Làm thế nào để trẻ chậm phát triển trí tuệ tiếp thu tốt họat động làm quen với toán

-Ngày nay với sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ thì giáo dục cũng phát triển phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo năng lực và phát triển nhân tài cho đất nước. Trong hệ thống giáo dục bậc học mầm non là bậc học khởi đầu do vậy những thay đổi tất yếu nên bắt đầu từ bậc học mầm non. Việc đổi mới trong giáo dục mầm non bắt nguồn từ các môn học trong đó việc hệ thống các bài tập toán bước đầu cho trẻ làm quen nhằm phát triển tư duy sáng tạo, tính tích cực, phẩm chất năng động của người lao động .

doc16 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm thế nào để trẻ chậm phát triển trí tuệ tiếp thu tốt họat động làm quen với toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
c hiện : Cho mỗi em từng loại qủa đặt qủa lên bảng tên của mình 
wHoạt động lĩnh hội tri thức toán của học sinh thông qua việc tham gia bài tập : 
 -Các em đã biết:
 +Nhận biển tên của mình ?
 +Nhìn mũi tên A 	 Quả táo có biết nói “ Em tên A được ăn qủa táo” ?
 +Khi thứ tự tên và qủa thay đổi em có bị lúng túng không 
 xXây dựng bài tập :
 -Đưa cho các em một bức tranh trên đó có vẽ các cây có chim đậu : có cây không có chim đậu , có cây có một , hoặc hai , hoặc ba, hoặc bốn , hoặc năm chim đậu 
 -Với cây không có chim đậu thì tay trái em chỉ cây , tay phải đưa lên nắm các ngón với nhau thành nắm đấm ( Số 0).
 -Với cây có một chim đậu thì em đưa một ngón tay ra (tức là cho số chim ứng với số ngón tay)
Bài tập 5 : Chắp hình
 uTri thức toán học cần hình thành qua bài tập :
 -Làm cho các em nhận biết , phân biệt rồi sắp xếp các loại hình tròn , hình vuông , hình tam giác qua các trò chơi chắp hình 
vCách tổ chức bài tập :
 -6 hình tròn , 6 hình vuông , 12 hình tam giác 
 -Trò chơi này để các em hình thành khái niệm về dạng các hình đơn giản 
*Giới thiệu và hướng dẫn bài tập : 
 -Ngồi trước cái hộp chứa năm loại hình , lấy ngẫu nhiên và gọi tên hình , song đặt chồng lên hình có sẵn
 -Thay đổi thứ tự các hình để xem các em có phân biệt được các hình không 
 -Các em dùng hình đó để chắp hình khác nhau mà các em chọn tùy ý Ví dụ : cái nhà , biển báo hiệu , con người ( cô giáo gợi ý cho các em) 
wHoạt động lĩnh hội tri thức toán của học sinh thông qua việc tham gia bài tập : 
 -Khả năng nhận biết hình dạng
 -Khả năng gọi đúng hình
 -Khả năng sáng tạo bằng chắp hình
xXây dựng bài tập:
 -Chồng hình :
 +Trên tờ giấy có 5 hình tròn , 5 hình vuông , 5 hình tam giác. Ngoài ra có các hình giống nhau như vậy nhưng đã cắt rời. Cho các em dán các hình rời vào tờ giấy cho các hình trùng nhau.
 Để kích thích tính tích cực và tạo sự thích thú cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán tôi thực hiện lồng ghép tích hợp cùng với các hoạt động khác như :
Hoạt động văn học : nhờ vào môn học này đã cung cấp và làm giàu vốn từ cho trẻ nhờ vậy trẻ hiểu được từ ngữ trong câu hỏi , bài tập vì trong toán sử dụng ngôn ngữ văn học nhưng ẩn phía trong là nhiệm vụ nhận thức của bài toán 
+ Ví dụ : Trong chuyện «  Tích Chu » bà gọi : 1 lần , 2 lần , rồi lại 3 lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại .
Câu hỏi : Đố các con bà đã gọi Tích Chu bao nhiêu lần ?
àKhi trẻ trả lời thì trẻ phải biết tách nhiệm vụ nhận thức ra khỏi câu lượng, hình dạng, kích thước ngày càng được củng cố và khắc sâu tri thức .
-Hoạt động tạo hình : cũng hỗ trợ cho kiến thức môn toán rất nhiều như khi dạy trẻ nặn các con vật bò sát , giun , rắn ta có thể lồng ghép đặt những câu hỏi về kích thước dài ngắn .
 Câu hỏi : Tại sao con biết đây là con giun ? ( vì nó ngắn hơn)
 Tại sao con biết đây là con rắn ? ( vì nó dài hơn )
Hoạt động âm nhạc : cho trẻ kết hợp nghe các bài hát về số : bài Tập đếm , kết hợp vận động với dụng cụ âm nhạc theo tiết tấu,theo phách  
Tóm lại : Nhờ sự hỗ trợ về kiến thức của các môn học khác ta có thể vận dụng hệ thống câu hỏi- bài tập một cách linh động , sáng tạo trong mọi lúc mọi nơi hoạt động giúp trẻ hình thành, cũng cố , rèn luyện kỹ năng toán học và vận dụng các kiến thức treong cuộc sống một cách linh hoạt ,đồng thời phát triển các giác quan của trẻ .
Biện pháp 5 :Tuyên truyền vận động phụ huynh 
 Trong tinh thần hướng các cháu đến cuộc sống tự lập, hòa nhập cộng đồng,trẻ biết đọc, đếm tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh, trao đổi qua sổ liên lạc qua bản tin tuyên truyền đến phụ huynh biết về chương trình học của trẻ ở lớp để hỗ trợ cho giáo viên hiểu thêm về đặc điểm tâm sinh lý của trẻû các mặt trẻ làm được và chưa làm được, từ đó giúp giáo viên có hướng phát huy những mặt tốt của trẻ, rèn luyện thêm những mặt chưa đạt để trẻ ngày càng hoàn thiện hơn .
 Vận động phụ huynh phối hợp cùng giáo viên thực hiện các bài tập tại nhà và trao đổi những phương pháp để giáo dục trẻ đạt kết quả .
III. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Mặt tích cực :
- Trẻ thích thú khi được hoạt động làm quen với toán và nhận biết, đếm được các đồ dùng đồ chơi trong lớp theo hướng tự phát và theo yêu cầu của giáo viên .
- Sự quan tâm tạo điều kiện của phòng giáo dục, của ban giám hiệu giúp giáo viên nắm bắt ,vận dụng những phương pháp biện pháp vào trẻ chậm phát triển trí tuệ nhằm tạo cơ sở cho trẻ tiếp thu bài học như những đứa trẻ bình thường khác một cách tốt nhất . 
- Phụ huynh đã có phần tìm hiểu , trao đổi về các họat động của trẻ trong ngày và thống nhất cách giáo dục trẻ tại trường .
Mặt hạn chế :
- Ngôn ngữ phát âm của trẻ chưa rõ 
- Cơ tay còn yếu khi thực hiện các bài tập có sử dụng viết 
IV NHỮNG BÀI HỌC KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN VÀ VẬN DỤNG SÁNG KIẾN:
Ban giám hiệu có sự thống nhất trong việc lập kế hoạch dạy trẻ khuyết tật và tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ .
Giáo viên học hỏi kinh nghiệm về trẻ khuyết tật và tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đối với trẻ khuyết tật đòi hỏi có sự kiên nhẫn và hiểu về tâm sinh lý trẻ .
Ngôn ngữ trẻ chưa hòan thiện, vốn từ thiếu .Do đó giáo viên phải chọn những ngôn ngữ hướng dẫn ngắn gọn ,rõ ràng,gần gũi,giọng điệu phải nhẹ nhànghấp dẫn, thu hút sự chú ý của trẻ .
Về phương pháp hướng dẫn chủ yếu dùng phương pháp trực quan và luyện tập thực hành nhưng cần phải phối hợp thêm một số phương pháp điều chỉnh giúp cho hoạt động làm quen với toán đạt hiệu quả hơn.
Khi đưa ra kế hoạch, theo dõi đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ giáo viên luôn coi trẻ là một chủ thể tích cực. 
Đối với trẻ : cần có sự hỗ trợ tích cực giữa phụ huynh và nhà trường trong việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý tre,û nhằm giúp cho giáo viên có những thuận lợi giao tiếp với trẻ để có những phương pháp, biện pháp thích hợp trong việc giáo dục trẻ để đạt hiệu quả cao hơn
V HIỆU QUẢ BAN ĐẦU :
- Qua những phương pháp biện pháp đã nêu trên tôi áp dụng vào cho học sinh lớp mình và trẻ có những tiến bộ như sau 
- Đối với trẻ : trẻ đã tự tin và mạnh dạn hơn khi thực hiện các bài tập ,các câu hỏi không còn rụt rè như trước nữa và khi thực hiện trẻ đã biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai .
- Trong các giờ học, trẻ đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô . 
- Trẻ đã biết thực hiện các bài tập theo yêu cầu 
- Trẻ đã biết lắng nghe , biết chờ đợi đến lượt của mình thực hiện các trò chơi.
- Trẻ nhận biết số và hình ở mọi lúc mọi nơi , phát âm cũng tương đối 
VI KIỂM NGHIỆM:
Thông qua đề tài đã nghiên cứu, tôi đã dần hiểu được từng trẻ trong lớp mình và trẻ đã cùng hợp tác với tôi thực hiện các bài học một cách thứng thú . Trẻ tự tin hơn trong học tập, khi thực hiện bài tập thao tác nhanh hơn, thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên.Và kết quả tiếp thu bài của học sinh được thể hiện qua bảng thống kê 
Thời gian
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Đầu năm
12
0
0%
5
45%
7
55%
Học kì I
12
6
50%
5
45%
1
5%
Tháng3 / 08
12
8
66,6%
4
33,3%
VII KẾT LUẬN :
 Trong tương lai theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật , cuộc sống của người khuyết tật có lẽ sẽ được thay đổi rất nhiều . Cách nhìn nhận rằng : nếu có những cách thức khác hỗ trợ cho khiếm khuyết của người bị tật thì người đó vẫn có thể tự lập được trong xã hội ngày càng lan rộng.
 Đối với ngành giáo dục, đặc biệt là trẻ khuyết tật hay trẻ chậm phát triển trí tuệ hiện nay được sự quan tâm của xã hội, giúp trẻ được hoà nhập với cộng đồng và học tập như một đứa trẻ bình thường .Vì thế để giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể học tập tốt như một đứa trẻ bình thường, thì người giáo viên phải có những phương pháp biện pháp thật khéo léo đối với trẻ, thông qua việc phải hiểu tâm sinh lý của trẻ qua các hành động ,cử chỉ , điệu bộ mà trẻ thể hiện .
 Do đó , tôi nhận thấy trên đậy chỉ là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu, nhằm giúp giáo viên có những biện pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ đạt hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật . Tôi nghĩ cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm, để góp phần vào việc đưa trẻ khuyết tật hoà nhập tốt với cộng đồng trong những thời gian sắp tới 
 Ngày 10 tháng 3 năm 2008
 Người viết
 Đống Thị Phương Anh 
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SKKN TRƯỜNG:
Đã thông qua xét duyệt của Hội đồng SKKN cấp trường với nhận xét và đề nghị sau:
SKKN có giá trị:	
Đã tiến hành kiểm nghiệm tại: Trường Chuyên biệt Bình Minh.
Vào thời gian : 	
Và mang lại hiệu quả :	
Đề nghị Hội đồng SKKN Quận công nhận SKKN đạt cấp :	
 năm học 2007-2008 
 Ngày tháng năm 2008
 Chủ tịch HĐ
 LÊ THỊ DUNG
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SKKN QUẬN:
 Ngày tháng năm 2008
 Chủ tịch HĐ

File đính kèm:

  • doc2436_SKKN PHUONG ANH 2008.doc
Bài giảng liên quan