Lập kế hoạch cho một Chuyên đề sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn
Để lập kế hoạch nghiên cứu chuyên đề sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn có thể theo 5 bước sau đây:
2.4.1. Xác định chuyên đề hay ý tưởng
- Các chuyên đề sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn thông thường xuất phát từ các ý tưởng: (1) trong quá trình dạy học gặp phải khó khăn nào đó, cần thiết phải cải tiến để thoát khỏi những khó khăn; (2) muốn thử nghiệm một cái gì đó mới mẻ.
- Việc lựa chọn và đặt tên cho các chuyên đề cần đảm bảo các nguyên tắc ở mục 2.
2.3. Lập kế hoạch cho một chuyên đề sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn Để lập kế hoạch nghiên cứu chuyên đề sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn có thể theo 5 bước sau đây: 2.4.1. Xác định chuyên đề hay ý tưởng - Các chuyên đề sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn thông thường xuất phát từ các ý tưởng: (1) trong quá trình dạy học gặp phải khó khăn nào đó, cần thiết phải cải tiến để thoát khỏi những khó khăn; (2) muốn thử nghiệm một cái gì đó mới mẻ. - Việc lựa chọn và đặt tên cho các chuyên đề cần đảm bảo các nguyên tắc ở mục 2. Ví dụ: Trong nhiều năm nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy rất phổ biến, Nhà nước đầu tư khá nhiều kinh phí cho việc mua sắm các thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, cần đặt ra câu hỏi "Liệu công nghệ thông tin có tác động thực sự đến việc nâng cao chất lượng dạy và học không" Mặc dù chúng ta có thể thu thập được một số bằng chứng nhất định về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học của GV và HS, song những bằng chứng đó còn rời rạc, chưa tạo thành bức tranh đầy đủ về những gì đang sảy ra khi công nghệ thông tin đưa vào ứng dụng trong dạy học. Với tư cách là tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn cần thiết phải nêu vấn đề này ra trước tổ/nhóm, để cùng với GV nghiên cứu, thảo luận và ứng dụng. 2.4.2. Mô tả hành động cần tiền hành nghiên cứu chuyên đề và trình bày cơ sở đặt vấn đề Người nghiên cứu chuyên đề cần quyết định những hành động cụ thể cần thực hiện và cần nghiên cứu. Bước này yêu cầu cần mô tả rõ ràng các hành động thực hiện; cơ sở đặt vấn đề cho các hành động đó; thảo luận kết quả mong đợi; đối tượng tham gia và chịu tác động của nghiên cứu; nguồn lực cần thiết để tạo ra những thay đổi theo dự kiến; dự kiến những vấn đề còn vướng mắc, nảy sinh. Ví dụ: (1) Hành động: Tôi sẽ tập hợp một số GV trong tổ thành một nhóm nghiên cứu chuyên đề để tìm hiểu câu hỏi "Làm thế nào để công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập". Nhóm sẽ nghiên cứu sự thay đổi trong việc sử dụng công nghệ trong cách lên lớp của GV này khi họ tham gia vào việc tìm hiểu do bản thân họ đặt ra. (2) Cơ sở đặt vấn đề: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, thông qua các tài liệu hiện có cũng như kinh nghiệm làm quản lí của bản thân, kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô giáo sẽ giúp đạt được mục tiêu đặt ra của chuyên đề. (3) Dự kiến kết quả mong đợi (xác định mục đích nghiên cứu). (4) Đối tượng tham gia và chịu tác động của nghiên cứu. (5) Nguồn lực cần thiết để tạo ra những thay đổi theo dự kiến. (6) Dự kiến những vấn đề phát sinh 2.4.3. Viết các câu hỏi cần nghiên cứu của chuyên đề Câu hỏi nghiên cứu của chuyên đề là một phần cốt lõi của việc lập kế hoạch. Những câu hỏi này sẽ quyết định phương pháp thu thập thông tin và phân tích dữ liệu và dự kiến kết quả nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể sẽ giúp cho người nghiên cứu luôn đi đúng hướng và hành động có hiệu quả. Câu hỏi nghiên cứu là gợi ý để xây dựng đề cương chi tiết cho chuyên đề. Ví dụ: Những GV trong nhóm nghiên cứu chuyên đề cần nghiên cứu để trả lời câu hỏi: Công nghệ nâng cao chất lượng học như thế nào? Câu hỏi 1. Quan niệm về ứng dụng CNTT; Ứng dụng CNTT như thế nào là phù hợp Câu hỏi 2. Những GV tham gia nghiên cứu họ nhận thấy những thay đổi trong lớp của họ như thế nào khi ứng dụng công nghệ thông tin? Lí giải về những thay đổi đó. Câu hỏi 3. Việc tham gia nhóm nghiên cứu có tác động gì đến động lực ứng dụng công nghệ thông tin và sự thành thạo của GV trong ứng dụng CNTT? Câu hỏi 4. Việc tham gia vào chuyên đề này có tác động như thế nào đến việc dạy trên lớp của GV? Trên cơ sở các câu hỏi được đặt ra, nhóm nghiên cứu cùng nhau xây dựng đề cương chi tiết cho chuyên đề và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Gợi ý đề cương Tên chủ đề: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC I. Vai trò của CNTT với việc nâng cao chất lượng dạy học II. Ứng dụng CNTT trong dạy học 1. Quan niệm về ứng dụng CNTT trong dạy học 2. Gợi ý các hoạt động dạy học ứng dụng CNTT 3. Những lưu ý khi ứng dụng CNTT trong dạy học III. CNTT với việc tổ chức các hoạt động dạy học IV. Kết quả thử nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học 2.4.4. Xây dựng kế hoạch thu thập tài liệu - Ghi chép các ý kiến trong các buổi họp của nhóm. - Thu thập các nghiên cứu của các chuyên gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Thu thập và so sánh, đối chiếu kết quả học tập của HS trước và sau khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. 2.4.5. Kế hoạch thời gian để thực hiện, phân công chuẩn bị Ví dụ: Tháng Nội dung 9 Mời các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn và có thể mời thêm các GV của các trường lân cận tham gia nghe trình bày mục đích của nhóm nghiên cứu; ghi nhận tiếp thu các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. 10, 11 Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu thực hiện các nội dung của chuyên đề; thu thập tư liệu, thông tin từ việc tiến hành thử nghiệm; đọc góp ý (chú ý làm thế nào để mọi thành viên trong tổ đều được tham gia chuẩn bị). Phân tích số liệu; viết dự thảo trả lời các câu hỏi; Đọc góp ý,... 11 Hoàn chỉnh chuyên đề dưới dạng báo cáo. Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu tại tổ chuyên môn hoặc với GV toàn trường. Tổ chức triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy thường nhật.
File đính kèm:
- Du lieu SHCĐ.doc