Kỹ thuật và phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

. Lý do chọn đề tài.

 Điền kinh là môn thể thao có nguồn gốc lịch sử lau đời, nó ra đời cùng với sự phát triển loài người. Điền kinh được phát triển rộng trên tất cả các nước trên thế giới vì nó là môn thể thao đa dạng, phong phú, để tăng cường sức khoẻ cho con người

 Chính vì vậy các môn điền kinh không ngừng được nâng cao. Ở nước ta môn điền kinh được phát triển sâu rộng ở mọi miền. Trong các trường học, môn điền kinh còn là chỉ tiêu rèn luyện thân thể. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước có chính sách mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thể thao. Phong trào tập luyện thể dục thể thao từng bước mở ra nhiều hình thức, được đồng bào, quần chúng ủng hộ, tham gia tập luyện.Thể dục thể thao thành tích cao ngày càng phát triển, các đoàn thể thao n ước ta tham gia thi đấu quốc tế ngày càng phát triển cả về số lượng lẩn chất lượng, mang. Các VĐV của nước ta giành được nhiều thành tích cao trên đấu trường quốc tế, mang lại vinh quang cho Tổ Quốc. Đứng trước tình hình ngày càng lớn mạnh của TDTT nước nhà, Trung ương ra chỉ thị 36CT/T W đối với công tác TDTT với 3 nhiệm vụ trọng tâm:

Thể thao cho mọi người

Thể thao th ành tích cao

Quan hệ quốc tế

 

ppt28 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 4463 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật và phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
và độ ngã hân người nhiều, bàn đạp còn là điẻm tỳ để đạp chân khi xuất phát. Từ năm 1887 VĐV Sarin (Mỹ) đã sử dụng kỹ thuật xuất phát thấp nhưng chưa có bàn đạp. Kỹ thuật: Cách đóng bàn đạp: Có 3 cách : Kiểu phổ thông, kiểu gần, kiểu xa. - Kiểu phổ thông: Bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1-1,5 bàn chân. Bàn đạp sau cách bàn đạp trước 1,5 bàn chân ( bằng độ dài cẳng chân ). Gốc độ bàn đạp trước 45-500, bàn đạp sau 70-800. Khoảng cách giữa 2 bàn đạp 1 bàn chân. - Kiểu gần: Giữ nguyên bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1-1,5 bàn chân, đưa bàn đạp sau lại gần bàn đạp trước 1 bàn chân - Kiểu xa: Giữ nguyên bàn đạp sau cách vạch xuất phát 3-3,5 bàn chân, đưa bàn đạp trước lại gần bàn đạp sau cách bàn đạp sau 1 bàn chân. Khoảng cách giữa 2 bàn đạp và việc đặt 2 bàn đạp xa hay gần vạch xuất phát phụ thuộc vào đặc điển thể hình và tố chất thể lực của người chạy. Gốc nghiên các mặt tựa bàn đạp thay -đổi tuỳ thuộc vào khoảng cách từ bàn đạp đến vạch xuất phát. Bàn đạp gần vạch xuất phát thì gốc độ nhỏ, xa vạch xuất phát gốc độ tăng lên. -Các khẩu lệnh: “vào chổ”, “sẵn sàng”, “chạy”. Lệnh chạy được thay bàng tiếng súng phát lệnh. - Khi có lệnh “vào chổ” người chạy hít sâu vài lần rồi tiến ra trước bàn đạp rồi ngồi xuống, chống 2 tay trước vạch xuất phát. Từ tư thế này người chạy chuyển đặt từng chân vào bàn đạp, yêu cầu bàn đạp áp sát vào bàn chân, mũi chân chạm đất. Sau khi hạ gối chân sau người chạy thu tay về sau vạch xuất phát. Chống các ngón tay xuống đất, ngón cái hướng vào trong các ngón kia hướng ra ngoài. Tay chống thẳng tự nhiên, tỳ trên đất ở độ rộng bằng vai hoặc lớn hơn một chút. Lúc này vai hơi nhô ra trước để tự nhiên, trọng lượng dồn về tất cả các điểm tựa - Khi có lệnh “sẳn sàng”: Người chạy hơi duổi chân, nhắc gối rời khỏi mặt đất từ từ nâng cao mông, trong tâm chuyển ra trước, lúc này trọng lượng cơ thể dồn về 2 tay và chân trước, điểm dội của trọng tâm cách vạch xuất phát khỏng 10-20 cm. Chú bàn chân phải tỳ sát vào mặt tựa của bàn đạp và tập trung tư tưởng cao độ để nghe tín hiệu xuất phát. b. Chạy lao sau xuất phát Giai đoạn chạy lao sau xuất phát bắt đầu từ khi chân rời khỏi bàn đạp đến khi người chạy đạt được tốc độ gần cực đại với bước chạy tương đối ổn định. Nhiệm vụ của chạy lao là đạt tốc độ nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất. Kỹ thuật chạy lao: - Độ ngã của thân người về trước rất lớn, bước đầu tien gần như song song với mặt đất, các bước sau độ ngã ít dần đi. Độ ngã này liên quan đến việc đạp sau tích cực để tăng nhanh tốc độ. - Động tác đạp sau rất tích cực, những bước chạy đầu tiên góc độ đạp sau nhỏ khoảng 40-420. Góc độ này được tăng dần trong quá trìnhtăng tốc độ và đạt khoảng 450 khi chuyển sang giai đoạn chạy giữa quảng. - Điểm đặt chân chống trước trong những bước đầu sang điểm dọi của trọng tâm cơ thể. Điều này có nghĩa là người chạy có xu hướng đổ vè trước, chính vì vậy mà tầng số bước phải rất nhanh. - Điểm đặt chân trong chạy lao không cùng nằm trên đường thẳng ở những bước đầu màđặt sang hai bên, sau đó thu gần lại và cuối cùng nằm trên đường thẳng. - Những bước đầu trong chạy lao tay dánh tích cực theo hướng trước sau. c. Chạy giữa quảng Bắt đầu từ khi chạy lao 25-30m đến khi chạy về cách đích khoảng 15-20m Nhiệm vụ chạy giữa quảng là duy trì và phát huy tốc độ cao nhất đã đạt được sau chạy lao. Tốc độ người chạy thường đạt cao nhất ở mét thứ 50-60 của cự li 100m. Kỹ thuật chạy giữa quảng - Thân người có độ ngã vè trước từ 5-100 - Chân đặt trên đường chạy phải tiếp súc bằng nữa bàn chân trên, mũi chân thẳng hướng đường chạy, khi đặt phải có đàn tính của cổ chân và độ miết chân tiếp súc đất để hạn chế khi lực phản khi chống trước. Điểm đặt chân trong khi chạy phải nằm trên đường thẳng - Chân đạp sau phải tích cực duổi hết các khớp, góc độ đạp sau thường từ 40-450. Việc lăn đùi về trước len cao của chân lăng có tác dụng tăng cường áp lực đạp đất của chan đạp sau. - Đánh tay trong chạy giữa qủang bàn tay nắm hờ, vai thả lỏng, góc độ giửa cẳng tay và cánh tay khoảng 900, khi đánh ra trước hướng đánh vào trong ngang cằm thì dừng lại. Nhịp điệu đánh tay và nhiệp điệu của chân gắng bó chặt chẽ với nhau. Đánh tay tích cực sẽ dẫn đến động tác đạp chân tích cực. 	Giai doạn chạy giữa quảng là giai đoạn dài nhất trong quá trình chạy vì vậy giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất trong 4 giai đoạn kỹ thuật d. Về đích: Giai đoạn về đích gồm có chạy về đích và chạm đích, đây là giai đoạn cuối của chạy 100m. Giai đoạn này dài khoảng 15-20m cuối cùng của cự li chạy, khi tốc độ cực đại của người chạy giảm xuống ( thông thường khoảng 3-8%) Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là dồn hết sức để hoàn thành tốt cự li chạy và nhanh chóng chạm day sớm nhất. Kỹ thuật: Tương tự như chạy giữa quảng song cần phải tăng cường động tác dạp sau hơn, độ ngã thân người về trước củng nhiều hơn, khi chách dây đích khoảng 1,5-2m nhanh chóng gập thân trên vừa đưa một bên vai về trước. Động tác chạm đích có ý nghĩa lớn để xếp thứ hạng khi có nhiều người chạy cùng về đích. 2. Phương pháp giảng dạy chạy cự li 100m Giảng dạy chạy 100m người ta phải giải quyết những nhiệm vụ theo trình tự sau: Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm đúng về kỹ thuật. Biện pháp: Cho học sinh xem tranh ảnh, hình vẽ kỹ thuật Phân tích những khâu cơ bản của từng giai đoạn kỹ thuật Làm mẫu toàn bộ kỹ thuật hoặc từng phần kỹ thuật động tác Nhiệm vụ 2:Dạy kỹ thuật trên đường thẳng. Biện pháp: Chạy đều với tốc độ trung bình khoảng 50-100m để sửa động tác chạy Chạy tăng tốc độ 50-80m với cường độ ¾ sức. Chạy nhanh ban đầu sau đó chạy theo quán tính 60-80m. Tập các động tác bổ trợ chuyên môn, chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau 30-40m Tập động tác bổ trợ chuyên môn với tầng số nhanh dần, với cự li chuyển thành chạy bình thường. Tập động tác đánh tay. Chạy theo các vạch kẻ sẳng trên đường dể sửa chữa biên độ dộng tác cự ly 60m-80m Chú ý:- Lúc đầu cho tập riêng biệt, khi đã nắm kỹ thuật mới cho tập theo tổ Về kỹ thuật chú ý cách chuyển hông, đạp sau thẳng Khi thực hiện tăng tốc cần chạy thoải mái, không gò bó giật cục. Nếu kỹ thuật chạy không tốt thì chưa nên cho chạy tốc độ tối đa. Giáo viên cần đứng ngang để quan sát kỹ thuật đạp sau, nâng đùi và sửa chữa cho chính xác. Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao. Biện pháp: Giới thiệu cách đóng bàn đạp. Cho học sinh vào vị trí xuất phát làm quen với các tư thế vào chổ và sẳn sàng. Học sinh ở tư thế sẳn sàng sau đó đạp chân xuất phát nhưng bị người đứng trước đẩy nhẹ vai ngược lại. Tập xuất phát thấp có và không có lệnh. Xuất phát theo lệnh và chạy 20-30m kiểm tra độ dài các bước chạy. Xuất phát chạy lao có mức giây hạn chế phía trên để tránh dựng thân trên lên sớm. Tập xuất phát thấp bật vào hố cát. Chú ý: Đầu tiên nên dạy cáhc đóng bàn đạp kiểu phổ thông, khi đã thành thạo thì có thể cho chọn 1 kiểu thích hợp với mình. Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật chạm dây đích. Biện pháp: Giới thiệu kỹ thuật chạm dây đích, tập động tác 1 bước cuối cùng chạm đích. Chạy chậm làm động tác chạm dây đích. Chạy trung bình và nhanh 20-30m làm động tác chạm đích Chú ý: Nên bố trí từng đôi, từng tổ ngang sức với nhau để cùng chạy và tập chạm đích. Nhắc nhở học sinh phảigiữ tốc độ tối đa không được giảm tốc độ khi chạm đích, khi chạy qua đích không đựoc dừng đột ngột mà phải giảm dần tốc độ. Người cầm dây đích càn cầm lỏng và quan ssát người chạy để điều chỉnh dộ cao đây đích vàbảo đảm an toàn. Nhiệm vụ 5: Hoàn thiện kỹ thuật chạy 100m. Cho chạykết hợp các giai đoạnkỹ thuật trên cự li 60m ngắn hơn cự li 100m với cường độ 2/3 – ¾ sức Tham gia kiểm tra thi đấu. Cho học sinh làm quen với bài tập với tốc dộ cao, chạy lặp lại, chạy biến tốc, chạy theo cường độ qui định. Giáo viên cần tăng dần yêu cầu và tốc độ theo các buổi tập. Qua quá trình tập luyện và kiểm tra. Kết quả đạt được thể hiện qua bảng sau: KHẢO NGHIỆM TÍNH PHÙ HỢP VÀ KHẢ THI CÁC PHƯƠNG PHÁP - Giáo viên phải có kế hoạch tập luyện phù hợp đối với kỹ thuật chạy 100m - Học sinh tập luyện phải đúng với mục đích yêu cầu và điều kiện của bài chạy cự li 100m sẽ mang lại cho người học một kết quả khả thi hơn. Để đạt được kết quả tốt hon thì học sinh phải thường xuyên tập luyện để hoàn thiện kỹ thuật chạy cự li 100m để đạt được kết quả cao nhất. - Phải ghi nhận thành tích năm trước và đề ra kế hoạch cho năm sau. Thành tích của năm học 2009-2010 đạt 100% trên trung bình. - Chỉ tiêu đề ra đầu năm học 2010 – 2011 là 20% đạt loại giỏi; 50% đạt loại khá 30% đạt loại trung bình trên tổng số 72 học sinh. */Tóm lại nhờ áp dụng phương pháp tập luyện hợp lí, khoa học, học sinh tập luyện tích cực, chủ động nên kết quả kiểm tra đạt 100% từ trung bình trở lên. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Kết luận: - Kỹ thuật và phương pháp giảng dạy chạy 100m đạt được kết quả là do quá trinhg giảng dạy đã đề ra kế hoạch cụ thể, khoa học và trích luỹ kinh nghiệm củng như không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp cùng với sự cố gắng tập luyện của 72 học sinh lớp 9 nên kết quả đạt được khá khả quan tỉ lệ trung bình trở lên đạt 100% 2. Kiến nghị: - Qua quá trình giảng dạy kỹ thuật và phương pháp giảng dạy chạy cự li 100m cho học sinh khối 9 còn gặp nhiều khó khăn một số vấn đề sau: +. Về trang thiết bị còn hạn chế. +. Điều kiện sân bãi tập luyện còn hạn hẹp không đủ cự li theo yêu cầu tập luyện +. Ý thức học tập của học sinh chưa cao - Để kết quả giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đở và chỉ đạo của BGH trường, Sở GD & ĐT Trà Vinh cùng với sự quan tâm giúp đở của chính quyền địa phương. Để việc giảng dạy của tôi đạt được kết quả mỹ mảng hơn. - Trên đây là phần ghi nhận của riêng tôi trong quá trình giảng dạy kỹ thuật chạy 100m. Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ quí đồng nghiệp và BGH, để giúp tôi hoàn thiện hơn trong vấn đề giảng dạy Kỹ thuật chạy 100m đạt được kết quả tốt hơn. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Sách giáo viên thể dục 9 2.Bộ GD&ĐT (2001), “tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khoẻ trong trường học các cấp”, (hội nghị khoa học giáo dục và đào tạo lần thứ III), NXB TDTT Hà Nội, tr.3 – tr.278. VIII. MỤC LỤC: 

File đính kèm:

  • pptsang kien kinh nghiem powerpoint.ppt
Bài giảng liên quan