Lý luận chung về Giáo dục học

1. Giáo dục học là một khoa học

1.1. Giáo dục học là một hiện tượng xã hội đặc biệt

1.1.1. Hiện tượng giáo dục

Con người sinh đẻ, trưởng thành đều diễn ra trong xã hội, thực hiện các mối quan hệ xã hội nhất định.

Con người muốn tồn tại, phát triển không những chỉ tham gia vào các quan hệ xã hội mà còn tham gia vào lao động để tạo ra nguồn sống và của cải thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động để chinh phục thiên nhiên.

Từ đó làm nảy sinh nhu cầu:

- Truyền đạt.

- Tiếp thu.

Kinh nghiệm giữa các thế hệ để tồn tại - phát triển. Đây chính là nguồn gốc phát sinh hiện tượng giáo dục.

Giáo dục được hiểu là hiện tượng đặc biệt vì nó chỉ có trong xã hội loài người, là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của nhân loại.

 

doc46 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận chung về Giáo dục học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 quan hệ tình cảm có tính tập thể, tạo ra bầu không khí tâm lý chan hoà, chân tình, cởi mở, quan tâm đến nhau, chia sẻ vui buồn và sẵn sàng giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau trong mọi công việc học tập, lao động, vui chơi hay sinh hoạt đời sống đời thường.
Trong các mối quan hệ tập thể, nhà giáo dục phải chỉ ra cho họ rằng, mỗi thành tích của cá nhân nào đó dù nhỏ cũng không nằm ngoài sự giúp đỡ và tạo điều kiện của tập thể hay của các thành viên khác. Qua đó làm cho họ thấy rõ vai trò trí tuệ của tập thể, sự giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể chứa đựng trong sự thành đạt của mỗi cá nhân.
Tóm lại, tập thể là một tế bào của xã hội, là môi trường nhỏ bao quanh mỗi cá nhân, trong đó mỗi thành viên muốn tồn tại và phát triển thì không thể nằm ngoài đời sống tập thể. Do đó nhà giáo dục phải tạo ra cho được môi trường tập thể lành mạnh, tạo điều kiện tốt cho người được giáo dục.
2. Người giáo viên kỹ thuật
2.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng người giáo viên kỹ thuật (GVKT)
a. Vai trò của người giáo viên kỹ thuật:
- Tổ chức, chỉ đạo, điều khiển quá trình hình thành nhân cách học sinh học nghề làm cho nhân cách họ phát triển toàn diện và hài hoà phù hợp với mục tiêu đào tạo CNKT, nhân viên nghiệp vụ và dịch vụ.
- Đưa những tiến bộ của KHKT và công nghệ mới vào nhà trường dạy nghề và vào lao động sản xuất xã hội.
b. Chức năng của người giáo viên kỹ thuật:
- Giáo dục người học nghề trở thành người lao động mới có ý thức công dân, có trình độ dân trí cao, sống văn minh biết bảo vệ môi trường sống, biết làm giàu cho mình và đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội.
- Truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp theo nghề đào tạo cho học sinh học nghề.
- Bồi dưỡng cách tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đó nhằm phát triển năng lực nhận thức và hoạt động sáng tạo cho học sinh học nghề.
c. Nhiệm vụ của người giáo viên kỹ thuật:
- Nhiệm vụ chung:
	+ Chấp hành các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và về giáo dục đào tạo nói riêng.
	+ Chấp hành mọi quy chế giáo dục - đào tạo của nhà trường.
	+ Làm tốt công tác tự giáo dục, tự nâng cao trình độ để đáp ứng tình hình dạy và học.
	+ Tham gia các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường.
- Nhiệm vụ cụ thể:
	+ Đối với giáo viên lý thuyết:
	` Nghiên cứu, nắm vững MTĐT các khoa học trong trường.
	` Nghiên cứu đối tượng dạy học nghề (học sinh học nghề).
	` Nghiên cứu kế hoạch triển khai giáo dục - đào tạo của nhà trường và của tổ bộ môn.
	` Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và đồ dùng dạy học.
	` Thực hiện việc lên lớp.
	` Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	` Dự lớp các bạn đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm dạy học và giáo dục.
	` Xâm nhập thực tế LĐSX để nội dung giảng sát với nhu cầu xã hội.
	` Tham gia nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới thực tiễn dạy và học tại cơ sở đào tạo...
	+ Đối với giáo viên thực hành:
	` Nghiên cứu, nắm vững MTĐT các khoá học trong trường.
	` Nghiên cứu đối tượng dạy học (học sinh học nghề).
	` Nghiên cứu kế hoạch triển khai giáo dục - đào tạo của nhà trường và của tổ bộ môn.
	` Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và đồ dùng dạy học.
	` Chuẩn bị xưởng thực tập và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho dạy và học.
	` Thực hiện việc lên lớp thực hành.
	` Kiểm tra đánh giá kết quả thực tập của học sinh.
	` Dự lớp các bạn đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm dạy học và giáo dục.
	` Xâm nhập thực tế lao động sản xuất để dạy kỹ thuật và công nghệ sát với nhu cầu xã hội.
	` Tham gia nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới thực tiễn dạy, học: đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất tại cơ sở đào tạo...
d. Những yêu cầu về nhân cách đối với người giáo viên kỹ thuật
- Về phẩm chất:
	+ Có lý tưởng XHCN, có lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, nắm chắc tình hình và thực tiễn cách mạng.
	+ Yêu nước, yêu nghề, yêu người, làm việc có lương tâm, gương mẫu trong lao động, lao động có năng suất và hiệu quả cao.
	+ Có ý thức tổ chức và kỷ luật tốt.
Nói tóm lại, phải có phẩm chất của người công dân, người công nhân, người trí thức XHCN.
- Về năng lực:
	+ Phải có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo ở mức thành thạo của nghề được đào tạo.
	+ Phải luôn luôn cập nhật những tri thức, kinh nghiệm tiên tiến và kỹ thuật - công nghệ mới.
	+ Phải có một ngoại ngữ ở mức thông thạo để sử dụng được các tài liệu chuyên môn kỹ thuật nước ngoài, đồng thời biết sử dụng cả vi tính để biên soạn được các tài liệu cho dạy và học.
	+ Phải có kiến thức và kỹ năng về sư phạm nghề nghiệp.
Ngoài những phẩm chất và năng lực trên còn phải có sức khoẻ tốt để phục vụ lâu dài cho công tác giáo dục - đào tạo.
2.2. Đặc điểm nghề dạy học của người giáo viên kỹ thuật
lao động dạy nghề có đặc điểm
1/ Đào tạo công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
2/ Đối tượng là con người đang phát triển
3/ Có công cụ chủ yếu là nhân cách người thầy
4/ Góp phần tái sản xuất mở rộng sức lao động và xã hội
5/ Đòi hỏi có tinh khoa học, nghệ thuật và sáng tạo
6/ Có đặc điểm của lao động trí óc chuyên nghiệp
Tạo cho người học nghề có phẩm chất năng lực hành cao
Tìm hiểu nắm vững đối tượng để phát triển nhân cách người học
Người truyền nhân cách mình sang nhân cách người học sinh
Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lớn tuổi
Phải sát thực. chính xác, khéo léo mềm dẻo và năng động
Lao động trí óc kết hợp hài hòa với lao động chân tay
3. Tập thể học sinh học nghề và giáo dục tập thể
3.1. Tập thể và vai trò của nó đối với việc hình thành nhân cách người học
	a. Khái niệm về tập thể:
	Tập thể là một tập hợp hay một cộng đồng người có tổ chức, có kỷ luật chặt chẽ, cùng hoạt động vì mục đích chung, trong đó họ ý thức được sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân, tập thể và toàn xã hội.
b. Vai trò của tập thể đối với việc hình thành nhân cách người học:
- Tạo môi trường giao lưu:
Mọi người sống, tồn tại, phát triển luôn phải thực hiện các mối quan hệ với môi trường (tự nhiên và xã hội), tập thể là nơi đưa lại cho người học những môi trường này. Trong đó người học giao tiếp với nhau và diễn ra những mặt thống nhất và mặt đối lập hay mâu thuẫn. Từ đó dẫn tới sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, học tập điều khiển lẫn nhau để hình thành và phát triển nhiều mặt nhân cách con người.
- Phương tiện và điều kiện giáo dục:
Tập thể lớp, nhóm, chi đoàn... chính là nơi để các em giao lưu, trao đổi học vấn, tư tưởng quan điểm, tình cảm, lối sống, đạo đức... với nhau. Nơi này họ đề ra những tiêu chuẩn cư xử, cách ăn nói, đi đứng... Họ yêu cầu và đòi hỏi lẫn nhau trong khi thực hiện hành vi và điều chỉnh hành vi theo chuẩn mực của tập thể ấy và của xã hội. Chính vì thế mà con người không thể đứng ngoài tập thể và nhân cách con người không thể phát triển bên ngoài tập thể. Bởi lẽ, chỉ có tập thể mới tạo ra điều kiện, phương tiện làm phát triển nhân cách con người.
3.2. Đặc điểm của tập thể học sinh học nghề
- Tập thể học sinh học nghề có mục đích chung là nắm vững kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo mục tiêu đào tạo để chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động sản xuất xã hội.
- Tập thể học sinh học nghề là tập hợp người có ý thức tổ chức, kỷ luật tự giác, có bầu không khí và dư luận chung, thậm chí mỗi tập thể có phong cách truyền thống riêng.
3.3. Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh học nghề
a. Giai đoạn tổng hợp sơ cấp:
Đây là giai đoạn mới hình thành có các dấu hiệu sau:
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập các mối quan hệ, triển khai các công việc ban đầu do giáo viên chủ nhiệm đặt ra.
- Đặt ra các yêu cầu cao và thống nhất, vì vậy lúc ban đầu có thể nhiều việc và có những hành vi phải mang tính bắt buộc.
- Kết thúc giai đoạn này khi đã cử ra được Ban cán sự lớp, BCH chi đoàn và đưa tập thể vào những hoạt động chung.
b. Giai đoạn cấu trúc hoá:
Đây là giai đoạn tập thể có biểu hiện:
- Xuất hiện những thành viên tích cực, tiêu cực, thụ động, thành viên "trung bình" và cả những thành viên cá biệt. Trước tình hình này, giáo viên chủ nhiệm phải:
	+ Dựa vào các phần tử tích cực, phát huy họ để gây ảnh hưởng và lôi cuốn các em trung bình và tiêu cực khác.
	+ Tổ chức các hoạt động chung, phát huy trí tuệ mọi thành viên làm cho họ gần gũi lẫn nhau, hiểu biết nhau hơn.
	+ Thường xuyên kiểm tra giám sát mọi hoạt động, uốn nắn những hành vi chưa chuẩn.
- ý thức tự giác đã bắt đầu xuất hiện trong đa số học sinh học nghề.
c. Giai đoạn tổng hợp hoá:
- Biểu hiện: mọi thành viên đều có thái độ tích cực trước công việc, quan hệ với nhau tốt, thân tình hơn, các thành viên yếu kém họ được giúp đỡ, quan tâm của tập thể và từ đó được cuốn hút vào các phong trào chung.
- Các thành viên đã có những yêu cầu lẫn nhau về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và bản thân họ tự đặt ra được cho mình những yêu cầu riêng cho bản thân mình.
Trong giai đoạn này giáo viên chủ nhiệm phải:
	+ Gây uy tín cho Ban cán sự lớp, BCH chi đoàn và các thành phần tích cực khác để họ đảm đương những công việc chung, có uy tín trong tập thể.
	+ Hoàn thiện các mối quan hệ trong tập thể và phát huy giáo dục của tập thể đối với từng thành viên.
	+ Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo.
d. Giai đoạn tự quản:
Có những đặc điểm sau:
- Ban cán sự lớp, người đứng đầu các tổ chức chính trị, xã hội trong tập thể đã có khả năng tự điều hành các hoạt động.
- Từng thành viên đã có ý thức được vị trí, vai trò của mình trong tập thể, họ hành động vì tập thể và cho mỗi người, kỷ luật tốt, biết tự học và tu dưỡng bản thân.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải:
	+ Điều hành.
	+ Cố vấn.
	+ Tổ chức các phong trào thi đua.
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy nêu nội dung những con đường giáo dục và phân tích.
2. Cho biết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên kỹ thuật trong các cơ sở đào tạo nghề.
3. Cho biết những yêu cầu về mặt phẩm chất và năng lực của người giáo viên kỹ thuật. Liên hệ bản thân.
4. Đặc điểm nghề dạy học của người giáo viên kỹ thuật. Giải thích từng nội dung.
5. Nêu khái niệm tập thể và vai trò của tập thể đối với sự hình thành nhân cách. Liên hệ vai trò của tập thể mình đang sống, học tập đối với việc hình thành nhân cách mỗi cá nhân.

File đính kèm:

  • docGiao ducNN.doc