Kỹ thuật trồng mộc nhĩ

Mộc nhĩ có thể trồng trên các loại giá thể khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là mùn cưa và thân cây gỗ . Đối với mỗi loại giá thể có những phương pháp khác nhau .

1/ Trồng mộc nhĩ trên mùng cưa :

a/ Xữ lý nguyên liệu :

Có thể dùng các loại mùn cưa khác nhau , tuy nhiên , không dùng mùn cưa đã bị mốc , mùn cưa của các loại có tinh dầu hoặc của các loạu cây độc . Tốt nhất là dùng mùn cưa bồ đề của các nhà máy sản xuất diêm .

Mùn cưa được thu về , phơi khô để sử dụng lâu dài

ppt16 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng mộc nhĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 chăm sóc và thu hái :Khi mộc nhĩ bắt đầu mọc nên chuyển chúng sang phòng khác để tiện chăm sóc và thu hái . Tới lúc này phải tưới nước và tưới liên tục. Mổi ngày tưới 2-3 lần . Không được mở miệng túi để tưới nước vào trong , làm như vậy sẽ gây sủng nước và thối giống . Tốt nhất là dùng bình bơm và phun sương trên mặt túi . Hạt nước nhỏ , đều sẽ tạo ẩm cho cả khu vực và ngấm dần qua vết rạch để vào túi . Lượng nước tưới nhiều hay ít tuỳ thuộc vào thời tiết và khả năng ra nấm . Về nguyên tắc , trời nắng nấm ra nhiều , khi đó phải tưới thường xuyên hơn . Ngược lại , trong điếu kiện không thuận lợi , nấm ra thưa , việc tưới chỉ cần vừa phải .Chỉ sau vài ngày mộc nhĩ đã đạt kích thước tối ưu , lúc này ta tiến hành thu hoạch. Khi hái ta hái cả cụm rồi tách ra từng cây riêng biệt . Làm nhẹ nhàng tránh làm dập nát cánh mộc nhĩ . Đem chúng đi rửa sạch , ngâm vào chậu nước có một ít vỏ quýt, vỏ cam. Ngâm độ 1 đêm , hôm sau vớt ra đem phơi sẽ được mộc nhĩ đẹp hơn và giá cao hơn .Khu vực trồng nấm cần kín gió nhưng cũng cần ánh sáng . Aùnh sáng ở mức ánh sáng nhẹ trong phòng có cửa kính là vừa . Cố gắn giữ độ ẩm trong phòng luôn luôn trên mức bão hoà . Giai đoạn thu hoạch kéo dài 25-30 ngày . Mỗi tuần thu hái 1 lần . Kết thúc mỗi đợt tiến hành dọn sạch khu vực nuôi trồng . Túi nilông đem rửa sạch và có thể dùng cho đợt sau d/ Một số loại bệnh và cách phòng trừ :Trồng mộc nhĩ trên mùng cưa thường xuất hiện một số bệnh như : mốc xanh , mốc vàng hoa cau hoặc mốc đen. Các loại nấm này phát triễn đồng thời cùng với sợinấm . Chúng có thể làm chết hoàn toàn sợi nấm . Nấm mực cũng hay xuất hiện , chúng mọc ngay trong túi nilông và cạnh tranh chất dinh dưỡng với mộc nhĩ .Nguyên nhân bị các bệnh này chủ yếu do chọn lựa và xữ lý nguyên liệu chưa đảm bảo . Ngoài ra nếu độ ẩm trong túi quá cao cũng đễ bị bệnh . Để phòng chống lại các loại bệnh này cần phải hết sức coi trọng khâu xữ lý nguyên liệu , đảm bảo đủ nhiệt độ và đủ thời gian hấp . Sau mỗi trồng nhà xưởng phải được vệ sinh thường xuyên và phải được giữ cho thông thoáng . Nếu thấy xuất hiện bệnh thì tốt nhất là tách chúng ra khỏi khu vực nuôi trồng , nhất là giai đoạn ươm để tránh lây lan . Chế độ nước tưới cũng nên tuân thủ theo các hướng dẫn ở trên để đảm bảo độ ẩm vừa đủ .2/ Trồng mộc nhĩ trên thân cây gỗ : a/ Chọn gỗ và nhà xưởng :Có rất nhiều loại gỗ có thể trồng mộc nhĩ . Tuy nhiên các loại gỗ có nhựa màu trắng , thân gỗ mềm , xốp , không độc , không có tinh dầu thì có thể trồng mộc nhĩ tốt như : sung , vả , mít , ngái , bồ đề , đa búp đỏ , duối , si , dâu da , xoan , so đủa , cao su, sau sau Thậm chí thân cau ,thân dừa mộc nhĩ được . Điều cần lưu ý là ta cần trồng trên cây tươi . Tốt nhất là sau khi chặt độ 7-10 ngày thì cấy giống . Không cấy giống lên cây khô . Các đoạn thân có đường kính từ 5cm trở lên đến cả gốc cây điều có thể làm giá thể trồng mộc nhĩ . Nên cắt cây thành đoạn để làm giá . Tốt nhất mỗi đoạn dài 1,2-1,5 m, đường kính tù 10-20 cm.Các đoạn gỗ này được đưa vào các nơi tập trung như :các nhà xưởng cũ , , các phòng bỏ không , các ngăn chuồng trại tạm thời chưa sử dụng  thậm chí có thể dựng tạm các láng trại dưới tán cây lớn để che được mưa nắng , kín gió và nền sạch sẽ để dễ thoát nước , nơi gần nguồn nước và tiện đường giao thông .b/ Dụng cụ và giống :Để trồng mộc nhĩ trên cây gỗ cần có loại búa chuyên dùng để tạo lỗ trên thân cây. Loại búa này ở gần đầu có mũi khoang và có đường thông để phoi gỗ bật ra ngoài , đường kính mũi khoang từ 1,2- 1,5 cm .Ngoài ra ta cần chuẩn bị bình tưới nước hoặc phun nước , một số bao tải gai hoặc chiếu cũ đã được giặt sạch phơi khô để làm vật che phủ đống ủ .Giống cần chuẩn bị chu đáo , không dùng giống già quá hoặc non quá . Giống già là giống đã tạo mộc nhĩ ngay trong chai , túi đựng , giống non là giống chưa ăn kín xuống dưới . Nếu có hiện tượng nhiễm tạp các loại giống và mốc khác thì giống cũng không tốt . Ta thấy chai giống trắng từ trên xuống dưới là tốt . Giống là khâu cực kỳ quan trọng , quyết định sự thánh bại tronh việc nuôi trồng mộc nhĩ . Vì vậy , cần mua giống ở những cơ sở có kinh nghiệm và uy tín , tránh mua giống lung tung .Việc tính toán thời khai thác và sử dụng gỗ và sử dụng giống phải thật ăn khớp với nhau để tránh tình trạng gỗ đã chặt mà giống chưa có hoặc ngược lại . Chúng ta biết cần ít nhất 1 tháng để sản xuất giống , do đó phải có hợp đồng thật cụ thể .c/ Cách trồng :Cây gỗ sau khi chặt được cắt thành từng đoạn dài khoảng 1,2 – 1,5 m . Nhúng hai đầu đoạn gỗ vào dung dịch nước vôi đặc để chống bệnh nấm mốc phát triển . Các chổ xây sát cũng cần bôi nước vôi . Ta loại bỏ các đoạn gỗ đã bị nấm mốc hoặc bị sâu đục phá bên trong . Gỗ xếp lại đễ khoảng 1 tuần cho chảy bớt nhựa.Dùng búa chuyên dụng tạo lổ trên cây gỗ . Mỗi lổ cách nhau 15-20 cm và sâu độ 1-2 cm . Các hàng lổ cách nhau khoảng 10cm và so le nhau , các lổ cần cách mép đoạn gỗ 5-7cm . Nhặt các phoi gỗ bật ra và cất đi để sau này còn dùng tới. Tra giống vào trong các lổ . Mỗi lổ cho khoảng 2/3 chiều sâu ( lượng giống trong mỗi lổ bằng 2-3 hạt ngô ) . Dùng các phoi gỗ đậy lên trên , lấy đầu búa tán nhẹ xung quanh cho phẳng mặt và kín miệng lổ . Nếu cẩn thận có thể lấyximăng đặc vừa phải (như kiểu bột trẻ em ) quét lên mặt gỗ đã được lấp kín bởi các phoi gỗ . Làm như vậy để tránh các loại nấm mốc khác xâm nhập vào trong cây. Mặt khác còn không cho kiến đào bới . Cũng có nơi dùng đất sét mới khai thác miết vào miệng lổ . Cách làm này đơn giản , rẻ tiền .Sau khi đã tra giống , xếp gỗ vào nhà ươm , kê gạch để chúng cách nền độ 15- 20 cm và xếp theo hình khối cao 1,5 m dài tuỳ ý . Trên phủ bao tải hoặc chiếu cũ đã chuẩn bị từ trước và được làm ướt . Nhiệm vụ hàng ngày lúc này là tưới để giữ đủ ẩm vào lớp bao tải phủ ở ngoài đống ủ này . Lưu ý tránh tưới nhiều nước làm cho chúng thấm vào cây gỗ , làm giống chết do sũng nước trong các lổ . Khoảng 15- 20 ngày cần đảo lại đống ủ cho đều và kiểm tra xem mộc nhĩ có mọc loan ra hay không . Kiểm tra bằng cách lấy 1 cây trong đống ủ và cưa ngang qua một lổ . Nếu thấy sợi nấm trắng ăn sâu vào thân gỗ là được . Ngược lại , nếu chúng cĩ màu đen là giống đã chết . Kiểm tra kỹ và loại bỏ các cây cĩ giống chết . số cây tốt tiếp tục xếp lại và ủ tiếp khoảng 15-20 ngày nữa . Sau giai đoạn này nấm bắt đầu mọc ra .Khi mộc nhĩ mọc , chúng sẽ phát triển ra khắp xung quanh thân gỗ vì giống đã mọc loan ra khắp nơi . Cây con mọc lên lốm đốm trắng , chi chít và sần sùi như da cĩc , phải chuyển các đoạn này đến khu vực tiện cho việc tưới nước, chăm sĩc và thu hái .Lúc này xếp gỗ theo chiều thẳng đứng như kiểu giá súng và tưới nước trực tiếp vào cây gỗ . Mổi ngày tưới khoảng 2-3 lần , tốt nhất là phun bằng bình phun bơm cho thấm ướt khắp thân cây gỗ theo mọi chiều . Sau 5-7 ngày , mộc nhĩ đã mọc lớn , ta tiến hành thu hái . Việc thu hái tiến hành bình thường như trong tự nhiên . Những cây to mép xoăn (biểu hiện đã già ) hái trước . Những cây nhỏ để lại , chúng sẽ lớn dần lên . Quá trình thu hái kéo dài trong khoảng 6-8 tháng liên tục . Trong suốt giai đoạn này vẫn phải tưới nước thường xuyên . Tuỳ thời tiết nắng nĩng nhiều hay ít mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp . Mặt khác theo dõi lượng mộc nhĩ mọc nhiều hay ít cũng là một yếu tố quan trọng để xác địng lượng nước tưới cho phù hợp . Cứ 15-20 ngày tiến hành đảo gỗ một lần . Đảo đầu trên xuống đầu dưới , đảo trong ra ngồi , ngồi vào trong làm sao đảm bảo độ ẩm đồng đều cho mọi phía của khúc gỗ và cả đống gỗ . Cần điều chỉnh ánh sáng sao cho cây mộc nhĩ cĩ màu đen sẫm , tối quá thì mộc nhĩ sẽ cĩ màu nhạt, tới khi mộc nhĩ mọc mạnh thì giữ mức sáng ở mức trong phịng cĩ mở cửa , ta cần nhìn màu sắc của mộc nhĩ mà điều chỉnh lượng ánh sáng cho phù hợp . Thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nền nhà và khu vực xung quanh nơi chất gỗ . Nguồn nước tưới hàng ngày phải dùng nước sạch . Nếu dùng nước bẩn để tưới sẽ sinh bệnh hại nấm .d/ Thời vụ nuơi trồng :Do đặc tính của mộc nhĩ là ưa ẩm và nĩng ẩm nên đối với các tỉnh miền Bắc tốt nhất là trồng vào cuối tháng ba , cịn ở các tỉnh phía Nam thì cĩ thể trồng quanh năm.Năng suất bình quân khoảng 12-15 kg mộc nhĩ khơ/ m3 gỗ . Khi kết thúc vụ nuơi , ta cĩ thể tận dụng lại số gỗ đĩ đễ làm củi đun. Một số nơi cịn xếp lại , vụ sau tiếp tục tưới nước để tận dụng thêm một năm nữa .e/ Các loại sâu bệnh :Trồng mộc nhĩ ít cĩ sâu bệnh , nếu cĩ thì ảnh hưởng của nĩ cũng khơng lớn . Tuy nhiên cũng nên chú ý một số kẻ thù sau đây : kiến , chuột hay tìm tới các lổ để moi giống ra ănvào thời kỳ đầu khi ta ươm giống . Do đĩ , phải tìm mọi cách để xua đuổi hoặc tiêu diệt chúng . Một số loại nấm mốc , đặc biệt là mốc xanh và bệnh “rễ tre” thường phát sinh từ giai đoạn ươm cho tới suốt giai đoạn nấm ra . Chúng cạnh tranh dinh dưỡng với mộc nhĩ , rất khĩ loại trừ chúng . Tốt nhất nếu phát hiện chúng thì ta tiến hành cách li ngay khúc gỗ đĩ , làm vệ sinh để nấm bệnh khơng cĩ điều kiện phát triển .Điều cuối cùng mong các bạn chú ý là phải hết sức thận trọng trong khâu chọn giống . Giống tốt là một điều kiện quan trọng để dẩn tới thắng lợi . 

File đính kèm:

  • pptKy thuat trong Moc nhi.ppt
Bài giảng liên quan