Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía đường và một số cây khác

1- Yêu cầu ngoại cảnh

Cây mía có khả năng thích ứng rộng, tận dụng tốt năng lượng ánh sáng mặt trời. Cây mía có các yêu cầu cơ bản sau đây để cho năng suất, chất lượng cao:

a- Nhiệt độ:

- Thời kỳ mía nảy mầm cần nhiệt độ trên 15oC.

- Thời kỳ mía đẻ nhánh cần nhiệt độ từ 21-15oC.

- Thời kỳ phát triển lóng cần nhiệt độ từ 30-32oC

- Thời kỳ mía chín cần nhiệt độ dưới 30oC và biên độ chênh lệch về nhiệt độ khá lớn giữa ngày và đêm.

 

doc52 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía đường và một số cây khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.
Cây ăn quả nhiệt đới thường ít chịu đốn tỉa. Riêng cây ổi và cây táo gai chịu đốn tốt hơn. Lý do: ổi ra hoa quả ở cành non khi đốn cành non ra nhiều, có thể chọn vị trí cho ra hoa quả. Đốn tạo hình cần làm sớm, mục đích để cành khung khỏe, có thể sau khi ngắt ngọn để 4 cành khung, 3 tháng sau cắt cành khung, để lại mỗi cành một đôi cành cấp hai.
Sau khi ra quả một vài năm, cành già, thì cắt bớt cành nhỏ cành yếu rũ xuống. 
Thường đốn đau ở giữa hai hàng cây để dễ đi lại.
IV - Thu hoạch và bảo quản
Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín. Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ.
Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém. Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm. Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6, 7 : 50 tấn/ha và hơn.
Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn.
Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 150C độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ.
www.caycanhvietnam.com
Kỹ thuật trồng sấu ăn quả
Sấu là cây ăn quả ở vùng nhiệt đới với bộ lá xanh tốt quanh năm, được người dân thành thị, nông thôn trồng nhiều để lấy quả và tạo bóng mát. 
Nhân giống 
Chọn những quả chín vàng ở cây sấu từ 7 - 10 năm tuổi cho năng suất cao, ổn định. Ngâm quả trong nước sạch khoảng 5 - 7 ngày cho thối rữa hết thịt quả. Dùng rổ tre thưa và cát khô chà sát hết phần thịt quả, hong khô hạt trong bóng râm. Sau đó ngâm hạt trong nước nóng, khoảng 540 C trong 5 - 10 phút để khử nấm bệnh và kích thích nảy mầm. Tiếp tục ngâm nước lạnh từ 18 đến 24 giờ, đãi sạch nước chua nhớt, ủ hạt trong cát ẩm 75 - 80% trong 20-30 ngày, hạt sẽ nút nanh. Đem hạt vào gieo ở các túi bầu nilon có kích cỡ 5 x 10cm với đất bột nhiều màu, đất phù sa 50% + 50% phân chuồng hoai mục ở độ sâu 3 - 4cm. Đặt bầu ươm cây con vào vườn ươm, bầu cách bầu 10cm, che 50-70% ánh sáng trực tiếp. Sau khi cây mọc cao: l5-20cm có 2-4 lá thật chuyển sang bầu nilon kích thước 15 x 30cm với hỗn hợp giá thể 50% đất + 50% phân chuồng hoai mục, tiếp tục che 50-70% ánh sáng trong 15 - 20 ngày, đặt khoảng cách bầu là 30cm, sau đó bỏ bầu che nắng và chăm sóc bình thường đến khi xuất vườn. 
Trước khi xuất vườn khoảng hai tháng, tiến hành đảo cây, chặt đứt bộ rễ cái để kích thích cây ra nhiều rễ phụ sau này đem trồng không bị chột. Ở giai đoạn này, cây con thường nhiễm bệnh lở cổ rễ nếu bị mưa nhiều, để phòng tránh nên phun định kỳ 10 - 15 ngày/lần bằng các loại thuốc Anvil 5SC hoặc Valiacin. 
Trồng sấu 
Sấu là loại cây không kén đất, nhưng nên chọn trồng ở vùng đất cát pha, thịt nhẹ có tầng dày dưới 1m, mực nước ngầm hơn 1m. Muốn trồng sấu lấy quả phải trồng dày với khoảng cách hàng cách hàng 5 - 7m, cây cách cây 2-3m. Sau khi sấu được 5-6 năm tuổi, nên tỉa bớt những cây không sai quả. Hố trồng có kích thước 0,8 - 1m, bón mỗi hố 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg lân; Đặt bầu cây con vào sao cho cổ rễ ngang với mặt đất, giậm chặt chung quanh cách gốc 15-20cm cho khỏi vỡ bầu, tưới đẫm nước cho mỗi cây từ 3-5 lít. Duy trì độ ẩm cho cây từ 75-80% trong 20 ngày đầu để cây khỏi chết. Khi cây cao từ 0,8-1m nên bấm ngọn, nếu trồng sấu làm cây bóng mát thì bấm ngọn ở độ cao 1,8-2m. Mỗi cây giữ 3-4 cành tỏa đều ra bốn hướng tạo thành bộ khung vững chắc cho cây sấu trưởng thành sau này. 
Bón phân 
- Giai đoạn cây dưới 5 tuổi, bón 2-3 tháng/lần, mỗi lần 0,2kg đạm + 0,1kg kali + 0,1kg lần. 
- Giai đoạn cho thu hoạch quả bón kết hợp tỉa cành la, phòng sâu bệnh sau khi thu hái quả: từ 20-30kg phân chuồng + 0,2-0,3kg đạm + 0,5-1 kg lân + 0,1 - 0,2kg kali. Bón thúc hoa vào tháng 1, mỗi cây 0,2-0,3kg đạm + 0,2-0,3kg kali. Bón thúc quả vào tháng 4, mỗi cây 0,2 - 0,3kg đạm + 0,3-0,5kg kali. 
Chú ý bón khi trời mưa ẩm hoặc sau khi tưới nước, vị trí bón theo hình chiếu của tán cây.
Theo Báo nhân dân điện tử
Kỹ thuật trồng trám trắng
Trám trắng là cây bản địa, đa mục đích, được nhân dân ta ưa chuộng. Là cây gỗ lớn. Trám trắng có thể cao 25 đến 30m, đường kính ngang ngực 70-80cm, thân tròn thẳng, tán lá gọn và xanh quanh năm.
Kỹ thuật hạt giống cây con.
Giống.
- Giống phải thu hái từ những cây đã có 2 mùa quả trở lên (9-10 tuổi), cây mẹ sinh trưởng tốt, phát triển cân đối, không bị sâu bệnh, cong queo.
- Quả trám trắng chín vào tháng 9-10. Khi thấy quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng mơ, ăn có vị chua ngọt, nhân hạt màu trắng mới thu hái. Không thu hái non ảnh hưởng đến chất lượng cây con.
- Sau khi thu hái về, cần loại bỏ những quả kém phẩm chất, sau đó vun thành đống ủ trong 2-3 ngày. Ngâm quả vào nước nóng khoảng 600C (2 sôi 3 lạnh) trong thùng có nắp đậy kín, sau 2-3 giờ vớt ra và tách lấy hạt, có thể đem gieo ngay hoặc bảo quản ẩm.
- Hạt chế biến xong cần bảo quản trong cát ẩm từ 5-8% hoặc bảo quản trong tủ lạnh có nhiệt độ ổn định 50C.
Vườn ươm: Vườn ươm nên gần nơi trồng rừng và thuận tiện cho việc vận chuyển cây con. Mặt vườn cần bằng phẳng, thoát nước, rọi nắng và gần nguồn nước. Vườn phải đặt xa nguồn bệnh và tách rời khu canh tác nông nghiệp.
Tạo bầu:
- Vỏ bầu được làm bằng PE màu trắng đục hay đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu và vận chuyển không bị rách. Kích thước bầu 9x14cm, không đáy đục lỗ xung quanh để ươm cây 6-7 tháng và 12x18 cm có đáy nhưng cắt góc đục lỗ xung quanh cho cây ươm trong vườn 15-16 tháng.
- Thành phần ruột bầu gồm đất tầng A dưới tán rừng 90%, phân chuồng hoai 9% và Supe lân Lâm Thao 1%. Ba thành phần được trộn đều nhau.
- Bầu được đóng đầy, chặt sau đó xếp thành luống rộng 0,8-1m, dài 5-10m, mặt bầu bằng phẳng. Các luống bầu đặt cách nhau 50-60cm để thuận tiện việc đi lại chăm sóc cây con. Xung quanh luống bầu lấp đất cao bằng 2/3 bầu, rải đất bột vào khe hở giữa các bầu.
Gieo ươm:
- Xử lý hạt: Ngâm hạt vào nước lã từ 10-12 giờ sau đó tiến hành ủ hạt. Chọn nền xi măng hoặc nền đất cứng ngoài trời, đổ 1 lớp hạt cát xuống dưới dày 5cm, tiếp đó rải 1-2 lớp hạt ở giữa sau đó đổ cát và san đều để cát lấp kín hết khe hở giữa các hạt trám, trên cùng rải 1 lớp cát dày 3-5cm và tưới đẫm nước, dùng rơm rạ phủ lên trên để giữ ẩm. Sau 20 ngày hạt bắt đầu nảy mầm.
- Thời vụ gieo ươm thích hợp nhất là tháng 10-11 ngay sau khi thu hái và chế biến xong.
- Khi hạt đã nảy mầm áp dụng 1 trong 2 cách cấy cây như sau: để cho cây mọc khỏi mặt luống, khi lá đã xòa hết và màu lá đã chuyển từ vàng sang xanh thì nhổ lên đem cấy vào bầu, hoặc chọn những hạt đã nứt nanh đem cấy vào bầu, lấp kín đất dày 1cm và tưới nước cho đủ ẩm ngay sau khi cấy xong.
Chăm sóc cây
- Giai đoạn cây con ở vườn ươm cần có dàn che bóng, mức độ che giảm dần theo tháng tuổi, 20 ngày đầu che bóng 100% sau đó giảm 50%, khi cây mầm đã có 1-2 lá thật (khoảng 40 ngày) thì giảm xuống 25%. Giỡ bỏ dàn trước lúc trồng khoảng 1-1,5 tháng.
- Thường xuyên phải tưới nước đủ và định kỳ 20 ngày 1 lần làm cỏ phá váng cho cây con.
- Định kỳ bón thúc 1 tháng 1 lần bằng phân NPK tỷ lệ 2%, tưới 3 lít/1m2, phải tưới rửa lá ngay sau khi tưới phân. Tuyệt đối không dùng đạm urê để tưới thúc cho cây.
- Thường xuyên quan sát để đề phòng nấm bệnh và sâu hại cây con. Nếu bị lở cổ rễ thì dùng Benlat nồng độ 0,03-0,05% phun đều lên luống và ngừng tưới nước. Nếu bị sâu ăn lá thì bắt bằng thủ công hoặc dùng thuốc Malathion nồng độ 0,1% phun 1 lít nước/5m2.
- Trong quá trình chăm sóc cây con ở vườn ươm cần tiến hành đảo bầu 2 lần, lần 1 sau khi cấy 2 tháng và lần 2 trước lúc trồng 1-1,5 tháng.
Trồng rừng
Vùng trồng: Trám có thể trồng được ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nơi có tính chất đất rừng, độ dày tầng đất trên 0,5m, thoát nước và nơi ít bị khô hạn.
Phương thức trồng.
- Trám trắng có thể trồng hỗn giao với các loài cây bản địa khác và có sử dụng cây họ đậu che bóng 3-4 năm đầu. Kỹ thuật xử lý thực bì trong phương thức này là phát trắng lớp thực bì cũ, dọn sạch trên mặt đất sau đó thiết kế đào hố trồng rừng. Giữa 2 hàng cây chính gieo hoặc trồng 1 hàng cây phù trợ. Mật độ trồng là 1.200-1.600 cây/ha, trong đó trám trắng 50%.
- Trồng kết hợp với cây nông nghiệp trong 2-3 năm đầu.
- Trồng theo rạch ở những nơi thực bì là cây bụi, cây tái sinh có chiều cao bình quân dưới 3m. Kỹ thuật xử lý thực bì là mở các rạch rộng 2m, trên rạch phát trắng, thiết kế trồng 1 hàng cây ở giữa. Mật độ 550-600 cây/ha.
Thời vụ trồng.
- Tùy theo từng vùng sinh thái khác nhau nhưng trám trắng có thể trồng được cả 3 vụ xuân hè từ tháng 2 - tháng 4 và hè thu từ tháng 5 - tháng 8.
Hố trồng:
Kích thước: 40x40x40cm, hố phải cuốc trước khi trồng 1-1,5 tháng, lấp hố sau khi cuốc 15 ngày. Hố lấp phải đầy, ở giữa cao hơn hỗ 3-5cm.
 Trồng cây:
Trồng bằng cây có bầu được ươm tại vườn có tuổi từ 7-9 tháng hoặc 15-16 tháng. Tiêu chuẩn cây con loại 7-9 tháng có chiều cao 40-60cm, đường kính cổ rễ lớn hơn 0,45cm, loại cây 15-16 tháng có chiều cao bình quân 70-100cm và đường kính cổ rễ lớn hơn 0,7cm, cây sinh trưởng bình thường không sâu bệnh hoặc cụt ngọn.
 Chăm sóc và bảo vệ rừng non:
Sau khi trồng cần chăm sóc tiếp 4 năm liền.
- Năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba mỗi năm chăm sóc 3 lần: 2 lần phát và xới quanh gốc, 1 lần phát quang cỏ dại và cây bụi chèn ép cây trồng, kết hợp điều chỉnh cây phù trợ không cho cây phù trợ che bóng ngọn Trám trắng.
- Năm thứ tư: chăm sóc 2 lần gồm 1 lần phát, xới quanh gốc và 1 lần phát quang.
- Trong phương thức nông lâm kết hợp việc chăm sóc chủ yếu là kết hợp lúc chăm sóc cây nông nghiệp.
Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh
- Rừng trồng cần được bảo vệ nghiêm ngặt không chăn thả trâu, bò, dê trong khu vực rừng trồng.
- Khi phát hiện có sâu bệnh cần báo với cơ quan chuyên môn để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Nguồn: Thông tin Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp

File đính kèm:

  • docKy thuat trong va cham soc mia duong & cây khác.doc
Bài giảng liên quan