Trị bệnh: Trộn các loại thuốc tẩy giun sán lẫn với thức ăn hoặc có thể dùng peperracin 1g/1 kg thức ăn. Phải tẩy vài lần mới hết được giun sán.MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP (tt)Chúc bà con thành côngChúc bà con thành công

File đính kèm:

  • pptech la doi tuong than thien vung dbscl.ppt
Bài giảng liên quan