Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tiểu học hè 2014

So sánh cách thể hiện nội dung một số loại bài học trong tài liệu HDHTTV2,3,4 theo mô hình EN và sách Tiếng Việt hiện hành.

 2. Trao đổi nhóm về sự khác biệt trong cách thể hiện các trích đoạn bài học của SGK TV2,3,4 hiện hành và tài liệu HDHTTV2,3,4.

 

 

ppt30 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tiểu học hè 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Mặt tích cực và tồn tại của HDHT Tiếng Việt 2,3,4 trong bối cảnh dạy học hiện tại 1. Mặt tích cực 	- HS được tự tin, chủ động trong học tập, phát triển tư duy phê phán và tư duy sáng tạo. 	- HS nghe và nói tích cực hơn. 	- HS được vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống, hiểu ích lợi thiết thực của việc học. 	- HS quen làm việc trong môi trường tương tác, từ đó có thể học hỏi người khác để điều chỉnh bản thân - HS được học bằng những nguồn tài liệu khác nhau từ góc học tập, thư viện của lớp, từ cộng đồng 	- HS trong các lớp ghép được học phù hợp với nhóm trình độ. 2. Mặt hạn chế 	- Chưa được đẩy nhanh tốc độ học tập của cá nhân của HS khá giỏi 	- Nếu HS làm nhóm trưởng còn lúng túng thì tiến trình học của nhóm dễ bị chậm. Nguyên tắc biên soạn TLHDHT Tiếng Việt 2,3,4 1. TLHDHT được biên soạn trên cơ sở chương trình môn Tiếng Việt lớp 2,3,4 2. Mục tiêu của các bài học trong TLHDHT thể hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Tiếng Việt lớp 2,3,4 3. TLHDHT thừa kế những điểm mạnh của sách giáo khoa Tiếng Việt 2,3,4 4. TLHDHT phát triển tối đa đề xuất thực hành của Vở bài tập Tiếng Việt 2,3,4 5. TLHDHT phát triển tối đa ý tưởng dạy học tập trung vào hoạt động của HS nêu trong sách giáo viên. Chức năng của TLHDHT TiếngViệt 2,3,4 	 	TLHDHT Tiếng Việt 2,3,4 là tài liệu có 3 chức năng: SGK, SGV, Vở bài tập 	3 trong 1 Cấu trúc và nội dung của TLHDHT Tiếng Việt 2,3,4 1. Mỗi HDHT là một đơn vị bài học Tiếng Việt 2. Mỗi cụm bài học dùng trong 1 tuần gồm 3 bài với 3 HDHT (Ví dụ : bài 1A, 1B, 1C) 3. Mỗi HDHT gồm 2 phần : 	- Phần Mục tiêu : nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng HS cần đạt sau khi học bài 	- Phần Hoạt động bao gồm 3 loại hoạt động : 	 + Hoạt động cơ bản với các chức năng : 	* Khơi dậy hứng thú, đam mê của HS với bài mới ; 	* Giúp HS tái hiện những kiến thức và kĩ năng HS đã có 	* Giúp HS kết nối những kiến thức, kĩ năng đã có với kiến thức, kĩ năng mới ; 	* Giúp HS thu nhận kiến thức, kĩ năng mới qua các hoạt động cụ thể như : quan sát, thảo luận, phân tích 	* Giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng mới một cách thú vị qua các trò chơi, qua đọc sáng tạo, qua chia sẻ kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân. + Hoạt động thực hành với chức năng: Củng cố kiến thức, kĩ năng mới bằng cách quan sát để nhận diện kiến thức, kĩ năng mới trong bối cảnh khác + Hoạt động ứng dụng với chức năng: Hướng dẫn HS áp dụng những kiến thức, kĩ năng mới vào cuộc sống thực của các em tại gia đình, cộng đồng. Nội dung học tập ở các bài A, B, C Bài A: Đọc - hiểu một văn bản Luyện tập kĩ năng nghe và nói về chủ điểm mới. Kiến thức về từ và câu Bài B: Kể chuyện (kể câu chuyện đã đọc ở bài A) Viết chữ hoa: chữ cái, từ ngữ có chữ cái viết hoa Nhìn - chép hoặc nghe - viết một đoạn văn, hoặc thơ. Luyện tập viết từ đúng quy tắc chính tả. Bài C: Đọc - hiểu văn bản Luyện nói theo chủ điểm mới để chuẩn bị cho bài viết đoạn văn. Kiến thức và thực hành về dùng từ, đặt câu Luyện viết từ theo quy tắc chính tả Viết đoạn văn về chủ điểm mới. Sử dụng HDHT Tiếng Việt 2,3,4 trong lớp học 1. HDHT Tiếng Việt là căn cứ quan trong để Học sinh học đạt chuẩn KTKN của chương trình môn học 2. HDHT cần được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh từng lớp học 3. Khi cần điều chỉnh HDHT Tiếng Việt cần căn cứ vào những cơ sở sau : - Trong HDHT có một số hoạt động không phù hợp với đặc điểm về tâm lí, vốn sống của HS ; không phù hợp với điều kiện trang bị của lớp học ; không phù hợp với văn hóa, phong tục của địa phương. - Đưa ra một danh sách các hoạt động chưa phù hợp trong HDHT và dự kiến phương án thay thế, hoặc sửa đổi từng hoạt động. Trao đổi với GV khác, với cộng đồng về phương án thay thế, sửa đổi dự kiến trước khi thực hiện điều chỉnh Tóm lại: Một số điểm khác biệt HDHTTV2, 3,4 được biên soạn trên cơ sở CT và SGK Tiếng Việt lớp 2, 3,4 hiện hành nhưng có sự khác biệt : - Tích hợp nội dung và quá trình dạy học (bao gồm cả PP và hình thức tổ chức DH). Tài liệu bao gồm một chuỗi các hoạt động được thiết kế nhằm giúp HS có thể tự học hoặc tăng cường tính hợp tác trong học tập. Tăng cường vai trò của các thiết bị phục vụ học tập, chỉ dẫn HS sử dụng các đồ dùng học tập ở góc học tập / sử dụng tài liệu tham khảo ở góc thư viện / tìm tòi tư liệu ở môi trường xung quanh các em, ở gia đình và trong cộng đồng. Hoạt động 2 Điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh TL HDHTTV 2,3,4 tr.63-64 TLTH-L2/t.1 Nhóm thảo luận về những điều chỉnh về PPDH và nội dung cho phù hợp với đặc điểm học sinh từng vùng/miền GV có thể điều chỉnh một số nội dung hoạt động và ngữ liệu đang có trong HDHTTV 2,3,4 không? Nội dung và phạm vi điều chỉnh Cách điều chỉnh Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả soạn bài (trên giấy khổ lớn) - HDHT Tiếng Việt là tài liệu học tập để HS hoạt động đạt đạt chuẩn KT-KN của chương trình môn học. - HDHT có thể được điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm lớp học, vùng/ miền. - Điều chỉnh HDHT Tiếng Việt khi phát hiện có sự không phù hợp giữa HDHT với: Tâm lí, vốn sống HS Điều kiện trang thiết bị lớp học Đặc điểm văn hóa, phong tục địa phương. Hoạt động 2 Tìm hiểu PPDH theo tài liệu HDHTTV2,3,4(chú ý 10 bước học tập và 5 bước giảng dạy) Nhiệm vụ : 1. Đọc một bài học trong tài liệu HDHTTV2,3,4. Hãy phân tích : - Công việc của GV trên lớp có gì khác trước ? HS sẽ gặp những thuận lợi / khó khăn gì khi thực hiện các hoạt động theo HDHTTV2,3,4 ? Hình dung và mô tả hoạt động của GV trên lớp ở mỗi phần của bài học. 	a) Phần Hoạt động cơ bản; b) Phần Hoạt động thực hành 	c) Phần Hoạt động ứng dụng 2. Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của mỗi phần bài học nêu trên có gì khác nhau? Một số nhận xét 1. Về phía giáo viên : Một số thuận lợi : - GV dễ dàng hơn khi tổ chức DH trên lớp, khắc phục được tình trạng truyền thụ kiến thức. Dựa vào TL, có thể soạn bài bổ sung hoặc điều chỉnh ND, PPDH cho phù hợp đối tượng HS, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương. Một số điều cần lưu ý : - GV phải hết sức linh hoạt, làm chủ thời gian trong việc hỗ trợ từng cá nhân/ từng nhóm để em nào cũng cảm thấy mình được thầy cô quan tâm. - Điều hành hợp lí HĐ giữa các cá nhân / các nhóm HS có nhịp độ học tập chênh lệch nhau. Một số nhận xét 2. Về phía học sinh : Một số thuận lợi : - HS có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận dụng KT-KN đã học vào đời sống hàng ngày. - HS chủ yếu làm việc theo nhóm nhỏ, được tranh luận và đánh giá lẫn nhau. Một số khó khăn : HS đã quen phong cách chờ đợi GV hướng dẫn từng thao tác, từng nhiệm vụ HT, rất khó quen với tài liệu tự học. Một số em sẽ không đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những nội dung / yêu cầu chưa hiểu trong tài liệu, các em sẽ không làm việc. - HS lớp 2 chưa thành thạo trong việc tự bảo nhau điều hành hoạt động nhóm. Một số kĩ năng học tập cần chuẩn bị cho HS 1. Kĩ năng đọc - hiểu tài liệu HDHTTV2, 3 ,4 (hiểu câu lệnh, các chỉ dẫn, các yêu cầu, các loại / dạng HĐ học tập,…). 2. Kĩ năng làm việc độc lập (có khả năng tập trung suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, mạnh dạn trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình,…) 3. Kĩ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm (biết tổ chức hoạt động nhóm : nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm nhận trách nhiệm, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt công việc của nhóm,…). 4. Kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập ở góc học tập, sử dụng tài liệu tham khảo ở góc thư viện trong lớp học. 5. Kĩ năng tìm tòi tư liệu ở môi trường xung quanh, ở gia đình và cộng đồng. Phát huy tính tích cực của HS ở từng loại hoạt động học tập 1. Hoạt động cơ bản : - GV cần có biện pháp hướng dẫn / hỗ trợ phù hợp để HS cảm thấy không khí học tập thoải mái, thân thiện, ND học tập trong bài mới rất gần gũi và bổ ích đối với các em. - GV cần chuẩn bị các câu hỏi, các chỉ dẫn, tăng cường đồ dùng học tập, khích lệ HS độc lập suy nghĩ, phát huy tinh thần hợp tác qua việc thảo luận theo cặp, theo nhóm, hoặc tổ chức thi đua giữa các đội. - GV cần khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được. Phát huy tính tích cực của HS ở từng loại hoạt động học tập 2. Hoạt động thực hành : - GV cần có biện pháp giúp HS hiểu đúng nhiệm vụ, hỗ trợ phù hợp từng đối tượng HS để các em có thể tự mình hoàn thành nhiệm vụ (đối với HĐ cá nhân) hoặc hợp tác hiệu quả (đối với HĐ theo cặp / nhóm). - GV cần giám sát quá trình làm việc của HS để phát hiện xem HS gặp khó khăn ở bước nào, giúp HS nhận ra khó khăn của mình và biết cách tháo gỡ để hoàn thành nhiệm vụ. - Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ, GV cần tạo điều kiện thời gian để các em trình bày kết quả làm việc, các nhóm /cá nhân nhận xét / đánh giá lẫn nhau hoặc GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của các em. Phát huy tính tích cực của HS ở từng loại hoạt động học tập 3. Hoạt động ứng dụng : - GV cần giúp HS lập kế hoạch thực hiện các hoạt động ứng dụng hoặc điều chỉnh nội dung / yêu cầu của phần Hoạt động ứng dụng. - GV cần tạo cơ hội để HS báo cáo kết quả thực hiện Hoạt động vận dụng và GV có thể đánh giá kết quả học tập của các em tại bước này. Thực hành giảng mẫu trích đoạn 	CBQL quan sát nhận xét. 	 Hoạt động ứng dụng Hoạt động 3. Thực hành Phân công soạn bài : Chọn 1 bài ở Lớp 2 hoặc 3 (Bài ……….) Nhóm 1,2 : HĐ cơ bản bài A. HĐ thực hành + Ứng dụng bài A Nhóm 3,4 : HĐ cơ bản bài B HĐ thực hành + Ứng dụng bài B Nhóm 5,6: HĐ cơ bản bài C HĐ thực hành + Ứng dụng bài C Nhóm 7,8: HĐ cơ bản bài A. HĐ thực hành + Ứng dụng bài A Nhóm 9,10 : HĐ cơ bản bài B HĐ thực hành + Ứng dụng bài B Trình bày một giáo án đơn giản, ngắn gọn để lên lớp. Lưu ý : Giáo án cần thể hiện rõ những điểm điều chỉnh : - Hoạt động học tập - Nội dung bài tập - Đồ dùng dạy học - v.v… Thực hành dạy học một trích đoạn bài học trong nhóm. Thực hiện dạy học một trích đoạn bài học trước lớp. Trao đổi, góp ý cho các nhóm. Hoạt động ứng dụng 1. Chọn 1 tuần học của môn Tiếng Việt theo tài liệu HDHTTV2, 3, 4 xác định những vấn đề cần điều chỉnh (về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học,…) và thiết kế các hoạt động của giáo viên khi lên lớp. 2. Tham khảo ý kiến góp ý của đồng nghiệp. 

File đính kèm:

  • pptBD He 2014Tieng Viet 234 VNEN.ppt
Bài giảng liên quan