Luận văn thạc sĩ: Dạy học "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ chí minh trong tường Trung học Phổ thông theo quan điểm tiếp cận Lịch sử chức năng - Vương Thị Vân Anh

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Tuyên ngôn độc lập là kiệt tác lớn của Hồ Chí Minh là di sản tinh thần lớn lao về văn hoá và văn học là tác phẩm lớn nhất của chương trình giảng dạy văn học được sự quan tâm đặc biệt của xã hội và nhà trường, vì vậy cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

1.2. Tuyên ngôn độc lập trở thành tâm điểm của những cuộc tranh luận với nhiều bài viết, bài nghiên cứu không thống nhất trong cách đánh giá. Với người giáo viên đứng lớp việc tiếp cận một tác phẩm mẫu mực như Tuyên ngôn độc lập là một việc khó khăn. Vấn đề đặt ra là phải có một cách tiếp cận tối ưu nhằm giúp người giáo viên Trung học phổ thông giảng dạy tác phẩm được tốt hơn.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn thạc sĩ: Dạy học "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ chí minh trong tường Trung học Phổ thông theo quan điểm tiếp cận Lịch sử chức năng - Vương Thị Vân Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
c thể loại chính luận.Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chương thực sự1.5.2 Về phía người giảng dạy: Nhìn vào các giáo án giảng dạy chúng tôi thấy các giáo án đều có ưu điểm và hạn chế. ưu điểm là các giáo án có bố cục chặt chẽ, các ý được triển khai rõ ràng có hướng vào trọng tâm khai thác đã đặt ra. Hạn chế lớn nhất các giáo án là đều tiếp cận Tuyên ngôn độc lập ở góc độ là văn nghị luận. Giáo viên chưavận dụng quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng vào giảng dạy, chưa thực sự hướng vào đáp ứng của học sinh. Học sinh chưa có cơ hội bộc lộ những hiểu biết, cảm xúc, suy nghĩ của mình về tác phẩm.1.5.3 Về phía người học Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đa số học sinh tiếp cận các tác phẩm ở góc độ là văn bản nghị luận chính trị, chưa thấy chất văn chương thấm đẫm của tác phẩm1.6. Phân tích nguyên nhân của sự tiếp cận khác nhau1.6.1 Nguyên nhân từ tác phẩm: Với đặc thù phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nên tác phẩm văn học có khả năng tạo những khoảng cách thẩm mỹ trong tiếp nhận.1.6.2 Nguyên nhân từ tầm đón nhận của người đọc Tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá, cuộc sống, kinh nghiệm, thẩm mĩ, thị hiếu mà ban đọc có sự tiếp nhận tác phẩm khác nhau1.6.3 Phương pháp luận tiếp cận tác phẩm khác nhau Khi khảo sát, chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu đã sử dụng 3 cách tiếp cận 1.6.3.1. Tiếp cận thiên về lịch sử phát sinh: Tiếp cận theo hướng này là vận dụng các hiểu biết ngoài tác phẩm để hiểu tác phẩm. Đó là các yếu tố xã hội, văn hoá, nhà văn...1.6.3.2. Phương pháp tiếp cận thiên về cấu trúc bản thể Phương pháp này đòi hỏi bám sát văn bản để tìm hiểu ý và chiều sâu của tác phẩm.1.6.3.3 Phương pháp tiếp cận thiên về lịch sử chức năng: Phương pháp này lấy khả năng tác động đến con người, thời đại làm đối tượng tìm hiểu. Chương 2 Vận dụng quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng vào dạy học "Tuyên ngôn độc lập"2.1. Giới thuyết một số khuynh hướng tiếp cận2.1.1. Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh Đây là khuynh hướng tiếp cận xuất hiện và phổ biến nhất trong nghiên cứu văn học, căn cứ vào thời đại, tác giả, xuất xứ tác phẩm để tìm hiểu tác phẩm. Khuynh hướng này coi tác phẩm chủ yếu như một hiện tượng lịch sử xã hội. đây là khuynh hướng tiếp cận quan trọng bởi một tác phẩm bao giờ cũng mang dấu ấn của hoàn cảnh lịch sử của thời đại Với Tuyên ngôn độc lập việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, xuất xứ tác phẩm là rất quan trọng, bởi nếu không có điều kiện lịch sử ấy thì "Tuyên ngôn độc lập" sẽ không ra đời. Tiếp cận theo hướng này là cần thiết, nhưng không nên chỉ căn cứ vào khuynh hướng tiếp cận này, vì như vậy sẽ dẫn tới sự gò ẻp trong cãch hiểu và lý giải tác phẩm.2.1.2 Quan điểm tiếp cận văn bản Quan điểm tiếp cận văn bản giúp người đọc, người nghiên cứu, giảng dạy không thoát ly văn bản vốn là đề án tiếp nhận mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc. Quan điểm tiếp cận này căn cứ vào các yếu tố nhan đề, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu... đảm bảo tính chính xác, khoa học trong việc đánh giá giá trị tác phẩm văn học Tuy nhiên không nên quá sa đà vào phân tích chi tiết trong tác phẩm mà bỏ qua hoàn cảnh sáng tác điều đó sẽ dẫn tới cách hiểu một chiều,phiến diện tác phẩm.2.1.3. Quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng2.1.3.1. Sự ra đời của quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng Cuối thế kỷ XX lý luận văn học đã có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng khái niệm văn bản, họ cho rằng văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi có bạn đọc. Vai trò của người đọc làm cho tác phẩm phong phú hơn, gần với cuộc sống hơn. Đến đầu thập kỷ 60 khuynh hướng phân tích tác phẩm văn chương theo hướng lịch sử chức năng được đề cao.2.1.3.2. Nội dung khuynh hướng tiếp cận lịch sử chức năng Nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm theo khuynh hướng tiếp cận lịch sử chức năng là lấy khả năng tác động của tác phẩm đối với con người, lịch sử, chính trị, tư tưởng, văn hoá, thẩm mĩ làm đối tượng tìm hiểu. Tiếp cận theo khuynh hướng này là xem xét tác động của tác phẩm đến bạn đọc như thế nào, để lại dấu ấn sâu đậm ra sao, tác phẩm có làm cho người ta thích thú hay không. Trong nhà trường phổ thông, tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng là phát huy khả năng cảm thụ nghệ thuật, vai trò bạn đọc sáng tạo ở mỗi học sinh.2.1.3.3. Những mặt mạnh của khuynh hướng tiếp cận lịch sử chức năng: Tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng lịch sử chức năng thể hiện sự đánh gía đúng hơn giá trị thực chất của tác phẩm. Tác phẩm có giá trị hay không chính là ở khả năng tác động của nó đối với công chúng bạn đọc. Tiếp cận theo khuynh hướng này làm cho tác phẩm không phải là một đề án xơ cứng một ký hiệu câm lặng mà tác phẩm văn học thực sự sống, có sinh mệnh. Tác phẩm gắn cuộc sống2.2 Đề xuất cách tiếp cận Tuyên ngôn độc lập theo quan điểm lịch sử chức năng2.2.1 Phương hướng chung; Nhìn vào thực tế giảng dạy "Tuyên ngôn độc lập" trong trường Trung học phổ thông chúng tôi thấy khuynh hướng tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng chưa được đề cao. Phương hướng daỵ học theo quan điểm này chú ý đến việc khai thác tác phẩm qua thái độ, cảm xúc, sự đồng cảm của chủ thể học sinh trong tiếp nhận để học sinh tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng chúng tôi đưa ra những biện pháp:2.2.2 Những biện pháp2.2.2.1. Giới thuyết các cách tiếp cận Tuyên ngôn độc lập Mục đích của biện pháp này là hướng dẫn học sinh có cách tiếp cận Tuyên ngôn độc lập theo hướng lịch sử chức năng ngay từ đầu giờ học 2.2.2.2. Tìm hiểu khoảng cách tiếp cận của học sinh về Tuyên ngôn độc lập trước giờ học. Mục đích của biện pháp này là giúp người giáo viên nắm được thái độ, cảm xúc của học sinh trước giờ học để có sự giảng dạy phù hợp với đối tượng và uốn nắn kịp thời những thái độ sai lệch của học sinh.2.2.2.3. Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những ý kiến khác nhau về Tuyên ngôn độc lập. Biện pháp này giúp học sinh có cơ hội tự bộc lộ những cảm nhận của bản thân về tác phẩm. Tạo không khí tự do, dân chủ trong giờ học2.2.2.4. Tìm hiểu cảm xúc của học sinh về Tuyên ngôn độc lập trong giờ học và sau khi học. Để tìm hiểu cảm xúc của học sinh giáo viên cần đưa ra những câu hỏi cảm xúc những câu hỏi này hướng đến sự rung động của người học trước tác động của tác phẩm. Yêu cầu đạt được của biện pháp này tăng 26%.2.2.2.5 Viết nhật ký giờ học Mục đích của biện pháp này là kiểm tra ngay sự thu nhận của học sinh về tác phẩm. Từ đó đánh gía được sự thành công của bài giảng.Chương 3 Thể nghiệm vào bài soạn cho học sinh lớp 12 Trung học phổ thông3.1 Thiết kế thể nghiệm bài giảng Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - thời gian 2 tiết (thiết kế này được trình bày chi tiết tại chương 3 từ trang 57 đến trang 69)3.2 Thuyết minh giáo án thể nghiệm Trong giáo án chúng tôi vận dụng các cách tiếp cận: tiếp cận theo hướng lịch sử phát sinh, cấu trúc bản thể ngoài ra chúng tôi chú trọng thêm cách tiếp cận theo hướng lịch sử chức năng. Vì vậy tạo không khí tự do, dân chủ trong giờ học, giờ học thực sự hướng tới học sinh3.3. Dạy thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm3.3.1. Dạy thực nghiệm Để xác định tính khả thi của những biện pháp dạy học đã đề xuất theo hướng tiếp cận lịch sử chức năng. Thông qua dạy thực nghiệm, đánh giá kết quả giờ dạy có nâng cao so với cách dạy hiện tại của giáo viên hay không, để từ đó có những kết luận khoa học cho những biện pháp đã đề xuất. Thời gian thực nghiệm: Tháng 8/2006Học sinh thực nghiệm: Lớp 12A1 - Trường PT Vùng Cao Việt BắcHọc sinh đối chứng: Lớp 12A7 - Trường PT Vùng Cao Việt Bắc3.3.2. Tổ chức dạy học thực nghiệm- Trao đổi kế hoạch với giáo viên dạy- Dự giờ - Kiểm tra kết quả tiếp nhận của học sinh theo phiếu yêu cầu 3.3.3. Kết quả thực nghiệmBảng 2: Hiểu biết của học sinh về thể loại tỏc phẩmHiệu quả tiếp nhậnĐối tưọng Khảo sỏtLớp thực nghiệmLớp đối chứngTổngsốHọcsinhTuyờn ngụn độcLập là bài nghịLuận chớnh trịTuyờn ngụn độc lập là tỏc phẩm văn chươngKhụng trả lờiphiếutỷ lệPhiếutỷ lệPhiếutỷ lệ50 1734% 3366% 0 050 30 60% 14 28% 6 12%Bảng 3: Hiểu biết của học snh về tỏc phẩm Hiệu quả Tiếp nhậnĐối tượngKhảo sỏt Lớp thực nghiệmLớp đối chứng TS Học sinhNội dung tố cỏo í chớ quyết tõm Tấm lũng tỏc giả Khụng trả lờiPhiếuTỷ lệPhiếuTỷ lệPhiếuTỷ lệPhiếuTỷ lệ 5050 10 2120% 15 30% 25 50% 0 0 42% 1428% 12 24% 3 6%Bảng 4: Tổng kết kết quả thực nghiệmKết quả tiếp nhận Đối tượng Khảo sỏt Lớp thực nghiệmLớp đối chứngKết quả thực nghiệm tăng trung bỡnh Tổng số Học sinh Tuyờn ngụn độc lập làTỏc phẩm văn chươngTuyờn ngụn độc lậpthể hiện tấm lũng tg PhiếuTỷ lệPhiếuTỷ lệ 50 50 33 66% 25 50% 14 28% 12 24% 38% 26% Phần kết luận1. "Tuyên ngôn độc lập" là một tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phẩm kết tinh tư tưởng, tình cảm, sự tài ba, lịch lãm và kinh nghiệm đấu tranh của cuộc đời đấu tranh cách mạng của Người. Việc giảng dạy tác phẩm sao cho trúng những vấn đề cần khai thác, sao cho vừa tầm với yêu cầu của nhà trường là những thách thức với giáo viên.2. Tiếp cận tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" theo hướng lịch sử chức năng - là một cách để cập nhật những thành tựu của lý luận tiếp nhận vào giảng dạy tác phẩm.3. Tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" theo hướng lịch sử chức năng là góp phần hoàn thiện thêm khuynh hướng tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường.4. Trước phong trào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì việc tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" theo hướng lịch sử chức năng là một cách để thực thi việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi học sinh là bạn đọc.5. Tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" theo hướng lịch sử chức năng nhưng chúng tôi không coi nhẹ hai phương pháp tiếp cận cũ. Khi kế thừa mặt mạnh của hai phương pháp tiếp cận ấy, cũng cần loại trừ những hạn chế của các phương pháp đó. 6. Đề tài "Dạy - học Tuyên ngôn độc lập trong nhà trường THPT theo hướng tiếp cận lịch sử chức năng" không phải không còn những vấn đề cần phải nghiên cứu. Do thời gian có hạn nên luận văn mới chỉ khảo sát thực nghiệm sư phạm ở một trường THPT tại địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Đề tài cần nghiên cứu trên diện rộng và sâu hơn đối với giáo viên - học sinh.Vấn đề tiếp cận "Tuyên ngôn độc lập" theo hướng lịch sử chức năng là vấn đề mới và khó, luận văn của chúng tôi mới là những thể nghiệm ban đầu không tránh khỏi hạn chế về phương pháp nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn

File đính kèm:

  • ppttom_tat_luan_van.ppt
Bài giảng liên quan