Lý luận về nhận thức- Triết học Mác- lê nin

Khi trình bày bản chất của nhận thức, trong lịch sử triết học đã xuất hiện một số quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

1.1. Quan niệm về nhận thức của các trào lưu triết học trướcMác

Xuất phát từ chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, chủ nghĩa duy tâm khách quan coi nhận thức là sự “hồi tưởng lại” của linh hồn bất tử về “thế giới các ý niệm” hoặc là sự “tự ý thức về mình của ý niệm tuyệt đối”. Còn chủ nghĩa duy tâm chủ quan lại cho rằng nhận thức chỉ là sự phức hợp những cảm giác của con người.

Những người theo thuyết hoài nghi coi nhận thức là trạng thái hoài nghi về sự vật và biến sự nghi ngờ về tính xác thực của tri thức thành một nguyên tắc của nhận thức. Đến thời kỳ cận đại, khuynh hướng này phủ nhận khả năng nhận thức của con người. Họ cho rằng con người chỉ nhận thức được các thuộc tính bề ngoài, còn bản chất bên trong của sự vật thì không thể nhận thức được.

 

doc12 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 2325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý luận về nhận thức- Triết học Mác- lê nin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 kiện tự nhiên không thể khám phá được. Thí nghiệm không chỉ nhằm thu thập các giữ kiện khoa học mà còn nhằm bác bỏ hoặc kiểm chứng một kết luận khoa học nào đó. Thí nghiệm bao giờ cũng được tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo của một ý tưởng khoa học và trên một lý thuyết khoa học nhất định. Ngày nay thí nghiệm đã được sử dụng rộng rãi trong khoa học tự nhiên, kỹ thuật và trong khoa học xã hội.
b. Các phương pháp xây dựng và phát triển các lý thuyết khoa học
Có nhiều phương pháp xây dựng và phát triển các lý thuyết khoa học khác nhau. Dưới đây chỉ trình bày một số phương pháp phổ biến mà triết học nghiên cứu.
- Phân tích và tổng hợp. 
Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để nhận thức các bộ phận đó. Thí dụ, khi nghiên cứu một cơ thể sinh vật, chủ thể phân chia thành các tế bào; dùng các phương tiện để tìm hiểu kết cấu từng tế bào. Nhờ có phân tích con người nắm bắt được các thuộc tính, các mối quan hệ bên trong của các sự vật, hiện tượng.
 Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các kết quả của phân tích nhằm nhận thức cái toàn bộ. Nhờ có tổng hợp con người nắm bắt, hiểu được sự vật dưới dạng chỉnh thể của nó. Từ đó mới có điều kiện khái quát tìm ra sự vận động nội tại bên trong của sự vật.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp nhận thức khác nhau song lại thống nhất biện chứng với nhau. Không phân tích thì không hiểu được các bộ phận, ngược lại, không tổng hợp thì không thể hiểu được sự tác động (liên hệ) giữa các bộ phận và không thể hiểu được vai trò của từng bộ phận đối với cả chỉnh thể. Phân tích chuẩn bị điều kiện cho tổng hợp, tổng hợp giúp cho phân tích đi sâu hơn vào bản chất của sự vật. Phân tích và tổng hợp giả định lẫn nhau, tạo tiền đề và khả năng cho nhau. Nhờ đó con người mới nhận thức được bản chất, quy luật của sự vật. 
Do vậy, trong nhận thức con người phải gắn kết chặt chẽ hai phương pháp, không nên cường điệu phương pháp này, coi nhẹ phương pháp kia.
- Quy nạp và diễn dịch.
Quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn.
Điều kiện khách quan của quy nạp là tính lặp lại của một loại thuộc tính nào đó. Quy nạp giúp cho việc khái quát kinh nghiệm thực tiễn, nó có vai trò quan trọng ở chỗ nhờ nó, con người khám phá ra quy luật, đề ra các giả thuyết. Tuy nhiên quy nạp có hạn chế là quy nạp tuy rút ra thuộc tính chung nhưng chưa thể xác định được thuộc tính ấy là tất nhiên hay ngẫu nhiên, là bản chất hay không bản chất. Để khắc phục phải bổ sung bằng diễn dịch.
Diễn dịch là phương pháp đi từ tri thức về cái chung đến tri thức về cái riêng, từ tri thức chung đến tri thức ít chung hơn.
Diễn dịch là quá trình vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng, rút ra kết luận từ nguyên lý chung đã biết. Nếu như quy nạp là phương pháp dùng để khái quát các tài liệu kinh nghiệm thì diễn dịch là phương pháp xây dựng lý thuyết mở rộng. Do vậy diễn dịch có vai trò quan trọng đối với khoa học lý thuyết; dựa trên cơ sở diễn dịch người ta xác định được những mối quan hệ trong thuộc tính tất nhiên, bản chất của các sự vật, hiện tượng. Ngày nay dựa vào diễn dịch các nhà khoa học đi xây dựng các phương pháp như tiên đề, giả thuyết - diễn dịch.
Diễn dịch và quy nạp tuy có chiều hướng đối lập nhau, nhưng có quan hệ hữu cơ, làm tiền đề cho nhau bổ sung cho nhau. Nhờ khái quát các tài liệu kinh nghiệm đã tích luỹ được, quy nạp chuẩn bị căn cứ để dự kiến về nguyên nhân các hiện tượng nghiên cứu, về sự tồn tại mối liên hệ tất yếu. Còn diễn dịch thì luận chứng về mặt lý thuyết cho những kết luận thu được bằng quy nạp, loại trừ tính không chắc chắn của các kết luận ấy và biến chúng thành tri thức tin cậy.
Quy nạp giúp ta hiểu được cái chung còn diễn dịch giúp ta đi từ cái chung để hiểu cái riêng. Vì vậy, trong nhận thức và nghiên cứu khoa học phải vận dụng tổng hợp cả quy nạp và diễn dịch.
- Lịch sử và lôgíc.
Lịch sử là phương pháp phản ánh trong tư duy quá trình lịch sử- cụ thể của sự vật với những chi tiết của nó trong sự vận động phát triển vốn có. Chẳng hạn việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản bằng phương pháp lịch sử đòi hỏi phải bắt đầu mô tả quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản trong các nước riêng lẻ ở châu Âu, châu Mỹ với vô số các chi tiết và các hình thức cụ thể bao gồm cái phổ biến, tất nhiên, đặc thù, đơn nhất, ngẫu nhiên.
Phương pháp lịch sử có giá trị to lớn và quan trọng nhờ nó con người có thể nắm bắt tương đối trọn vẹn quá trình đã diễn ra sự vật. Do đó nếu không có phương pháp lịch sử thì không có khoa học lịch sử. Tuy nhiên phương pháp lịch sử có hạn chế ở chỗ, phương pháp này chưa chỉ rõ mối liên hệ bản chất, tất yếu xuyên suốt bên trong một sự vật hay nhiều sự vật.
Lôgíc là phương pháp vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật dưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát.
So với phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc có nhiệm vụ dựng lại cái lôgíc khách quan trong sự phát triển của sự vật nên có ưu thế ở chỗ nó không những phản ánh được bản chất, tất yếu, quy luật phát triển của sự vật mà nó còn phản ánh được lịch sử phát triển của sự vật ấy (một cách tóm tắt, khái quát, trên những giai đoạn chủ yếu). Phương pháp lôgíc có khả năng kết hợp trong bản thân mình hai yếu tố của sự nghiên cứu: Nghiên cứu kết cấu của sự vật cùng với hiểu biết lịch sử của sự vật trong sự thống nhất chặt chẽ của chúng.
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hai phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau. Bởi vì muốn hiểu biết bản chất và quy luật của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển của nó. Mặt khác có nắm được bản chất và quy luật của sự vật mới nhận thức thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc. Phương pháp lịch sử cũng phải nắm lấy cái lôgíc, phải rút ra sợi dây lôgíc chủ yếu của lịch sử thông qua việc phân tích các sự kiện và hiện tượng cụ thể. Còn phương pháp lôgíc phải dựa trên các tài liệu lịch sử để khái quát và chứng minh và rốt cuộc phải đem lại lịch sử trong tính bản chất của nó. Lịch sử mà thiếu lôgíc sẽ mù quáng, còn lôgíc mà thiếu lịch sử thì không có đối tượng, dễ rơi vào chủ quan, tư biện.
- Từ trừu tượng đến cụ thể.
Các sự vật, hiện tượng của thế giới bao giờ cũng tồn tại dưới dạng cái cụ thể. Cái cụ thể này được phản ánh vào nhận thức dưới hai hình thức: cái cụ thể cảm tính và cái cụ thể trong tư duy. Cái cụ thể cảm tính là điều bắt đầu của nhận thức; cái cụ thể trong tư duy là kết quả của tư duy lý luận, nó phản ánh cái cụ thể khách quan bằng hệ thống những khái niệm, phạm trù, quy luật.
Cái trừu tượng là kết quả sự trừu tượng hoá một mặt, một mối liên hệ nào đó trong tổng thể phong phú của sự vật. Vì vậy, cái trừu tượng là một bộ phận nào đó của cái cụ thể, biểu hiện một mặt nào đó của cái cụ thể, là bậc thang của sự xem xét cái cụ thể. Từ nhiều cái trừu tượng tư duy tổng hợp lại thành cái cụ thể trong tư duy.
Nhận thức là sự thống nhất của hai quá trình đối lập, từ cụ thể đến trừu tượng và tư duy trừu tượng đến cụ thể. Theo tiến trình thứ nhất, nhận thức xuất phát từ những tài liệu cảm tính, qua phân tích rút ra những khái niệm phản ánh từng mặt, từng thuộc tính của sự vật. Trong tiến trình này toàn bộ biểu tượng đã biến thành một sự quy định trừu tượng. Quá trình từ cụ thể đến trừu tượng tạo tiền đề cho quá trình thứ hai - quá trình từ trừu tượng đến cụ thể.
Trong quá trình thứ hai, nhận thức phải từ những định nghĩa trừu tượng đi đến cái cụ thể với tính cách là kết quả của tư duy chứ không phải là cái cụ thể là điểm xuất phát. Trong quá trình này, những sự quy định trừu tượng lại dẫn tới sự mô tả lại cái cụ thể là bằng con đường của tư duy. C. Mác coi đi từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp nhận thức khoa học quan trọng. Nói cách khác, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp nhờ đó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể và tái tạo nó với tư cách là một cái cụ thể trong tư duy.
Trước Mác, Hêghen là người đã đề cập đến phương pháp này nhưng mang tính chất duy tâm. Ở Hêghen quá trình trừu tượng đi từ cái cụ thể cũng  chính là quá trình sản sinh ra bản thân cái cụ thể hiện thực.
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể đã được C. Mác xây dựng trên quan điểm duy vật. Theo phương pháp này, việc nghiên cứu phải bắt đầu từ cái trừu tượng, từ khái niệm. Tuy nhiên không phải lấy bất cứ cái trừu tượng nào làm khâu xuất phát mà cái trừu tượng xuất phát phải là cái phản ánh những mối liên hệ phổ biến nhất, đơn giản nhất, nhưng đóng vai trò quyết định cái cụ thể cần nghiên cứu. Từ cái xuất phát đó, tư duy theo dõi những vòng khâu, những trạng thái quá độ trong sự phát triển của sự vật được thể hiện bằng các khái niệm ngày càng cụ thể hơn. Bằng cách đó, tư duy tái hiện quá trình hình thành và phát triển của khách thể nghiên cứu với toàn bộ các mặt và các quan hệ tất yếu, bản chất, những quy luật vận động, phát triển của nó. Vì vậy, phương pháp này có vai trò đặc biệt trong việc xây dựng lý thuyết khoa học, nó cho phép thâm nhập vào đối tượng nghiên cứu, hình dung được tất cả các mặt và quan hệ tất yếu của đối tượng trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của chúng.
Trong bộ Tư bản, C. Mác đã vận dụng phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể để nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bắt đầu từ sự phân tích phạm trù “ hàng hoá”, đây là cái trừu tượng xuất phát là cái “tế bào kinh tế” của xã hội tư bản, Mác tiến đến phân tích các khái niệm cụ thể hơn như tiền tệ, tư bản, giá trị thặng dư, lợi nhận, lợi tức, địa tô v.v. Nhờ đó Các Mác đã tái hiện xã hội tư bản như là một chỉnh thể cụ thể trong sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng trên cơ sở vạch ra quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các quan điểm triết học khác nhau về nhận thức và phân tích để thấy sự khác nhau giữa quan điểm triết học Mác- Lênin với các quan điểm triết học khác về bản chất của nhận thức. 
2. Thực tiễn là gì? phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 
3. Phân tích các cấp độ của nhận thức. 
4. Chân lý là gì? Chân lý có tính chất cơ bản nào?

File đính kèm:

  • docLý luận về nhận thức- Triết học ML.doc