Lịch Sử Đội Thanh Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh

Trên thế giới hiếm có một dân tộc nào như dân tộc Việt Nam ta, trong tâm thức của mọi thế hệ từ đời này đến đời khác đều khắc sâu dấu ấn những hình tượng truyền thuyết để cắt nghĩa cội nguồn và sức sống của dân tộc mình.

 Dân ta luôn tâm niệm công ơn mở nước của vua Hùng được tôn phong là Quốc tổ. Dân ta còn sùng kính thần tượng Bà mẹ trong tín ngưỡng dân gian "thờ Mẫu" rất gần với lòng yêu kính người mẹ trong đời thường. Nét đặc sắc nữa là dân ta còn có người anh hùng làng Gióng lên ba đánh giặc được vua phong là Thiên vương còn dân phong là đức Thánh, được hiển thánh, muôn thuở tôn vinh trong sử sách và trong lòng người.

 Chuyện kể rằng; về đời vua Hùng thứ sáu, đất nước đang yên bình, thì giặc Ân từ phương Bắc tràn xuống mưu toan xâm lược. Được thần linh mách bảo, vua Hùng bèn sai sứ đi khắp nơi kêu cầu hiền tài ra giúp nước. ở làng Phù Đổng (xưa là huyện Võ Ninh, nay là Võ Giàng) có cậu bé lên ba, chưa biết nói và vẫn còn phải ẵm ngửa, nghe lời sứ rao bỗng bật thành lời sai sứ về tâu với vua đúc ngựa sắt, rèn roi sắt, nón sắt nhận lời đánh giặc. Vua lập tức sai rèn đúc vũ khí, còn dân thì góp gạo, góp vải chu tất cho kịp sức lớn vùn vụt của cậu bé làng Gióng. Khi giặc Ân kéo đến núi Châu Sơn (nay thuộc Tiên Du, Bắc Ninh) cậu bé nay thân cao đã hai trượng, đội mũ, cầm roi, leo lên mình ngựa rồi vươn mình ngửa mặt lên trời mà xưng lớn "Ta là thiên tướng nhà trời cứu dân cứu nước".

 Rồi ngài phóng ngựa, ngựa sắt hí ra lửa cháy cả một vùng nay còn di tích tên gọi Làng Cháy. Ngài vung roi xông vào trại giết giặc đến mức gãy roi thì nhổ những bụi tre để đánh giặc, đến nay di tích vẫn còn là loại tre Đằng ngà. Đánh tan giặc nước, đến núi Ninh Sóc, ngài cưỡi ngựa bay lên trời. Từ đây, giặc ngoại xâm khiếp sợ mà không dám xâm phạm bờ cõi nước ta. Nhớ công ơn người anh hùng, vua Hùng phong ngài làm Phù Đổng Thiên vương, đến đời vua Lý lại phong làm Sung Thiên Thần vương. xây dựng đền miếu thờ phụng và tôn đức Thánh Gióng làm một trong "tứ bất tử" phù trợ cho dân tộc Việt Nam. Còn dân gian mộc mạc gọi ngài là Ông Gióng, vào tháng tư âm lịch hàng năm lại mở hội để tưởng nhớ đến người anh hùng đã khởi đầu cho một truyền thống vẻ vang "tuổi nhỏ chí lớn" của con trẻ Việt Nam.

 

doc107 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch Sử Đội Thanh Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Đây là lần gặp các cháu cuối cùng trước ngày Bác đi xa. 
	* Ngày 30 - 1- 1970: Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị cho Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và Đội nhi đồng được mang tên Bác Hồ vĩ đại: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh. 
	* Ngày 23 - 6 - 1976:Theo đề nghị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định trao cho Đội khẩu hiệu mới:"Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại; hãy sẵn sàng!"
	* Tháng 12 - 1976: Theo sáng kiến của thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, thiếu nhi cả nước phát động phong trào "Thu lượm 4 triệu kilôgam giấy vụn phế liệu và lao động tiết kiệm lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên "Đoàn xe lửa thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh". 
	* Từ 18 đến 31 - 7 - 1977:Đoàn đại biểu thiếu nhi toàn quốc đi dự Đại hội liên hoan thiếu nhi thế giới lần thứ I tổ chức ở Mátxcơva (Liên Xô cũ). Đoàn gồm 43 đội viên và 3 anh chị phụ trách Đội. 
	* Từ 26 đến 28 - 7 - 1978:Gặp mặt chiến sĩ nhỏ Trần Quốc Toản toàn quốc có 300 đại biểu là đội viên xuất sắc trong phong trào Trần Quốc Toản tham dự. 
	* Ngày 01 - 01 - 1979: Lễ khánh thành, bàn giao đoàn tàu thiếu niên tiền phong cho ngành đường sắt tại Hà Nội. 
	* Ngày 19 - 1 - 1981:Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra quyết định số 02 về việc thành lập Hội đồng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh khóa I. 
	* Ngày 15 - 5 - 1981: Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đội, Đảng và Nhà nước đã tặng cho Đội TNTP Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh. 
	* Từ ngày 20 đến 26 - 8 - 1981:Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ I được tổ chức ở Hà Nội với 305 đại biểu cháu ngoan Bác Hồ (trong đó 180 nữ, 56 đại biểu của 27 dân tộc ít người) và 68 phụ trách Đội tham gia. 
	* Năm 1983: "Cuộc hành quân theo bước chân những người anh hùng" được phát động trong cả nước với chủ đề "Mừng chiến thắng Điện Biên Phủ" và "Mừng chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng". 
	* Từ ngày 2 đến 11 - 7 - 1984: Gặp mặt "Các chiến sĩ nhỏ Điện Biên" tại Hà Nội và Hải Phòng với 160 thiếu nhi tham gia. 
	* Từ ngày 21 đến 29 - 6 - 1985: Gặp mặt "Các chiến sĩ nhỏ giải phóng quân" tại thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, có 281 đội viên và 81 phụ trách Đội tham gia. 
	* Từ ngày 1 đến 9 - 7 - 1986: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội và Hải Phòng, với 274 đại biểu thiếu nhi trong đó 157 nữ, 117 nam và 73 phụ trách Đội tham gia, đoàn đại biểu quốc tế gồm thiếu nhi Lào và Campuchia mỗi đoàn 15 bạn và phụ trách. 
	* Ngày 15 - 5- 1986:Khánh thành khu di tích Kim Đồng tại quê hương anh Kim Đồng. 
	* Ngày 6 - 3 - 1988: Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra quyết định số 83 về việc thành lập Hội đồng Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh khóa II. 
	* Từ ngày 30 - 6 đến 4 - 7 - 1990:Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội và Nghệ An, với 189 thiếu nhi trong đó 62 nam, 127 nữ và 45 phụ trách Đội tham gia, đại biểu thiếu nhi Liên Xô, Lào, Campuchia tham dự. 
	* Từ ngày 27 - 6 đến 1- 7 - 1992:Gặp mặt Thiếu nhi nghèo vượt khó được tổ chức tại Hà Nội và Thanh Hóa, có 175 thiếu nhi tham gia. Từ cuộc gặp mặt này "Quỹ thiếu nhi nghèo vượt khó" được hình thành nhằm giúp các bạn nghèo vượt khó học giỏi, công tác Đội tốt. 
	* Tháng 10 - 1992:Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định thành lập Hội đồng Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh khóa III. 
	* Từ ngày 2 đến 7 - 7 - 1993:Gặp mặt Thiếu nhi các dân tộc được tổ chức tại Hà Nội và Hải Phòng, với 170 thiếu nhi và 57 phụ trách Đội tham gia. 
	* Từ 28 - 6 đến 7 - 7 - 1994:Kết thúc cuộc hành quân "Theo bước chân những người anh hùng", Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên lần thứ II được tổ chức tại Điện Biên, Hà Nội, Quảng Ninh, với 181 thiếu nhi và 50 phụ trách Đội tham gia. 
	* Từ ngày 2 đến 6 - 7 - 1995: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IV được tổ chức tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ và Thủ đô Hà Nội, với 197 thiếu nhi trong đó 70 nam, 103 nữ, 25 đại biểu thiếu nhi dân tộc. 
	* Ngày 15 - 5 - 1996: Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành Đội, Trung ương Đảng trao tặng tổ chức Đội lá cờ mang dòng chữ: "Thiếu niên Việt Nam hãy làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy":
	1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
	2. Học tập tốt, lao động tốt. 
	3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
	4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
	5. Khiêm tiến, thật thà, dũng cảm. 
	* Từ ngày 6 đến 10 - 7 - 1996: Liên hoan phụ trách thiếu nhi giỏi toàn quốc được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gần 200 phụ trách Đội đã tham gia. 
	* Từ ngày 12 đến 15 - 7 - 1997: Liên hoan chiến sĩ giỏi Trần Quốc Toản được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, với 146 thiếu nhi và 66 phụ trách Đội tham gia. 
	* Ngày 1 - 8 - 1998: Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ra quyết định số 190 về việc thành lập Hội đồng Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh khóa IV. 
	* Từ ngày 18 đến 22 - 7 - 1998: Hội trại chỉ huy Đội giỏi toàn quốc lần thứ I được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, với 229 đại biểu là chỉ huy Đội giỏi và 66 phụ trách Đội tham gia. 
	* Từ ngày 9 đến 12 - 7 - 2000: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ V được tổ chức tại Hà Nội và Nghệ An, với 271 đại biểu trong đó 115 nam, 156 nữ và 65 phụ trách; Đoàn đại biểu thiếu nhi Việt Nam sinh sống và học tập tại Ba Lan, Hunggari, Lào, Campuchia; đại biểu thiếu nhi quốc tế gồm: Đoàn đại biểu thiếu nhi Lào, Thái Lan, Campuchia. 
	* Ngày 1- 1 - 2001: Nhà thiếu nhi tỉnh Kiên Giang được đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động. 
	* Ngày 9 - 3 - 2001: Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 02 về việc lấy năm 2001 - 2002 là "Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn". 
	* Từ 5 đến 15 - 5 - 2001: Lễ hội kỷ niệm trọng thể 60 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Sao vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước trao tặng Đội TNTP Hồ Chí Minh vì "Đã có nhiều công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc". 
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH 
 (TỪ KHÓA I ĐẾN KHÓA IV):
Chủ tịch:
- Đ/c Lê Thanh Đạo
Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Phùng Ngọc Hùng
Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa II
Phó chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa III, IV
- Đ/c Phạm Phương Thảo
Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa III
ủy viên HĐĐ khóa I, II
- Đ/c Hoàng Bình Quân
Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa III
Trước đó là Phó Chủ tịch thường trực HĐĐ Trung ương khóa III. 
- Đ/c Đào Ngọc Dung
Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa III, IV
Phó Chủ tịch:
- Đ/c Hồ Trúc
Phó Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Trương Đình Bảng
Phó Chủ tịch thường trực (chuyên trách) khóa I, II. 
- Đ/c Trần Đức Thuần
Phó Chủ tịch thường trực (chuyên trách) khóa II. 
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa I, III, IV. 
- Đ/c Nguyễn Văn Sơn
Phó Chủ tịch thường trực (chuyên trách) khóa III, IV
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa II
- Đ/c Nguyễn Văn Hạnh
Phó Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Nghiêm Chưởng Châu
Phó Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa II
- Đ/c Nguyễn Kế Hào
Phó Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa III
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa IV
- Đ/c Nguyễn Tấn Phát
Phó Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa IV
ủy viên thường trực:
- Đ/c Nguyễn Văn Quỳ
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Hoàng Thị Như
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Dương Tự Minh
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Phùng Trí Nhuận
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Vũ Đình Trang
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Nguyễn Đức Tuệ
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Lê Khanh
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I, II
- Đ/c Nguyễn Tiến
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa II
- Đ/c Hoàng Thành
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa II
- Đ/c Nguyễn Tử Mẫn
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I, II
- Đ/c Nguyễn Thế Tiến
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa III, IV
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa II
ủy viên Hội đồng Đội các khóa:
- Đ/c Hồ Đức Việt Khóa I
- Đ/c Lê Văn Đại Khóa I
- Đ/c Hoàng Mạnh Phú Khóa I
- Đ/c Phạm Thị Tỉnh Khóa I
- Đ/c Nguyễn Xuân Đàm Khóa I
- Đ/c Nguyễn Ân Khóa I
- Đ/c Lê Trân Khóa I
- Đ/c Phong Nhã Khóa I
- Đ/c Nguyễn Hiệp Khóa I
- Đ/c Trần Tư Khóa I
- Đ/c Hoàng Giai Khóa I
- Đ/c Trần Mạnh Chuẩn Khóa I
- Đ/c Nguyễn Thị Xuân Lan Khóa I, II
- Đ/c Đỗ Đình Trị Khóa I
- Đ/c Nguyễn Thị Vân Chinh Khóa I
- Đ/c Nguyễn Thị Kim Thanh Khóa I, II
- Đ/c Lê Văn Nuôi Khóa I
- Đ/c Nguyễn Đăng Thìn Khóa II
- Đ/c Đặng Xuân Hoài Khóa II
- Đ/c Ngô Anh Dũng Khóa II
- Đ/c Nguyễn Hữu Chiến Khóa II, III
- Đ/c Vũ Văn Cương Khóa II
- Đ/c Đào Lan Châu Khóa II, III
- Đ/c Nguyễn Hoàng Năng Khóa II, III
- Đ/c Nguyễn Viết Mười Khóa II
- Đ/c Trần Ngọc Anh Khóa II
- Đ/c Phạm Thành Long Khóa II, III, IV. 
- Đ/c Nguyễn Thị Kim Thanh Khóa II
- Đ/c Nguyễn Thị Kim Liên Khóa III
- Đ/c Nguyễn Lan Minh Khóa II, III, IV. 
- Đ/c Hồ Thị Thu Hà Khóa II
- Đ/c Nguyễn Phong Thu Khóa II
- Đ/c Trần Việt Sơn Khóa II
- Đ/c Bùi Thế Vinh Khóa II
- Đ/c Nguyễn Tiến Khóa II
- Đ/c Nguyễn Hữu Khải Khóa III
- Đ/c Bùi Sỹ Tụng Khóa III, IV
- Đ/c Vũ Quang Vinh Khóa III, IV
- Đ/c Vũ Hữu ích Khóa III, IV
- Đ/c Trần Như Tỉnh Khóa III, IV
- Đ/c Ngô Thị Doãn Thanh Khóa III
- Đ/c Cù Thu Hương Khóa III, IV
- Đ/c Hoàng Tú Anh Khóa III, IV
- Đ/c Nguyễn Hữu Chiến Khóa III
- Đ/c Phạm Xuân Cảnh Khóa III, IV
- Đ/c Trần Thị Kim Liên Khóa III, IV
- Đ/c Lê Xuân Đức Khóa IV
- Đ/c Lê Anh Thơ Khóa IV
- Đ/c Hà Văn Tăng Khóa IV
- Đ/c Phạm Đức Hải Khóa III, IV
- Đ/c Tạ Công Hoan Khóa IV
- Đ/c Trương Gia Huyến Khóa III, IV. 
Chỉ đạo biên soạn:
- Đồng chí Đào Ngọc Dung, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương 
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương.
Cố vấn khoa học:
Giáo sư sử học: Trịnh Nhu
Nhà sử học: Dương Trung Quốc
Tập thể biên soạn:
Chủ biên: Đào Ngọc Dung
Biên soạn: Văn Tùng, Phùng Trí Nhuận, Hồng Thanh, 
Nguyễn Thế Tiến, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Phú Trường.
Với sự cộng tác của các anh, chị lãnh đạo, cán bộ công tác Đội 
các thời kỳ và tập thể cán bộ cơ quan Hội đồng Đội Trung ương.
HẾT

File đính kèm:

  • docLICH_SU_DOI_TNTP_H7890;_CHÍ_MINH.doc