Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8-3

 Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy xí nghiệp. Nhưng bọn chủ nghĩa tư bản trả lương cho họ rất rẻ mạt. căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3-1899, nữ công nhân ở Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại thành phố Si-Ca-Gô và Nưu-Ước. Mặc dù bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước đại kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Phong trào đấu tranh đã xuất hiện hai nữ chiến sĩ lỗi lạc, đó là bà Cla-Ra-Zét-Kin (Đức) và bà Lô-Ra Lúc-Xăm-Bua (Ba Lan).

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8-3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3
*********
 Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy xí nghiệp. Nhưng bọn chủ nghĩa tư bản trả lương cho họ rất rẻ mạt. căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3-1899, nữ công nhân ở Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại thành phố Si-Ca-Gô và Nưu-Ước. Mặc dù bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước đại kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Phong trào đấu tranh đã xuất hiện hai nữ chiến sĩ lỗi lạc, đó là bà Cla-Ra-Zét-Kin (Đức) và bà Lô-Ra Lúc-Xăm-Bua (Ba Lan). Nhận được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907 hai bà đã cùng phối hợp với Crup-Xcai-A (vợ Lê nin) vận động thành lập Ban “Thư ký phụ nữ Quốc tế”. Bà Cla-Ra-Zét-Kin được cử làm bí thư.
 Năm 1910 Đại hội phụ nữ Quốc tế XHCN họp tại Cô-Pen-Ha-Gen (thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ”. Ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:
Ngày làm 8 giờ.
Việc làm ngang nhau.
Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
 Từ đó ngày 8-3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới.
CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
&&&&&&
 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm 40 đầu công nguyên, cách chúng ta đã ngót hơn hai nghìn năm mà âm thanh của cuộc khởi nghĩa cùng sự hy sinh lẫm liệt của các đơn vị nữ anh hùng dân tộc hãy còn vang vọng mãi tới ngày nay. Dân tộc ta rất tự hào là đã sinh ra bao vị nữ anh hùng – đã làm nên những chiến công rạng rỡ cho dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử, người phất cờ khở nghĩa là phụ nữ, người lãnh đạo khởi nghĩa là phụ nữ, xưng vương dựng nước cũng lại là phụ nữ. Chưa một dân tộc nào, một quốc gia nào lại có được niềm vinh quang như vậy.
 Lần đọc hàng bao thành tích tại các đền chùa, miếu mạo trong nước, đặc biệt là những di tích thờ tự các vị nữ anh hùng thời Hai Bà tại những nơi xảy ra chiến trận dọc theo triền sông Hồng hãy còn thấy vang vọng đâu đây lời nguyền xưa của phụ nữ: “Sinh vi nương tướng, tử vi thần” (sống là nữ tướng, chết làm thần).
 Sử cũ vẫn còn ghi, vào giữa mùa xuân năm Kiến vũ thứ 16 (tháng 3 năm 40), mở đầu cuộc khởi nghĩa của nhân dân Giao Châu chống lại ách áp bức bóc lột của nhà Đông Hán là cuộc khởi nghĩa to lớn của nhân dân Giao Chỉ cùng với nhân dân các quận Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.
 Hai Bà Trưng (chị Trắc-em Trưng Nhị) là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi Hùng Vương-thành phần quý tộc Lạc Việt. Trưng Trắc là người “rất hùng dũng” “có can đảm dũng lược”. Chồng bà là Thi Sách-con trai Lạc tướng huyện Chu Diên – cũng thuộc thành phần quý tộc Lạc Việt, hai dòng họ cùng đang mưu toan việc lớn-đem lại nghiệp xưa họ Hùng thì Thi Sách, chồng Trưng Trắc bị viên thái thú Tô Định giết hại. Nợ nước thù nhà, trước sự bóc lột tàn ác của chính quyền đô hộ, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đứng lên phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa đã được phát động từ cửa sông Hát (Hát Môn-Phúc Thọ-Hà Tây). Sau khi phát động khởi nghĩa những người yêu nước ở khắp nơi rầm rộ kéo về tụ nghĩa ở Mê Linh, Nghĩa quân tiến về xuôi, tiến công Luy Lâu (Thuận Thành Hà Bắc) thủ phủ của chính quyền Đông Hán. Tiếp theo cuộc khởi nghĩa Hai Bà hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng nổi lên hưởng ứng. Sử cũ còn ghi: “Trưng Trắc, Trưng Nhị chỉ hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Linh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước, xưng vương dễ như trở bàn tay”. Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa của các địa phương trong nước đã thống nhất thành một phong trào rộng lớn của quần chúng ở khắp nơi. Chính quyền đô họ tan rã sụp đổ nhanh chóng, trước sự tiến công mạnh mẽ của quần chúng khởi nghĩa. Bọn quan lại nhà Đông Hán bỏ hết thành trì, của cải, ấn tín, giấy tờ, tháo thân chạy về nước. Viên thái thú độc ác Tô Định cũng phải bỏ ấn tín, thành trì chạy về Nam Hải. Chỉ trong một thời gian ngắn dưới lá cờ chính nghĩa của Hai Bà đã thu phục được 65 huyện thành (gồm toàn bộ lãnh thổ nước ta khi đó). Nền độc lập dân tộc lại được phục hồi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua- Trương Nữ vương-đóng đô ở Mê Linh.
 Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là trang sử bất hủ của dân tộc ta ở đầu Công nguyên. Nhưng chẳng được bao lâu, nghe tin Trưng Trắc xưng vương, vua Quang Vũ nhà Hán đã cử Mã Viện làm Phục ba tướng quân đem quân sang đàn áp. Trưng Vương cùng các tướng lĩnh lại phát quân từ Mê Linh đến đánh địch ở vùng Lãng Bạc. Tại đây đã diễn ra cuộc chiến đấu rất ác liệt giữa quân của Trưng Vương và quân của Mã Viện. Quân của Trưng Vương , gồm rất nhiều nữ tướng kiên cường chiến đấu rất anh dũng, song vì thế cùng lực tận bị thua phải rút quân về Cấm Khê. Quân Mã Viện đuổi theo, cuộc chiến đấu diễn ra oanh liệt, sau gần một năm trời, quân Trưng Vương thua trận, hy sinh rất nhiều, Hai Bà Trưng về Hát Môn rồi gieo mình xuống dòng sông Hát tự vẫn.
 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cuối cùng thất bại, bản anh hùng ca ngắn ngủi – sau 3 năm xưng vương, đất nước và nhân dân ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ, nhưng tiến vang của nó đời đời bất diệt. Nó đã gieo hạt giống tốt cho chủ nghĩa anh hùng Việt Nam là không sợ địch dù mạnh đến đâu, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không những chỉ biểu thị được tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam mà còn nói lên những khả năng hết sức lớn lao của phụ nữ Việt Nam, trong lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngày nay cứ mỗi mùa xuân đến, các thế hệ phụ nữ chúng ta lại kỷ niệm chiến công và sự hy sinh lẫm liệt của Hai Bà cùng các nữ tướng cách đây đúng 1960 mùa xuân. 
.HẾT.

File đính kèm:

  • docLỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3.doc