Lý Luận văn học 1

PHẦN I: BẢN CHẤT VĂN HỌC

Chương I: Nguồn Gốc, Bản Chất của Văn Học

Văn học là một hình thái ý thức xã hội, một phương thức “đồng hóa“ hiện thực

về mặt thẩm mĩ, một loại hình nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất liệu thể hiện.

Xét nguồn gốc của văn học là xét đến điều kiện lịch sử khách quan nào, nhu

cầu xã hội tất yếu nào đã làm cho văn học phát sinh và phát triển.

Nguồn gốc của văn học

1. CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VỀ NGUỒN GỐC CỦA VĂN HỌC

Một trong những lí thuyết thịnh hành nhất, có ảnh hưởng nhất, đã được các nhà

mĩ học tư sản đặc biệt chú ý phát triển là thuyết bản năng du hí - nguồn gốc của

quan điểm “ nghệ thuật thuần túy “. Đó là thuyết được xây dựng trên cơ sở mĩ

học Kant (1724 - 1804), cho rằng đặc trưng chủ yếu của cảm xúc thẩm mĩ là

khuynh hướng vươn tới sự “du hí tự do “, thoát khỏi bất kì một mục đích thực

tiễn nào. Cùng quan điểm với Kant, Schiller (1759 - 1805) xem động lực của sự

sáng tạo nghệ thuật ngay từ thời nguyên thủy là khuynh hướng vươn tới “ thế

giới vui vẻ của du hí “ để thoát li cuộc sống thực tế, vốn kìm hãm bó buộc con

người. Spencer (1820 - 1903) phát triển thêm học thuyết của Shiller bằng lí luận

về sự “ phát tiết sinh lực thừa “.

pdf60 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý Luận văn học 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i gian bước đi 
theo hành trình tìm lại kỉ niệm, theo tiếng gọi của hồi ức và tiềm thức cá nhân, 
theo dòng cảm xúc, cảm giác, ấn tượng cùng những liên tưởng riêng tây. Qua 
ngòi bút của nhà văn, thời gian quá khứ như tự thoả mãn với chính nó, kỉ niệm 
của nhân vật cũng trở thành một thực thể tự đầy đủ với chính nó.
Trong tác phẩm văn học, thời gian nghệ thuật có thể được xác định (như thời 
gian lịch sử, thời gian sự kiện), không xác định, ước định (thường gặp trong 
văn học dân gian), hoặc thời gian vũ trụ mang tính tuần hoàn (như ngày - đêm, 
tháng - năm, các mùa). Có nhiều phương thức tổ chức thời gian nghệ thuật 
trong tác phẩm như dồn nén, kéo dãn, phân cắt, hoà trộn, đồng hiện, theo trình 
tự tuyến tính, gấp khúc, đảo lộn Tùy theo cảm quan sáng tạo của mỗi nhà 
văn, mỗi loại hình văn học, mỗi khuynh hướng hay trào lưu văn học, các 
phương thức tổ chức thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có khác 
nhau, có thể tồn tại một số phương thức hoặc liên kết nhiều phương thức với 
nhau.
Tóm lại, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật không thể thiếu được 
trong thế giới nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra.
Khả năng phản ánh ngôn ngữ, tư tưởng của nghệ thuật ngôn từ
Một văn bản tác phẩm văn học bao giờ cũng gồm một hệ thống những lời phát 
ngôn : phát ngôn của người trần thuật (kể chuyện), phát ngôn của nhân vật tự 
sự, phát ngôn của nhân vật trữ tình. Nhà văn khi xây dựng tác phẩm của mình 
luôn luôn hướng tới việc miêu tả những phát ngôn ấy (gồm lời kể, đối thoại, độc 
thoại) sao cho người đọc thấy được sự khác biệt sinh động của từng chủ thể lời 
nói. Nghĩa là, phát ngôn phải mang dấu ấn của tính cách, của một con người cụ 
thể với những đặc điểm cụ thể về dân tộc, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình 
độ, văn hóa, đạo đức, lối sống
Trong Truyện Kiều, mặc dù chịu ảnh hưởng quan niệm mĩ học trung đại, tư duy, 
kết cấu truyện Nôm, lời văn vần, nhưng hệ thống nhân vật, đặc biệt là những 
nhân vật được xây dựng theo tư duy hiện thực, đã được Nguyễn Du thể hiện 
hết sức sinh động qua ngôn ngữ của chính họ. Người đọc có thể thấy một Mã 
Giám Sinh trơ trẻn, đểu cáng, tính toán ; một Sở Khanh khoác lác, khoe mẽ ; 
một Tú Bà gian xảo, mưu mẹo. Ba con người dường như có cái gì đó rất giống 
nhau, từ những phương trời khác nhau của xã hội phong kiến, lại họp nhau 
dưới bóng mái thanh lâu của mụ Tú Bà. Mã Giám Sinh mua Kiều về làm gái lầu 
xanh, nhưng nói dối mua Kiều về làm vợ lẽ. Trong khi mua, hắn cò kè từng xu 
một, ngược lại khi bán, hắn tính toán lời lãi đến bạc nghìn :
Mừng thầm: “ Cờ đã đến tay,
Càng nhìn vẻ ngọc càng say khúc vàng.
Đã nên quốc sắc thiên hương,
Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa!
 Hẳn ba trăm lạng kém đâu,
Cũng đà vừa vốn còn sau thì lời ”
Vừa muốn có tiền, lại vừa muốn khoái lạc, nhưng khoái lạc “ của trời “mà không 
làm ảnh hưởng đến “ vốn nhà ”, hắn đã suy nghĩ :
“ Mập mờ đánh lận con đen,
Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền, mất chi ?
Mụ già hoặc có điều gì,
Liều công mất một buổi quì mà thôi.”
Sở Khanh thì lại có giọng điệu của kẻ giả vờ làm một hiệp khách, lẻn đến phòng 
Kiều như một kẻ cắp, khiến Kiều ngay từ đầu đã “sinh nghi”. Đến khi hoàn thành 
tấn trò bỉ ổi do Tú Bà đạo diễn, vất bỏ chiếc mặt nạ hiệp sĩ, hiện nguyên hình 
một tên ma cô dắt gái, thì ngôn ngữ của hắn cũng không tìm thấy đâu những lối 
nói năng kiểu cách đầy những từ ngữ hoa mĩ, mà là :
Rằng : “Nghe mới có con nào ở đây,
Phao cho quyến gió rủ mây,
Hãy xem có biết mặt này là ai ?”
Hắn đã gọi Thúy Kiều bằng con này con nọ, tự xưng là “mặt này”, lại còn sấn tới 
toan đánh nàng !
Không chỉ ghi lại phát ngôn của nhân vật, ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm 
văn học còn giữ lại tiếng nói của nhiều tầng lớp người ở các thời đại khác nhau. 
Đó là tiếng nói gắn liền với một hệ thống từ vựng, ngữ điệu, văn hoá, phong tục 
tạp quán, đời sống tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử 
cụ thể. Chẳng hạn, nhà văn hiện nay đã không còn sử dụng những cách nói 
quen thuộc thường thấy trong văn thơ trung đại, như nói về người đẹp thì “tóc 
mây”, “da tuyết”, “làn thu thủy”, “nét xuân sơn”, “khoé thu ba”, “phận bồ liễu”, 
nói về người anh hùng, kẻ trượng phu, bậc quân tử, nam nhi thì “ tang bồng hồ 
thỉ ”, “ công danh nam tử ”, “ tùng bách ba đông ”, nói về thời gian thì “ năm canh 
sáu khắc ”, xuân về đào nở bướm bay, thu đến sương sa lá rụng, phong, hoa, 
tuyết, nguyệt tượng trưng cho thú thanh tao, mai, lan, cúc, trúc biểu hiện cho sự 
trang nhã, trắng trong
Ngoài khả năng phản ánh ngôn ngữ, ngôn từ nghệ thuật còn có khả năng tái 
hiện hoạt động tư duy, khắc hoạ chân dung tư tưởng của con người. Ở những 
loại hình nghệ thuật khác không sử dụng chất liệu ngôn từ, nghệ sĩ chỉ có thể 
thể hiện sự tư duy của mình về con người, chứ không thể thể hiện hình tượng 
con người đang tư duy. Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ bộc lộ tư 
tưởng, mà còn miêu tả cả tư tưởng nữa. Toàn bộ di sản văn học của nhân loại 
từ xưa đến nay đã cho ta thấy được hình ảnh của rất nhiều thế hệ con người tư 
duy trước đời sống. Đó có thể là những quyết định đúng đắn, những băn khoăn 
do dự, những tính toán lầm lỡ, những quyết tâm sắt đá... Độc thoại “ Tồn tại hay 
không tồn tại ” của Hamlet trong bi kịch cùng tên của Shakespeare đã diễn tả 
từng bước tư duy của nhân vật này : từ đặt vấn đề đến liên tưởng, so sánh, giả 
thiết, suy nghĩ lựa chọn hành động. Đứng trước hiện thực đời sống và con 
người, nhân vật văn học bao giờ cũng biểu lộ thái độ đồng tình hay phản đối 
của mình. Họ không chỉ được thể hiện là những con người biết suy nghĩ, cảm 
xúc, mà còn có ý kiến trước vận mệnh và thời cuộc. Mỗi nhân vật đều đứng trên 
một lập trường nhất định, bộc lộ một quan điểm, một lí tưởng nhất định về đời 
sống. Văn học Việt Nam và thế giới đã xây dựng được biết bao chân dung văn 
học mang dấu ấn tư tưởng của thời đại, thể hiện thái độ của nhân vật trước 
những vấn đề chính trị - xã hội, tâm lí, đạo đức, thẩm mĩ, nghệ thuật, học thuật, 
kinh tế, triết học. Đó là một Từ Hải trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), một ông 
Ngư, một ông Tiều trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp (Nguyễn Đình Chiểu), một 
Hộ trong Đời thừa (Nam Cao), một Batsana Akakievic trong Qui luật của muôn 
đời (Nodar Dumbatze).
Xét về bản chất, văn học luôn luôn là một cuộc trao đổi, tranh luận, đối thoại 
ngấm ngầm hay công khai về tư tưởng trong ý nghĩa đích thực của từ này. Tính 
khuynh hướng của văn học được đề cập cũng là trên cơ sở đó. Tác phẩm văn 
học không những thể hiện một khuynh hướng tư tưởng nhất định, mà còn có 
khả năng thâm nhập sâu xa vào dòng ý thức, dòng tình cảm của con người. Lev 
Tolstoi là nhà văn bậc thầy trong việc thể hiện “phép biện chứng tâm hồn ”. Sử 
dụng ngôn từ nghệ thuật để phản ánh rõ nét ngôn ngữ, tư tưởng, tình cảm của 
nhân vật luôn là đích hướng tới của bất kì nhà văn nào.
Tính vạn năng và tính phổ thông của văn học
Tính vạn năng của văn học thể hiện ở khả năng vô hạn trong phản ánh đời 
sống. Bất kì một phương diện nào của đời sống, từ những chi tiết cụ thể, cá biệt 
cho đến một hiện thực rộng lớn, sâu xa, ngôn từ văn học đều có khả năng tái 
hiện một cách trọn vẹn nhất. Marx, Engels, Lenine đánh giá rất cao Homer, 
Shakespeare, Balzac, Tolstoivì trong tác phẩm của các nhà văn này đã thể 
hiện sinh động một bức tranh hiện thực rộng lớn, chứa đựng đời sống tinh thần, 
tâm lí dân tộc mà mỗi người là một thành viên. Bộ Tấn trò đời của Balzac được 
Engels xem như cuốn biên sử bằng nghệ thuật của nước Pháp, đã đem lại một 
tri thức khổng lồ, nhiều hơn tất cả những gì ông thu lượm được trong “ các sách 
của tất cả các chuyên gia - các nhà sử học, kinh tế học, thống kê học thời ấy 
cộng lại “ (2). Còn Lenine thì rất tâm đắc với hình ảnh “ người nông dân Nga gia 
trưởng ” trong sách của “ ông Bá tước Tolstoi ”, mà theo Người, một gã mugic 
Nga như vậy chưa từng xuất hiện trước các sáng tác của L. Tolstoi. Biekinski đã 
từng xem tác phẩm Evneghi Oneghin của Puskin là “ bộ bách khoa toàn thư của 
cuộc sống Nga ”. Đối với Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân đã có một 
nhận xét thật thoả đáng: “ Ta lúc nhàn đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: 
Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, 
nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn 
đời thì tài nào có cái bút lực ấy ”.(3)
Lấy ngôn từ, một phương tiện giao tiếp phổ thông của con người, làm chất liệu 
để xây dựng hình tượng nghệ thuật, phản ánh hiện thực, điều đó cũng mang lại 
cho văn học tính phổ thông trong sáng tác, truyền bá và tiếp nhận. Tác phẩm 
văn học đến với mọi người không phải như những cứ liệu thông sử, mà như 
những nhân chứng về cách nghĩ, cách cảm của con người trong một thời. 
Ngược lại, bằng văn học, con người dễ dàng giãi bày tâm tư, tình cảm của 
mình. Lịch sử văn học chính là lịch sử tâm hồn của nhân loại. Ngay từ khi lọt 
lòng mẹ, con người đã có thể tiếp xúc với văn học qua câu ca điệu hát. Lớn lên, 
trong cuộc đời mình, con người đã không biết bao lần tiếp xúc trực tiếp với tác 
phẩm văn học: được học trong nhà trường, được đọc trực tiếp, được nghe kể 
lại. Dù xuất bản với số lượng lớn, khi đến với người đọc, tác phẩm văn học vẫn 
truyền được bản chính, một việc mà đối với hội họa và điêu khắc rất khó làm. 
Việc truyền bá, tiếp nhận văn học cũng không đòi hỏi nhiều điều kiện như khi 
truyền bá, thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật , chẳng hạn một điệu múa, một 
bản nhạc, một vở kịch, một bộ phim. Tùy theo cảm hứng, thời gian, nhu cầu, 
người đọc có thể thưởng thức tác phẩm theo cách riêng của mình: thưởng thức 
một lần hay nhiều lần, thưởng thức để giải trí hoặc để vận dụng vào cuộc sống 
nhằm đạt được mục đích nào đó. 
Do có tính vạn năng và tính phổ thông như đã trình bày, trong các thời kì đấu 
tranh giai cấp gay go, quyết liệt, các dân tộc khác nhau đều đã sử dụng văn học 
như một thứ vũ khí dễ thực hiện, dễ phổ biến, nhưng mang lại hiệu quả to lớn 
nhiều khi đến khó ngờ. 

File đính kèm:

  • pdfLY LUAN VAN HOC TAP 1.pdf
Bài giảng liên quan