Luyện từ và câu - Bài: Cách đặt câu khiến
Cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải, vào trước một động từ.
Nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương!
Nhà vua đừng hoàn lại gươm cho Long Vương!
nhà vua chớ hoàn lại gươm cho Long Vương!
Nhà vua nên hoàn lại gươm cho Long Vương!
Nhà vua phải hoàn lại gươm cho Long Vương!
Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011 Luyện từ và câu Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu cách dùng của câu khiến? Và cho biết cuối câu khiến thường có dấu gì? Thứ 2 ngày 25 tháng 4 năm 2011 Luyện từ và câu Cách đặt câu khiến Nhận xét Cho câu kể sau đây: “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.” Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau: Cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ, nên,… vào trước một động từ. Cách 2: Thêm đi, thôi, nào,… vào cuối câu. Cách 3: Thêm đề nghị, xin, mong,… vào đầu câu. Cách 4: Thay đổi giọng điệu. Cách 1: Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,… vào trước một động từ. Nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương! Nhà vua đừng hoàn lại gươm cho Long Vương! nhà vua chớ hoàn lại gươm cho Long Vương! Nhà vua nên hoàn lại gươm cho Long Vương! Nhà vua phải hoàn lại gươm cho Long Vương! Cách 2: Thêm đi, thôi, nào,… vào cuối câu. Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương đi! Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương thôi! Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương nào! Cách 3: Thêm đề nghị, mong, xin,… vào đầu câu. Đề nghị nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương! Xin nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương! Mong nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương! Cách 4: Thay đổi giọng điệu Đọc dứt khoát, lên giọng ở cuối câu. Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương. Lưu ý: Có thể phối hợp các cách trên để chuyển câu kể thành câu khiến. Ví dụ: Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương! Ghi nhớ Các cách đặt câu khiến Cách 1: Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải,…vào trước động từ. Cách 2: Thêm các từ lên, đi, thôi, nào, cuối câu. Cách 3: Thêm các từ đề nghị, xin, mong,… vào đầu câu. Cách 4: Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến. - Nam đi học. M: - Nam đi học đi! - Nam phải đi học! - Nam hãy đi học đi! Bài 2: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau: a. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút. b. Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dâybên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em. c. Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường. - Tình huống a: M: Phương ơi, cậu làm ơn cho mình mượn cái bút với! - Tình huống b: M: Xin phép bác cho cháu nói chuyện với Lan, ạ! Tình huống c: M: Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Thảo ạ! Bài 3: Đặt câu khiến theo yêu cầu dưới đây, nêu tình huống có thể dùng mỗi câu khiến rồi ghi vào chỗ trống trong bảng: Câu khiến có hãy ở trước động từ. Câu khiến có đi hoặc nào ở sâu động từ. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ. cho học sinh thảo luận nhóm 4 và hoàn thành phiếu học tập trong 4 phút. Thảo luận nhóm 4 và hoàn thành bài tập dưới đây: Trình bày kết quả thảo luận
File đính kèm:
- Cách đăị câu khiến - Lớp 4.ppt