Lịch Sử Việt Nam - Triều Đại Nhà Nguyễn

Thời vua chúa lúc dân ta chưa biết Tây lịch, để xác định thời gian cho một dữ kiện đã xãy ra, dân ta dùng niên hiệu của ông vua đương thời.

Niên hiệu : Khi một ông vua lên ngôi đều tự lấy cho mình một niên hiệu để đánh dấu giai đoạn mà mình trị vì và tất cả những dữ kiện xảy ra sẽ được ghi lại so với cái niên hiệu của mình. Thí dụ người ta nói "Tự Ðức năm thứ 2", "Minh Mạng năm thứ 6", . (thay vì năm 1848, năm 1825, .) Với cách ghi thời gian kiểu nầy thì có cái lợi là biết câu chuyện đó xảy ra dưới thời vua nào nhưng cái bất lợi là khó mà biết được cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau, nếu không giỏi sử học.

 

ppt116 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch Sử Việt Nam - Triều Đại Nhà Nguyễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ương Thị Thục, sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu tức 8 tháng 10 năm 1885. Khi nhà vua Đồng Khánh mất, Bửu Đảo còn nhỏ tuổi nên không được kế vị. Nǎm 1906 Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa Công. Bửu Đảo là người mê cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ. Bửu Đảo còn bắt vợ mình, là con gái của quan đại thần Trương Như Cương, về xin tiền bố mẹ gán nợ để đánh bạc tiếp. Việc Bửu Đảo lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Vì sau khi buộc tội vua Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải chiều theo ý. Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định.Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp.  Mọi việc đều do Tòa Khâm Sứ định đoạt. Khải Định cũng hết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) cho vợ chồng Khâm Sứ. Khải Định bị đánh giá là một ông vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời. Thánh Chế Ngự Danh Kim Sách (Kim Sách của vua Khải Định)Ngự danh của vua Khải Định là thứ 9 có gạch dướiNhất Giai Ân Phi Hồ Thị ChỉVợ vua Khải Định con gái của Thượng Thư Bộ Học Hồ Đắc Trung Bà Ân Phi không có con, sau khi Vua Khải Định băng hà, bàngày càng trở thành một bóng mờ trong cung cấm. Càng lớn tuổi càng có triệu chứng tâm thần, có lẽ vì gặp nhiều thất vọng trong đời, chẳng hạn mối tình đầu đã theo gió chính trị bay sang Phi Châu (vua Duy Tân), và tuy kết hôn với vua Khải Định nhưng tình vợ chồng lạt lẻo, không con. Sau năm 1945, người ta thường gặp bà lang thang nơi này nơi khác ở Huế.  Không rõ bà mất năm nào, ở đâu.  Nhị Giai Hữu Phi – Hoàng Thị Cúc(Đức Từ Cung - Đoan Huy Hoàng Thái Hậu). Vợ vua Khải Định, mẹ ruột vua Bảo Đại. Bà Hoàng Thái Hậu cuối cùng của triều Nguyễn. Bà Hoàng Thị Cúc, người quê Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, con của ông Hoàng Văn Tích. Tiểu sử của bà cũng mang nhiều nét mờ ảo của dư luận và tin đồn, vì vậy có nhiều kiến giải khác nhau được công bố.  Chẳng hạn, theo Nguyễn Lý Tưởng - bà Cúc “nguyên không phải là cung phi hay cung tần mà chỉ là một gái hầu của Ngọc Lâm Công Chúa (con vua Đồng Khánh), xuất thân từ gia đình bình dân.”Theo OngTrần Gia Phụng - “Khi mới đến Huế, bà Cúc buôn bán nhỏ ở chợ An Cựu, gặp mẹ ruột của hoàng thân Bửu Đảo (sau này là vua Khải Định) là bà Tiên Cung (vợ vua Đồng Khánh), người không cùng làng nhưng cùng huyện Phú Lộc. Bà Tiên Cung  nhận bà Cúc vào làm việc trong dinh của ông hoàng Bửu Đảo ở An Cựu (sau này xây thành An Định Cung).  Từ đó bà Cúc mới quen biết ông hoàng”. Bà Cúc sinh Bảo Đại trước khi Khải Định cưới bà Ân Phi Hồ Thị Chỉ. Vì không phải là dòng dỏi quí tộc nên bà không được phong chánh phi. Bà mất ngày 3/10/1980, hưởng thọ 91 tuổi. Lăng mộ của bà được táng gần Tư Lăng (lăng Đồng Khánh) làng Dương Xuân, Huế. Lăng Khải ĐịnhVua Bảo Ðại (1925-1945) Năm sanh, năm mất: 1913-1997 Giai đoạn trị vì: 1925- 1945 Niên hiệu: Bảo Ðại Tên Húy: Nguyễn Phúc Thiển, Nguyễn Phúc Vĩnh ThụyẤn Hoàng Đế Chi Bửu của vua Bảo Đại Hoàng Đế Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), còn có tên Nguyễn Phúc Thiển (阮福晪) sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 (năm Quý Sửu) tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Năm 1922, ông được sách lập Đông Cung Hoàng Thái tử. Ngày 24 tháng 4 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và đưa sang Pháp học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris. Năm 1925, vua Khải Định băng hà. Ngày 8 tháng 1 năm 1926 ông được tôn kế vị, lấy niên hiệu là Bảo Đại, là vua thứ 13 của triều Nguyễn khi đúng 13 tuổi. Sau khi lên ngôi, ông lại trở sang Pháp để học tiếp, còn việc triều chính trong nước giao cho Tôn Thất Hân nhiếp chính trong thời gian vua vắng mặt. Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua. Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng Hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến các vị vua về sau, các vợ vua chỉ được phong tước Vương Phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng Hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp. Vua Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra. Từ nay thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan nhà vua khi nhà vua tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy. Vua Bảo Đại cũng cải tổ bộ máy hành chính, cho các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài về hưu, sắc phong thêm 4 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính.. Ông thành lập Viện Dân Biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ. Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập". Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế vào chiều 30 tháng 8 năm 1945, chấm dứt chế độ quân chủ trị vì Việt Nam. Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân Y Viện Val de Grâce, hưởng thọ 84 tuổi. Ông cũng là một phế đế sống thọ nhất trên thế giới thời hiện đại. Đám tang Vua Bảo Đại được điện Elysée đứng ra lo liệu đầy đủ và trang trọng. Về phía gia đình, có hoàng tử Bảo Long và các công chúa cùng đến tiễn đưa thân phụ, ngoài ra còn có bà Didelot (chị ruột của bà Nam Phương), tuy đã 90 tuổi nhưng cũng tới dự. Ông được an táng tại nghĩa trang Passy, quận 16, Paris, khá gần tháp Eiffel. Đám tang vua Bảo Đại được nhà nước Pháp cử một tiểu đội lính lê dương quân phục trắng, gù đỏ trên vai, bồng súng, một sĩ quan cầm quốc kỳ Pháp đi đầu và tiểu đội lính cầm súng đi hai bên linh cữu. Chính phủ Pháp có cử đại diện đến dự lễ, chia buồn và tiễn đưa. Ông cùng Nam Phương Hoàng Hậu sinh hạ 2 thái tử và 3 công chúa: - Hoàng Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long, sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, mất ngày 28 tháng 7 năm 2007. - Công chúa Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937 tại Đà Lạt. - Công chúa Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938. - Công chúa Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942. - Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943.Nam Phương Hoàng Hậu - vị Hoàng Hậu cuối cùng của Vịệt Nam - khuê danh Nguyễn Hữu Thị Lan (Marie Thérèse) sinh năm 1914 tại Gò Công Nam Phần, con của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ, một trong những người giàu có nhất miền Nam. Năm 1926, Nguyễn Hữu Thị Lan, 12 tuổi, được gia đình cho sang Pháp tòng học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng thuộc loại nhà giàu ở Paris do các nữ tu điều hành. Sau khi thi đậu Tú Tài vào năm 1932, bà theo chuyến tàu của hãng Messagerie Maritime trở về nước cùng lượt với Bảo Đại. Mãi đến gần một năm sau, nhân dịp vua Bảo Đại nghỉ mát tại Đà Lạt và do sự sắp đặt của Toàn Quyền Đông Dương, bà gặp vua Bảo Đại tại khách sạn Palace (còn gọi là khách sạn Langbian) ở Đà Lạt. Ðám cưới của vua Bảo Đại và bà diễn ra tại Huế ngày 20-3-1934. Ngay ngày hôm đó Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu với danh hiệu Nam Phương. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các bà vợ Vua thuộc triều Nguyễn. Vì mười hai đời vua Nguyễn trước kia, các bà vợ Vua chỉ được phong tước Vương Phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng Hậu.Lúc vua Bảo Đại đã từ chức, bà Nam Phương đang ở tại An Định Cung bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm cảnh đồng bào miền Nam và quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu Hoàng Hậu Nam Phương đã gởi một thông điệp cho bạn bè ở Á Châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:"Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng Gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mãnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động nầy của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi. Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi". Ký tên:Bà Vĩnh Thụy(tức Hoàng Hậu Nam Phương)Mộ của Nam Phương Hoàng Hậu tại nghĩa trang Chabrignac. (Nam Phương Hoàng Hậu đột ngột qua đời tại làng Chabrignac, cách thủ đô Paris khoảng 500 km, ngày 14 tháng 9 năm 1963).Mộ của vua Bảo Đại tại nghĩa trang Passy, PhápVua Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương trong một dịp lễBà Từ Cung, vua Bảo Đại, Nam Phương Hoàng Hậu và hai conHoàng Thái TửNguyễn Phúc Bảo LongHoàng Đế Bảo ĐạiVị vua cuối cùng của nhà NguyễnNam Phương Hoàng HậuHoàng Hậu cuối cùng của nhà NguyễnCHÚC AN LẠCTrần Lê Túy-PhượngXin xem tiếp phần 6 – “Từ Dân Lên Quan” Tiền thưởng đời vua Khải ĐịnhDeep thanks to all those who help make these historical documents available 

File đính kèm:

  • pptLịch Sử Việt Nam - Triều Đại Nhà Nguyễn 7.ppt
Bài giảng liên quan