Luận văn Nghiên cứu sự phát triển hình thái thể lực của nam học sinh khối 8 trường trung học cơ sở Thạnh Lộc – Huyện Cai Lậy – Tỉnh Tiền Giang

Trong cuộc sống con người, sức khỏe đóng một vai trò rất quan trọng. Sức khỏe được xem như một bộ phận cấu thành của nền văn hóa thể chất. Đó là nguồn tài sản của con người và của mỗi quốc gia. Nó mang đến cho con người sức khỏe, sức sống mãnh liệt, thể lực dồi dào, luôn vui vẻ say mê trong công việc và đưa năng suất lao động ngày một tăng cao.

 Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ năm 1946: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khỏe mạnh, tức góp phần cho cả nước mạnh khỏe ”

 

ppt41 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự phát triển hình thái thể lực của nam học sinh khối 8 trường trung học cơ sở Thạnh Lộc – Huyện Cai Lậy – Tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), Trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang sau một năm học. 	MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 	Tìm hiểu thực trạng và sự phát triển về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), Trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Từ đó có cơ sở để lựa chọn các giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất và nâng cao thể chất cho học sinh Trung học Cơ sở. 	 	MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 	Để đạt được mục đích nghiên cứu trên chúng tôi phải giải quyết các mục tiêu dưới đây: - Đánh giá thực trạng về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), Trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. - Đánh giá sự phát triển về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), Trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang sau một năm học. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA BÁC HỒ VÀ ĐẢNG VỀ THỂ DỤC THỂ THAO 1.1.1. Văn bản Nhà Nước về Giáo Dục Thể chất 1.1.2. Hệ thống giáo dục ở các nước và ở Việt Nam 1.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ HỌC SINH LỚP 8 1.2.1. Đăc điểm về tâm lí 1.2.2. Đặc điểm về sinh lý: 1.2.3. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu 2.1.2. Phương pháp nhân trắc học 2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.1.4. Phương pháp toàn thống kê 2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2.2. Khách thể nghiên cứu 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 2.2.4. Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2008 đến tháng 11/2010. 2.2.5. Tiến độ nghiên cứu 2.2.6. Trang thiết bị dụng cụ, dự trù kinh phí CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá thực trạng về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 3.1.1.Xác định các test đánh giá sự phát triển về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang Theo tài liệu “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi”, thời điểm năm 2001, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội, 2003, người ta sử dụng các test sau đây: *Về hình thái: Tuổi thấy kinh lần đầu (tuổi), chiều cao đứng, cân nặng, chỉ số Quetelet, chỉ số BMI, chỉ số công năng tim. *Về thể lực: Dẻo gập thân, lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy 30 m xuất phát cao, chạy con thoi 4x10m, chạy tùy sức 5 phút. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế nên chúng tôi chỉ chọn các test sau đây: - Chiều cao đứng (m) - Cân nặng (kg) - Chỉ số BMI - Chạy 30m ( s) - Bật xa tại chỗ (cm) - Chạy 5 phút tùy sức (m) - Chạy con thoi 4x10m (s) - Dẻo gập thân (cm) 3.1.2.Đánh giá thực trạng về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Các chỉ số hình thái và thể lực là cơ sở để đánh giá quá trình tập luyện của học sinh, có ý nghĩa trong công tác giảng dạy và điều chỉnh lượng vận động cũng như xây dựng kế hoạch tập luyện. Để đánh giá về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 của trường, chúng tôi tiến hành lấy số liệu 100 em. Sau khi tiến hành tính toán các tham số như: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, sai số tương đối, kết quả thu được như sau: Bảng 3.1: Thực trạng các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. 	Theo kết quả của bảng 3.1, ta thấy: * Hình thái: - Chiều cao đứng trung bình của nam học sinh lớp 8, trường THCS Thạnh Lộc là: 1.55 m ± 0.03m - Cân nặng trung bình của nam học sinh lớp 8, trường THCS Thạnh Lộc là: 38.23 kg ± 2.89kg - Chỉ số BMI của nam học sinh lớp 8, trường THCS Thạnh Lộc là: 15.85 ± 0.81 Qua kết quả tính toán (hệ số biến thiên và sai số tương đối) chúng tôi nhận thấy hệ số biến thiên Cv (nằm trong khoảng từ 1.99 đến 7.57) đều 0.05. - Cân nặng và chỉ số BMI của học sinh nam lớp 8, trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình thấp hơn rõ rệt so với người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001 vì t tính đều > t bảng ở ngưỡng xác suất P 0.05, riêng thành tích chạy 30m tốc độ cao yếu hơn rõ rệt so với kết quả điều tra thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001 vì t tính > t bảng ở ngưỡng xác suất P 0.05. - Cân nặng và chỉ số BMI của học sinh nam lớp 8, trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình thấp hơn rõ rệt so với người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001 vì t tính đều > t bảng ở ngưỡng xác suất P 0.05, riêng giá trị trung bình của chạy 5 phút tùy sức tốt hơn rõ rệt so với kết quả điều tra thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001 vì t tính > t bảng ở ngưỡng xác suất P t bảng ở ngưỡng xác suất P t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0.001 (P t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.001, nhịp tăng trưởng 29.8%. 	-Sự phát triển thể hiện ở biểu đồ 3.6 Biểu đồ 3.6: Đánh giá sự phát triển về thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang sau một năm học 	Qua bảng 3.5, ta thấy: Dẻo gập thân tăng cao nhất (29.8%), Chạy 30 m tốc độ cao (9.63%), Cân nặng (7.79%), Chạy con thoi 4x10m (5.34%), Bật xa tại chỗ (4.81%), Chạy 5 phút tùy sức (3.3%), Chỉ số BMI (2.68%), và tăng ít nhất là chiều cao đứng (2.55%) Nhịp độ tăng trưởng được thể hiện ở biểu đồ 3.7 Biểu đồ 3.7: Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang sau một năm học Kết luận: Kết quả thu được ở bảng 3.5 cho thấy các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đều tăng. Điều này là hợp lý vì ở lứa tuổi này đang trong giai đoạn phát triển nhanh và dần dần đi đến hoàn thiện về hình thái và các tố chất vận động chung và chuyên môn, các năng lực hoạt động cơ bản, cần thiết cho cuộc sống đặc biệt là sức mạnh và sức bền.  	 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận * Qua kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng về sự phát triển hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thì: Chiều cao đứng trung bình của nam học sinh lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc là: 1.59 m ± 0.03m. Cân nặng 41.33 kg ± 3.11 kg. Chỉ số BMI 16.28 ± 0.88. Chạy 30 m xuất phát cao 5.04 s ± 0.48s. Bật xa tại chỗ 202.6 cm ± 11.32cm. Chạy 5 phút tùy sức 993.1 m ± 53.67m. Chạy con thoi 4x10m 10.39 s ± 0.52s. Dẻo gập thân 10.41 cm ± 1.52 cm. - Chiều cao đứng của học sinh nam lớp 8, trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình tương đương với chiều cao đứng của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001, riêng cân nặng và chỉ số BMI của học sinh nam lớp 8, trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình thấp hơn rõ rệt so với người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001. 	- Học sinh nam lớp 8, trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình của bật xa tại chỗ, chạy 5 phút tùy sức, chạy con thoi 4x 10m, dẻo gập thân tương đương với kết quả điều tra thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001, riêng thành tích chạy 30m tốc độ cao yếu hơn rõ rệt so với kết quả điều tra thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001. * Sau một năm tập luyện thì chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang so với người Việt Nam cùng độ tuổi như sau: - Chiều cao đứng của học sinh nam lớp 8, trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình tương đương với của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001, riêng cân nặng và chỉ số BMI của học sinh nam lớp 8, trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình thấp hơn rõ rệt so với người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001. 	- Học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình của chạy 30m tốc độ cao, bật xa tại chỗ, dẻo gập thân tương đương với kết quả điều tra thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001, riêng giá trị trung bình của chạy 5 phút tùy sức và chạy con thoi 4x 10m có giá trị trung bình tốt hơn rõ rệt so với kết quả điều tra thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001. * Sau một năm tập luyện thì chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 8 (14 tuổi), trường THCS Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tăng trưởng như sau: Chiều cao đứng tăng 2.61%. Cân nặng tăng 7.97%. Chỉ số BMI tăng 2.65%. Chạy 30 m tăng 9.63%. Bật xa tại chỗ tăng 4.81%. Chạy 5 phút tùy sức tăng 3.3%. Chạy con thoi tăng 5.34%. Dẻo gập thân tăng 29.8%.	 	Kiến nghị: - Cân nặng của học sinh lớp 8 trường THCS Thạnh Lộc thấp hơn người Việt Nam cùng độ tuổi. Vì vậy, cần tăng cường công tác giáo dục về chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho học sinh. - Chạy 5 phút tùy sức và chạy con thoi 4x10m của học sinh trường THCS Thạnh Lộc tốt hơn người Việt Nam cùng độ tuổi. Vì vậy, cần phát huy về nội dung và phương pháp giảng dạy cho tố chất bền và khéo léo. - Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu đối tượng nữ, các cấp học khác để có sự đánh giá toàn diện hơn. LỜI CẢM ƠN 	 	Chúng tôi xin cảm ơn: 	Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh 	Ban Giám Hiệu, Quý Thầy (Cô) và các học sinh khối 8 Trường Trung học cơ sở Thạnh Lộc – Huyện Cai Lậy – Tỉnh Tiền Giang 	Quý Thầy (Cô) Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh 	Quý Thầy (Cô) Trường Đại Học Tiền Giang 	Quý Thầy (Cô) trong Hội đồng khoa học 	Người hướng dẫn – ThS. Lê Thị Tuyết Hồng 	Đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này. 	Nhóm sinh viên khóa 2 	Hệ vừa làm vừa học Tỉnh Tiền Giang 	 Trần Văn Tèo- Trần Tấn Nghĩa- Nguyễn Thanh Liêm 

File đính kèm:

  • pptDe tai hinh thai the luc THCS THANH LOC CAI LAYTIEN GING.ppt
Bài giảng liên quan