Kỹ thuật nuôi lươn

1/ Xây bể :

Cũng có người nuôi lươn bằng chum , bằng thùng phuy . Tuy nhiên , đó chỉ là cách tạm bợ . Tốt nhất là ta nên xây bể . bể xây cần chắc chắn , có thành cao , gần nguồn nước , không bị lụt hay khô cạn , dễ tháo nước . Lươn là loài luồn lách giỏi và luôn tìm mọi cách để thoát thân . Tuy bể nuôi có nhiệm vụ chính là ngăn chặn nhưng ta cũng cần thiết kế sao cho càng gần giồng với môi trường sống ngoài tự nhiên của lươn càng tốt .

Kích thước của bể nuôi không cố định . Một số cơ sở đã xây bể theo kích thước rộng 1m , dài 3-5 m, cao 1-1,2 m. Tốt nhất là bể được xây chìm dưới đất từ 20-40 cm . Trong đó đổ một lớp bùn nhuyễn cũng khoảng

 

ppt8 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi lươn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kỹ thuật nuôi lươn ( Viết tóm tắt theo “Kỹ thuật nuôi lươn “_ Nguyễn lân Hùng _nxb Nông Nghiệp 1992 ) 1/ Xây bể :Cũng có người nuôi lươn bằng chum , bằng thùng phuy . Tuy nhiên , đó chỉ là cách tạm bợ . Tốt nhất là ta nên xây bể . bể xây cần chắc chắn , có thành cao , gần nguồn nước , không bị lụt hay khô cạn , dễ tháo nước . Lươn là loài luồn lách giỏi và luôn tìm mọi cách để thoát thân . Tuy bể nuôi có nhiệm vụ chính là ngăn chặn nhưng ta cũng cần thiết kế sao cho càng gần giồng với môi trường sống ngoài tự nhiên của lươn càng tốt . Kích thước của bể nuôi không cố định . Một số cơ sở đã xây bể theo kích thước rộng 1m , dài 3-5 m, cao 1-1,2 m. Tốt nhất là bể được xây chìm dưới đất từ 20-40 cm . Trong đó đổ một lớp bùn nhuyễn cũng khoảng 20-40 cm . Phía trên có một lớp nước khoảng 10-20 cm . Ở một đầu bể ta đổ một lớp đất thịt khoảng 50-60 cm và rộng ít nhất 40-50 cm . Đất này chính là chổ để lươn đào lổ làm tổ . Đất cho vào không nên để lẫn mảnh sành , gạch vở , đá sỏi . Cần làm kè đất bằng tre nứa đan thưa để lươn có chổ chui ra chui vào . Phía trên lớp đất ta trồng cỏ hay rau khoai cho mát và để giữ đất .Bố trí một chổ cố định trong bể để làm chổ cho lươn ăn để tiện cho việc theo giỏi việc lươn ăn đồng thời dễ làm vệ sinh chổ thức ăn lươn ăn thừa .Bể nuôi lươn cần một mái che thoáng mát hoặc 1 giàn dây leo phía trên.Ta thả bèo tây vào ½ diện tích mặt nước để che mát và lọc nước trong bể .Ngang với mặt bùn có một lổ thoát để dễ dàng tháo thay nước . Thấy nước bắt đầu bẩn thay ngay là tốt nhất . Chổ này phải có nút đậy chắc chắn để ngăn lươn con chui ra .2/ Thả lươn :Có thể mua lươn ở chợ hoặc bắt về làm giống . Chú ý phân biệt lươn đực lươn cái :-Lươn đực thường có đuôi dài , bụng nhỏ và cứng , đầu thon , mỏm nhọn , năng hoạt động hơn lươn cái . Những con dài từ 54cm trở lên hầu như toàn là lươn đực .- Lươn cái bụng to và mềm , da mỏng , đầu to , lổ hậu môn rộng và hơi đỏ hồng . Những con có chiều dài từ 20-26 cm chủ yếu là lươn cái .Lươn có một đặc điểm quan trọng là lúc đầu luôn luôn là lươn cái . Sau khi đẻ lươn cái biến dần thành lươn đực .Lúc mới nở lươn lớn tương đối nhanh , chúng tăng trọng mạnh nhất vào năm thứ 3 trở đi .Trước lúc lươn cái tới đẻ trứng , lươn đực chui vào và phun bọt đầy tổ đẻ , lươn cái chui vào và đẻ trứng lên đám bọt đó . Lúc đầu đám bọt có màu trắng , khi trứng sắp nở đám bọt ngã sang màu vàng . Lươn con nở ra thường rút vào các đám bèo tây . Trong tự nhiên , lươn thường đẻ rộ sau các trận mưa rào , chúng thường đẻ vào lúc sáng sớm Mật độ thả lươn tuỳ thuộc vào cỡ lươn , thời gian nuôi và khả năng cung cấp thức ăn . Với cỡ lươn từ 10-40cm nên thả với mật độ 50-300 con/m2 . Lươn càng lớn mật độ thả lươn càng giảm .Chú ý thả cùng một cỡ lươn , không thả chung lươn lớn và lươn nhỏ , đề phòng lúc đói con lớn có thể ăn thịt con nhỏ . Do đó , lươn con đẻ ra cũng cần phải được tách ra nuôi riêng, việc tách này có thể tiến hành bằng cách dùng các cụm bèo tây thả trước cửa hang , lươn con nở ra chui vào , ta dùng rổ đan dày vớt cả cụm . Lúc thả lươn cũng là lúc bắt đầu phải cho lươn ăn .3/ Cho lươn ăn :Thức ăn của lươn chủ yếu là động vật . Chúng thích ăn các loại động vật đã chết và bắt đầu rửa :chó chết , mèo chết , gà chết  khi cho vào bể lươn sẽ được chúng xơi sạch.Các phụ phẩm của lò mổ : lá sách trâu bò , da động vật loại bỏ  cua xẻ nhỏ , tôm , tép cá ốc vàng , ốc sên , ốc vặn ,  đập nhỏ , cho vào ô nuôi , lươn cũng ăn tất .Cũng giống như nhiều loài thuỷ sản khác , lươn đặc biệt thích ăn giun (vì vậy người ta thường dùng giun để câu lươn , câu cá ), do đó , nên kết hợp nuôi lươn với nuôi giun đất .Một số thí nghiệm cho thấy có thể độn thêm bột , cám , rau xanh vào khẩu phần ăn của lươn , ta ủ chua rau , bèo , bã đậu , cám , bột cá và cho lươn ăn Tuy nhiên thức ăn động vật vẫn là nguồn chính để nuôi lươn .Lươn thích ăn vào buổi tối , nên cho ăn vào một giờ cố định kết hợp với việc hình thành một số phản xạ có điều kiện cho lươn như kết hợp với tắt đèn , gõ nhẹ Thức ăn nên đổ vào một tấm liếp và để chìm dưới nước hoặc cho gọn vào một khu vực. Không nên để lươn đói nhưng cũng không nên để thức ăn thừa lưu qua ngày trong bể nuôi . Phải thường xuyên theo dõi việc lươn ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp . Dọn sach phần thức ăn thừa để đảm bảo vệ sinh cho bể nuôi .4/ Chăm sóc :Lươn là loai hoang dã nên có khả năng thích ứng cao đối với các biến đổi của môi trường . Tuy nhiên , trong điều kịên nuôi dưỡng , với mật độ thả dày , lươn cũng có thể mắc một số loại bệnh như :bệnh trùng mỏ neo , bệnh sáng lá , bệnh mốc nước  bệnh có thể lan truyền nhanh và khó chữa . Các bệnh nay sinh ra chủ yếu do môi trường nước bị ôi nhiễm .Vì vậy , để đảm bảo phòng bệnh ta phải luôn luôn giữ sạch nguồn nước . Tốt nhất , mổi tuần nên thay nước 1-2 lần . Loại bỏ những con chết hoặc những con có biểu hiện ốm yếu trong bể nuôi . Định kỳ làm vệ sinh bờ đất trong bể nuôi .Tránh để bể nuôi bị mặt trời nung nóng , phía trên bể cần có giàn che thưa .Buổi tối , lươn ngoi lên trên cạn , có thể bị mèo chuột bắt , ta cần chú ý ngăn chặn .Tuyệt đối không cho các nguồn nước có xà phòng , vôi , tro vào bể nuôi lươn. Mùa rét lươn rút vào hang , ta nên chú ý thêm rơm lên ô đất để giữ nhiệt cho chúng .Tuỳ vào kích cỡ của lươn mà ta nên chuẩn bị thức ăn cho chúng đầy đủ . Thức ăn tốt , lươn sẽ rất khoẻ .Khi vận chuyển lươn cần dùng các vật đựng trơn nhẵn như thùng nhôm , nồi chậu  nên cho vào đó một ít nước để lươn sống . Nếu có con nào chết phải vớt ra ngay . Nên vận chuyển lươn vào hôm mát trời .Lươn là loài dễ nuôi , tuy nhiên giá trị kinh tế của nó không nhỏ . Thị trường trong và ngoài nước luôn có nhu cầu rất lớn về lươn . Vì vậy, lươn là một đối tượng vật nuôi tốt mà cúng ta nên xem xét . 

File đính kèm:

  • pptKy thuat nuoi Luon.ppt
Bài giảng liên quan