Lĩnh vực phát triển: Thẩm mĩ - Hoạt động học: Nặn cơ thể bé
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Nặn cơ thể bé
I- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Cháu luyện cách nặn cơ bản nhối đất chia đất ước lượng cho phù hợp, cháu biết cách xoay tròn lăn dọc đất đúng cách.
- Kĩ năng: Cháu nặn được cơ thể người đầy đủ các bộ phận ở nhiểu tư thế đứng khác nhau.
- Thái độ: Cháu biết giữ sức khỏe và giữ vệ sinh cá nhân. Cháu hứng thú tham gia hoạt động.
II- Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: đất nặn, mẫu nặn cơ thể bé với các kiểu khác nhau, bảng, khăn.
- Đồ dùng của bé: đất nặn, bảng, khăn ẩm.
Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2013 Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ Hoạt động học: Nặn cơ thể bé I- Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Cháu luyện cách nặn cơ bản nhối đất chia đất ước lượng cho phù hợp, cháu biết cách xoay tròn lăn dọc đất đúng cách. - Kĩ năng: Cháu nặn được cơ thể người đầy đủ các bộ phận ở nhiểu tư thế đứng khác nhau. - Thái độ: Cháu biết giữ sức khỏe và giữ vệ sinh cá nhân. Cháu hứng thú tham gia hoạt động. II- Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: đất nặn, mẫu nặn cơ thể bé với các kiểu khác nhau, bảng, khăn. - Đồ dùng của bé: đất nặn, bảng, khăn ẩm. CÁCH TIẾN HÀNH Lưu ý * Hoạt động 1: Cho cháu hát “Mời bạn ăn” - Cháu hát bài gì? - Muốn cơ thể khỏe mạnh thì cần ăn đầy đủ mấy nhóm chất dinh dưỡng? - Ngoài việc ăn đủ chất thì các con làm gì để cơ thể mình khỏe mạnh nữa? - Cơ thể có những bộ phận nào? + Cho cháu xem hình ảnh về cơ thể bé. - Ngoài ra cô còn có hình ảnh bằng đất nặn về cơ thể bé các con có muốn xem không nào! * Hoạt động 2: Cho cháu quan sát vật mẫu đàm thoại. - Đây là gì? Với tư thế ra sao? - Các con xem hình dạng của từng bộ phận như thế nào? * Cô nặn mẫu lần 1 không giải thích. * Cô nặn mẫu lần 2 giải thích: Cô nhào đất sét sau đó chia đất thành các phần theo ước lượng to nhỏ khác nhau để làm đầu, thân, chân, tay. - Cô xoay tròn viên đất để làm đầu ; thân cô cũng xoay tròn nhưng sau đó cô lăn dọc rồi dỗ bẹt thành hình khối trụ. Tay, thân thì cô lăn dọc từng viên đất, cô lần lượt dính từng bộ phận vào khối đất làm thân người. Để cho sinh động hơn thì các con có thể thay đổi tư thế hình dạng của cơ thể này với 2 tay song song trước mặt, 1 tay giơ cao, 1 tay xuôi, hoặc 2 tay dang ngang + Cô hỏi lại cách ngồi nặn. * Hoạt động 3: Cho cháu thực hiện cô nhắc cháu ngồi nặn không làm dính đất dưới bàn và nhớ lau tay khi nặn xong. Cô quan sát cháu. * Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm Cô cho cháu nhận xét sản phẩm của mình và sản phẩm của bạn. * Củng cố: Các con nặn gì? * Giáo dục: Các con biết quý trọng cơ thể và giữ gìn sức khỏe của mình bằng cách ăn đủ chất và chăm tập thể dục nhé! * Nhận xét lớp. Nhận xét tiết học:. . Duyệt của Tổ CM Giáo viên Bùi Thị Phượng Loan
File đính kèm:
- NẶN CƠ THỂ BÉ.doc