Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn - Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Chương 1: Bối cảnh lịch sử và diện mạo truyện ngắn 1975-1985.

Chương 2: Những thay đổi về đề tài và cảm hứng trong truyện ngắn 1975-1985.

Chương 3: Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật truyện ngắn 1975-1985.

 

ppt47 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn - Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
những đau khổ, buồn vui của con người và cuộc đời. Vì thế tác phẩm truyền đến cho người đọc niềm tin vào cuộc sống.Cùng với sự thay đổi về đề tài thì sự phong phú về cảm hứng đã đem lại cho truyện ngắn sau 1975 những sắc diện mới.PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 3NHỮNG ĐỔI MỚI BƯỚC ĐẦU VỀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN 1975-1985 1. Đặc điểm kết cấu cốt truyện1.1. Khái niệm và vai trò của cốt truyện1.2. Sự vận động trong việc xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn sau 1975Cái tạo nên sức hấp dẫn cho truyện ngắn không chỉ là những cốt truyện rạch ròi với những tình huống li kì, éo le, khốc liệt mà ở chỗ đi vào những tình huống đời thường, vào chiều sâu tâm hồn con người. Ở đó, những bước ngoặt trong trạng thái cảm xúc, xung đột mang tính nội tâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy cốt truyện. Vẫn có cốt truyện chặt chẽ đồng thời xuất hiện nhiều hơn truyện có cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép với kết thúc mở.Sự đa dạng về kết cấu cốt truyện nhằm lí giải những vấn đề phong phú của con người trong cuộc sống hiện tại. Cốt truyện đã có vai trò không nhỏ trong việc tiếp cận thực tại của nhà văn. 1.3. Các đặc điểm kết cấu cốt truyện1.3.1. Xây dựng cốt truyện chủ yếu theo dòng tâm trạng của nhân vậtXu hướng tăng cường cốt truyện bên trong, giảm bớt cốt truyện miêu tả hành động bên ngoài. Cốt truyện với một hệ thống sự kiện chặt chẽ lùi xuống hàng thứ yếu sau tính cách nhân vật. Cốt truyện cũng ngày càng giảm bớt những yếu tố gay cấn, li kì để tư tưởng chủ yếu đựơc bật ra từ suy nghĩ, tâm trạng nhân vật.1.3.2. Xu hướng lắp ghép liên văn bảnTruyện được hình thành bởi cách lắp ghép các mảng cốt truyện. Diễn biến của câu chuyện không theo trình tự tuyến tính của thời gian mà đảo ngược theo ý đồ của nhà văn. Các tình huống rời rạc tưởng như không ăn nhập với nhau lại đựơc xâu chuỗi trong mạch ngầm của văn bản.1.3.3.Vai trò của biến cố trong diễn biến cốt truyệnBiến cố trong truyện ngắn ít về mặt số lượng nhưng chứa một sức nổ lớn. Truyện ngắn thường có tính đột phá, đi thẳng vào biến cố trung tâm mà không được báo trước. Nhất là ở những truyện có cốt truyện tâm lí, biến cố thường xảy ra một cách tự nhiên không có vẻ gì là chuẩn bị trước. Cái được coi là biến cố trong cốt truyện chỉ là những tình huống tự nhiên trong cuộc sống được nhà văn sử dụng như một cái cớ cho nhân vật tự đối thoại để tạo ra những đột biến trong nhận thức.1.4. Đặc điểm của đoạn kết trong cấu trúc truyệnXuất hiện nhiều kiểu kết thúc để ngỏ, kết thúc mở. Lối kết thúc mở ra cho người đọc khả năng tự suy ngẫm, tự đánh giá. Người đọc cũng có thể tham gia lựa chọn các khả năng mà nhà văn còn để ngỏ .Có những cách kết thúc bằng huyền thoại làm tăng tính biểu trưng cho câu truyện. Có truyện xuất hiện liên tiếp những câu hỏi trong phần kết làm tăng độ mở, tạo ra một khoảng trống tự do để người đọc tự suy nghĩ.Kết thúc của truyện ngắn sau 75 có xu hướng không trọn vẹn, không giải quyết triệt để mọi vấn đề đặt ra trong truyện. Vì truyện ngắn trình bày các khả năng có thể của con người và cuộc sống ở trong dòng sinh hoá tuôn dào dạt. Đó cũng là biểu hiện của tính dân chủ trong văn học.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn 1975-19852.1. Các kiểu nhân vật mới2.1.1. Nhân vật tự nhận thứcĐây là dạng nhân vật chủ đạo trong truyện ngắn sau 1975. Từ nhận thức thế giới bên ngoài đến nhận thúc thế giới tâm hồn mình là bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật về con người, gắn với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân. Dạng nhân vật này thường gắn với chủ đề tự thú hay xám hối. Nhân vật tự nhận thức đã góp phần phát hiện một bình diện mới về nhân cách con người trong con người.2.1.2. Nhân vật tính cách số phậnCon người được miêu tả trong truyện ngắn sau 75 tuy chưa đựơc miêu tả với đầy đủ những thăng trầm trong số phận nhưng những cảnh ngộ, những bi kịch riêng thì đã hình thành rõ nét Số phận của những con người đi qua chiến tranh có vầng hào quang chiến thắng và có cả những hi sinh mất mát. Nhân vật trong cuộc sống hàng ngày thường là hiện thân của những khốn khó, lam lũ, những bi kịch riêng nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng. Nhiều truyện ngắn xuất hiện kiểu nhân vật cô đơn. Thực chất cô đơn là truyện của mỗi số phận song từ đó phát đi những vấn đề không hề nhỏ bé của con người cá nhân.2.2. Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật2.2.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vậtCác nhà văn mới chỉ miêu tả những xung đột nội tâm, những rung động trong cảm xúc, biến đổi tâm lí chứ chưa hoàn toàn nắm bắt trọn vẹn một quá trình tâm lí.Họ thường để cho nhân vật tự ý thức về bản thân mình với cảm xúc chân thực nhất. Thủ pháp độc thoại nội tâm được sử dụng một cách hữu hiệu. Việc tăng cường yếu tố tâm linh cũng là cách để cho chất người được bộc lộ một cách đa dạng hơn.2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong những chiều thời gian khác nhauĐặt nhân vật trong những chiều thời gian khác nhau là cách làm nổi bật đời sống tinh thần và số phận của con người. Sử dụng thời gian đồng hiện thường đi liền với những đối thoại bên trong nhân vật giúp nhà văn đi sâu hơn vào những diễn biến tâm lí phức tạp .3. Nghệ thuật trần thuật3.1. Sự đa dạng trong điểm nhìn trần thuậtĐiểm nhìn trần thuật thường được tổ chức chủ yếu từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.Trần thuật từ ngôi thứ nhất có hai dạng: Người dẫn truyện hoặc trao cho nhân vật chức năng dẫn truyện. - Trong vai trò người dẫn truyện, người kể chuyện cũng là người tham gia vào câu chuyện, nhiều khi in đậm dấu ấn của tác giả.- Trao cho nhân vật chức năng trần thuật thực chất là để cho nhân vật tự kể lại cuộc đời mình.Cách trần thuật này giúp nhà văn có thể soi vào những phần khuất lấp trong ý nghĩ của nhân vật.Trần thuật từ ngôi thứ ba đã có sự song trùng chủ thể. Lúc đầu nhà văn chọn một điểm nhìn tương đối khách quan bên ngoài sau đó di chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật khiến cho khoảng cách giữa nhà văn và các nhân vật được thu hẹp dần.Trong mỗi truyện ngắn thường có sự đa dạng và chuyển dịch của các điểm nhìn trần thuật.3.2. Sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật	Truyện ngắn sau 1975 có sự đa dạng trong giọng điệu trần thuật. Có giọng ngợi ca, phê phán, tư biện Giọng điệu của các nhân vật, của tác giả nhiều khi khó phân biệt.PHẦN KẾT LUẬN1. Nền văn học Việt Nam có sự vận động, biến đổi để đáp ứng nhu cầu chung của con người thời đại. Truyện ngắn đáp ứng nhanh và linh hoạt hơn các thể loại khác. Sự vận động và phát triển của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985 là một hiện tượng mang tính tất yếu. Những thay đổi trong đời sống xã hội, sự phức tạp trong cuộc sống đời thường, đa dạng trong tính cách con người là những nguyên nhân trực tiếp thôi thúc quá trình đổi mới. Chủ trương dân chủ hoá văn học và sự mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới đã dẫn đến những biến đổi quan trọng văn học Việt Nam, trong đó có truyện ngắn. Truyện ngắn đã bứt phá những quy phạm của thể loại, những hạn hẹp trong phạm vi phản ánh hiện thực để đáp ứng kịp thời và toàn vẹn những vấn đề của thực tại sau chiến tranh. Tuy nhiên, là nhưng dấu hiệu, những thể nghiệm, những bước dò tìm để chuẩn bị cho quá trình đổi mới.Những dấu hiệu mới trong những truyện ngắn mà luận văn khảo sát là những mũi khoan thử nghiệm của thể loại nằm trong quy luật vận động của nền văn học Việt Nam hiện đại. Các sáng tác ấy chưa hẳn đã đạt đến chiều sâu của nhận thức cũng như sự kết tinh về nghệ nhưng bước đầu có tác động khá mạnh mẽ đến tư duy sáng tạo của các nhà văn cũng như tâm lý tíêp nhận của bạn đọc2. Đề tài là phương diện có nhiều dấu hiệu đổi mới trong truyện ngắn giai đoạn sau chiến tranh. Chiến tranh tiếp tục là mảnh đất giàu tiềm năng cho các cây bút khai vỡ. Khi đi vào đề tài này thấy sự trăn trở, tìm tòi những cách tiếp cận mới. Phần lớn các sáng tác chỉ lấy bối cảnh chiến tranh làm cái nền để bộc lộ những phẩm chất anh dũng, nhân văn của con người. Các tác giả đã cố gắng tạo ra sự hài hoà khi thể hiện sự khốc liệt của cuộc chiến tranh với tinh thần nhân bản của con người và tinh thần chiến đấu của dân tộc. Sự chú ý của các cây bút nghiêng về khai thác những hậu quả của chiến tranh, những sự lầm lạc phản bội, những cái giá phải trả cho chiến thắng. Con người cá nhân được thể hiện một cách sinh động, toàn vẹn, sâu sắc. Truyện ngắn đã bộc lộ những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, góp phần làm cân bằng trở lại cách nhìn nhận con người trong văn xuôi thời kì chiến tranh.Cùng với dề tài chiến tranh là sự xuất hiện của đề tài thế sự đời tư.Từ sau năm 1980 trở đi đây là đề tài giữ vai trò trung tâm của nền văn học.Những truyện ngắn này đã tạo được những hiệu quả cao khi đi vào một cảnh đời, một tâm trạng trong những tình huống tiêu biểu của cuộc sống thường nhật. Nhà văn đã vừa rung một hồi chuông cảnh tỉnh vừa khẳng định niềm tin vào con người. Sau khi chiến tranh kết thúc thấy sự chuyển dịch từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư.Trong những truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 không chỉ có một giọng ngợi ca mà là sự đan cài của nhiều nguồn cảm hứng: cảm hứng đạo đức, cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán Nhưng tất cả đều mang cảm hứng nhân văn về số phận con người cá nhân.3. Truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 ngày càng xa dần lối kể lể dài dòng mà cô đúc hơn trong phương thức biểu hiện, Vai trò của cốt truyện chặt chẽ gay cấn có xu hướng nhường chỗ cho những cốt truyện tâm lý.Truyện ngắn cũng có sức khái quát cao hơn vì đi vào chiều sâu thế giới bên trong tâm hồn con người. Đó là biểu hiện cho sự nhận thức về con người đã đạt đến một tư duy mới, gần với bản chất con người hơn. Đó cũng là kết quả của sự phối hợp của nhiều điểm nhìn trần thuật. Cũng chính vì thế kiểu nhân vật tự nhận thức, nhân vật tính cách, số phận được nhiều nhà văn chú ý lựa chọn.Truyện ngắn đang mở ra những con đường giao tiếp cởi mở hơn với độc giả. Nhà văn không phải là người độc tôn chân lí phán truyền mà tăng cường yếu tố đối thoại với người đọc, những sự phức hợp của giọng điệu.Mười năm truyện ngắn 1975 - 1985 là thời gian chuẩn bị tích cực, sự định hình những nét mới,góp phần quan trọng làm nên một dòng chảy liền mạch cho văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng.Xin ch©n thµnh c¶m ¬n!

File đính kèm:

  • ppttruye_n_nga_n_vie_t_nam_9417.ppt
Bài giảng liên quan