Môn đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động

I. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:

- Trình bày chính xác các điều quy định của Luật Lao động áp dụng cho sản xuất

- Giải thích được các yếu tố nguy hiểm và có hại đến sức khoẻ người lao động.

- Phân tích được nguyên nhân gây ra tai nạn.

- Mô tả được một số phương pháp sơ cứu và cấp cứu khi đồng nghiệp bị tai nạn.

- Trình bày được cách sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động và các phương tiện - khác nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động.

- Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động, sơ cứu, cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn.

 

ppt67 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môn đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Kiểm tra các tay gạt, núm điều khiển ở vị trí an toàn chưa.- Trong khi sử dụng máy: + Không thay đổi tốc độ trục chính hay bước tiến dao khi trục chính còn quay.+ Muốn thay đổi phải tắt máy và chờ trục chính dừng hẳn mới được thay đổi. Nghiêm cấm dùng tay miết vào mâm cặp làm phanh hãm tốc độ trục chính vì dễ gây đứt tay.+ Vật gia công phải gá đúng quy định và chắc chắn, không dùng ống nối để kéo dài tay quay chìa khoá mâm cặp, không gá vật có chiều dài nhô ra quá lớn so với quy định, đặc biệt cần chú ý khi gá hay tháo phôi phải đưa tay gạt tốc độ về vị trí an toàn (vì đối với các máy khởi động bằng cần gạt dễ bị rơi làm máy chạy bất ngờ gây tai nạn).+ Không để phoi, vật liệu, dụng cụ bừa bãi.+ Không dùng tay để gỡ phoi khi phoi quấn vào phôi, phải tắt máy và dùng móc móc phoi. Cố gắng chọn tốc độ cắt và dao có góc bẻ phoi để hạn chế sự xuất hiện của phoi dây.+ Khi máy đang chạy không bỏ đi nơi khác vì nếu xảy ra sự cố không sử lý kịp thời.+ Ngoài ra trong từng trường hợp gia công cụ thể sẽ có quy định riêng.- Khi hết giờ làm việc phải ngắt điện vào máy, đưa tay gạt về vị trí an toàn, lau chùi, vệ sinh máy.X. Nội quy an toàn sử dụng máy phay: 1. Các tai nạn lao động thường xảy ra và nguyên nhân:- Kẹt tay vào bánh răng:Nguyên nhân: Khi tháo lắp bánh răng thay thế không tắt máy hay vị trí tay giữ bánh răng khi xiết chặt không đúng.- Tay quấn vào dao:Nguyên nhân: do sử dụng găng tay cầm vào dao mà vô tình mở máy làm dao quay, hay khi máy đang chạy dùng tay gạt phoi ở vị trí dao đang cắt gọt.- Phoi bắn vào người và mắt:Nguyên nhân: do vật gia công ở ngang tầm mắt, dao phay cắt gián đoạn vào phôi nên phoi ngắn, lực văng lớn làm phoi bắn ra với tốc độ cao.- Mảnh dao bắn vào người:Nguyên nhân: do mũi dao thường làm bằng vật liệu cứng giòn, dễ vỡ khi thao tác để dao va đập mạnh vào phôi hay bàn máy làm mảnh mũi dao vỡ ra văng vào người.2. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy phay:- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và không được sử dung găng tay.- Khi sử dụng cơ cấu chạy nhanh bàn máy phải chú ý: không cho chạy hết chiều dài hành trình đề phòng vượt quá giới hạn gây gãy răng bánh răng hay hỏng cơ cấu truyền động.- Khi tháo dao phải có tấm gỗ kê lên bàn máy, tránh tình trạng cụm gá dao và dao rơi trực tiếp lên bàn máy.- Vị trí đứng thao tác sao cho phoi không bắn vào người gây tai nạn.Khi thay bánh răng thay thế phải tắt điện vào máy để đề phòng kẹt tay vào bánh răng.- Không dùng tay trực tiếp lấy phoi trên máy, đặc biệt khi máy đang quay vì như vậy dễ bị quấn tay vào dao.XI. Nôi quy an toàn khi vận hành cầu trục: Điều 1: Mọi người khi vận hành cầu trục phải mang đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và dụng cụ cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ được giao.Điều 2: Những người chưa học tập chuyên môn, không được phân công vận hành.Điều 3: Không được sử dụng chất kích thích thần kinh như rượu, bia trước và trong khi vận hành.Điều 4: Trước khi vận hành phải kiểm tra: - Bu lông, êcu bắt chặt các hộp truyền động, mối hàn, các then, ắc, móc cẩu, cáp thép( phải dùng cáp phù hợp với số nhánh và góc nghiêng giữa các nhánh).- Các cơ cấu điều kiển, chế độ bôi trơn các ổ quay, dầu mỡ cho các hộp giảm tốc.- Các thiết bị an toàn như phanh, chuông, cực hạn, đèn chiếu sáng.- Đường ray xe lớn, xe con và trên toàn bộ cầu trục nếu có chướng ngại vật hoặc vật dễ rơi thi phải dẹp bỏ.Điều 5: Khi nâng chuyển tải phải nhấc thử lên độ cao 200 đến 300mm để kiểm tra dây cáp và phanh hãm.Điều 6: Cấm để tải lơ lửng trên đầu người trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển. Công nhân móc tải được phép đứng gần tải nếu tải ở độ cao dưới 1m tính từ sàn công nhân móc tải đứng.Điều 7: Khi di chuyển theo chiều ngang phải nâng tải lên cao cách chướng ngại vật ít nhất 500mm.Điều 8: Khi xếp dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải đảm bảo sự cân bằng của các phương tiện đó.Điều 9: Sau khi ngừng việc hoặc nghỉ giữa giờ không được treo tải ở trên cao và phải ngắt cầu dao điện và tắt máy. Buồng điều khiển khoá lại.- Nếu nghỉ lâu dài phải đưa các thiết bị chống di chuyển vào làm việc.Các điều cấm:1. Lên xuống thiết bị nâng khi thiết bị đang di chuyển.2. Đứng trên mâm quay của ca bin loại cần trục.3. Nâng hạ và chuyển tải khi có người đứng trên tải.4. Nâng tải bị vùi dưới đất, bị vật khác đè lên, bị liên kết với các vật khác.5. Kéo lê tải trên đất, sàn, đường ray bằng móc khi cáp nâng tải xiên.6. Dùng máy trục để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị tải đè lên.7. Kéo tải khi nâng và di chuyển.8. Làm việc khi thiết bị an toàn và phanh hỏng.XII Nội quy an toàn trong quá trình luyện gang, thép, luyện ferô.1. Những tai nạn lao động thường gặp:Trong nghề luyện gang, thép, fero là môi trường lao động nóng độc, cường độ lao động rất cao nên xác suất xảy ra tai nạn lao động rất lớn. Các dạng tai nạn thường xẩy ra rất nhiều như:- Bỏng do cháy nổ, hơi nước, phun bắn nước gang, thép lỏng trong quá trình thao tác, làm việc.- Ngã, chấn thương do va đập, khênh vác vật nặng...- Các tai nạn về điện, cầu trục, vận hành máy móc, thiết bị. 2. Nguyên tắc an toàn khi vận hành lò luyện: Điều 1: Mọi người khi vận hành lò luyện phải mang đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo, giầy, mũ, kính, găng tay ) và dụng cụ cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ được giao.Điều 2: Những người chưa học tập chuyên môn, không được phân công vận hành. Điều 3: Chuẩn bị nơi làm việc:- Kiểm tra mặt bằng sản xuất tại lò hồ quang hoặc lò cảm ứng (dọn dẹp những đồ vật không cần thiết, dầu mỡ, nước, bụi bẩn nếu có).- Kiểm tra hố xỉ và hố đặt gầu (phải không có nước).- Vỏ lò hồ quang, lò cảm ứng và các thiết bị điện phải được tiếp đất.- Kiểm tra bộ phát tín hiệu.Điều 4: Không cho phép người lạ ở khu vực làm việc của lò hồ quang và lò cảm ứng.Điều 5: Kiểm tra sắt thép vụn trước khi cho vào lò nếu phát hiện thấy những vật dễ gây ra nổ như: bình kín, thùng kín, đạn..., phải loại bỏ và báo cáo cho người có trách nhiệm biết.Điều 6: Khi nguyên liệu cho vào lò và khi rót gang, thép lỏng dùng cầu trục phải chú ý chỉ huy người lái cầu trục bằng các tín hiệu đã quy định một cách rõ ràng và chú ý tín hiệu của người lái cầu trục.Điều 7: Để tránh bị bỏng do kim loại hoặc xỉ phun bắn khi cho perô hợp kim hoặc các vật liệu cho thêm khác vào bể kim loại lỏng trong lò hồ quang hoặc lò cảm ứng nên đứng về một bên cửa chất liệu hoặc mặt kim loại lỏng.Điều 8: Trước khi cấp điện áp vào lò, trên lò không được có người hoặc các đồ vật lạ. Cấm tiến hành bất cứ công việc gì ở lò đã đóng điện.Điều 9: Trong trường hợp thấy hở cách điện ở chỗ nào đó trên lò hồ quang hoặc lò cảm ứng, phải ngắt ngay thiết bị nấu và báo cáo cho người phụ trách. Không được tự quyết định hoặc tiến hành bất cứ việc sửa chữa nào.Điều 10: Nối dài và hạ tiếp điện cực chỉ tiến hành khi đã ngắt điện và đặt lên lò một sàn thao tác. Cấm nối dài, hạ tiếp điện cực ở vòm lò, đầu nối kim loại cần bắt chặt vào rãnh điện cực, điện cực không được nứt. Trong khi tiến hành lắp điện cực không có người đứng hoặc đi qua, lại dưới điện cực đang treo trên cầu trục.Điều 11: Trước khi cào xỉ phải kiểm tra trong hố xỉ phải khô và không có người ở dưới lò. Trong trường hợp có nước ở hố xỉ hoặc thùng xỉ không được cào xỉ.Điều 12: Để tránh nổ hoặc phun bắn kim loại và xỉ cấm ném đá vôi, gang, phe rô hợp kim và các vật liệu khác còn ẩm vào gang lỏng và vào xỉ.Điều 13: Khuấy kim loại trong lò và lấy mẫu xỉ bằng cào hoặc thìa lấy mẫu đã được nung nóng sơ bộ trong lò.Điều 14: Khi quan sát kim loại lỏng phải đeo kính hoặc mang tấm chắn có kính màu, khi sử dụng các dụng cụ kim loại như: xà beng, cào, thìa, có tiếp xúc với kim loại lỏng phải đeo gang tay vải bạt.Điều 15: Trước khi tháo kim loại lỏng cần:- Kiểm tra cơ cấu nghiêng lò- Máng rót, gầu rót phải được xấy và đặt đúng vị tríĐiều 16: Khi tháo kim loại dòng kim loại phải hướng đúng tâm gầu chỉ được đầy không quá 7/8 thể tích gầu.Điều 17: Khi kết thúc công việc dọn vệ sinh nơi làm việc cất các dụng cụ, ghi sổ bàn giao ca cho ca sau.Câu hỏi:Câu 7. Trình bày các vấn đề sau đây:a. Hãy nêu nội quy xưởng trường.b) Nêu nội quy an toàn khi sử dụng máy mài hai đá.c) Nêu nội quy an toàn khi sửa chữa ô tô.d) Nêu nội quy an toàn đối với thiết bị nâng hạ.e) Nêu nội quy an toàn khi vận hành máy cán.f) Nêu nội quy an toàn khi vận hành máy búa.g) Nêu nội quy an toàn khi sử dụng máy hàn điện.h) Nêu nội quy an toàn khi sử dụng máy hàn cắt khí C2H2.i) Nêu nguyên tắc an toàn khi vận hành cầu trục.k) Nêu nội quy an toàn khi vận hành lò luyện.l) Nêu nội quy an toàn khi sử dụng máy tiện.m) Nêu nội quy an toàn khi sử dụng máy phay.TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] Nguyễn Thế Đạt – Giáo trình an toàn lao động,Nhà xuất bản giáo dục, 2003.[2] Dương Trọng Bái – Tô Giang- Nguyễn Đức Thâm- Bùi Gia Thịnh-Vật lý lớp 10, 12.Nhà xuất bản giáo dục, 2003.[3] Phạm Văn Bình- Lê Văn Doanh- Trần Mai Thu- Điện dân dụng,Nhà xuất bản giáo dục, 2003[4] Tô Xuân giáp- Công việc của người thợ sửa chữa cơ khí tập II, Nhà xuất bản giáo dục, 2001.Câu hỏi (Lớp TC.LT44D – 2,3,4,6,7)Câu 2. Trình bày các vấn đề sau đây:a. Nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động.b. Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động.Câu 3. Nêu mục đích, ý nghĩa, tính chất, nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động.Câu 4. Trình bày các vấn đề sau đây:a) Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện lao động.b) Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động.c) Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Câu 6. Trình bày các vấn đề sau đây:a) Tác hại của điện giật.b) Điện áp an toàn.c) Các quy tắc chung đảm bảo an toàn điện.d) Nêu nội dung sơ cứu người bị điện giật. Câu 7. Trình bày các vấn đề sau đây:a. Hãy nêu nội quy xưởng trường.b) Nêu nội quy an toàn khi sử dụng máy mài hai đá.c) Nêu nội quy an toàn khi sửa chữa ô tô.d) Nêu nội quy an toàn đối với thiết bị nâng hạ.e) Nêu nội quy an toàn khi vận hành máy cán.f) Nêu nội quy an toàn khi vận hành máy búa.g) Nêu nội quy an toàn khi sử dụng máy hàn điện.h) Nêu nội quy an toàn khi sử dụng máy hàn cắt khí C2H2.i) Nêu nguyên tắc an toàn khi vận hành cầu trục.k) Nêu nội quy an toàn khi vận hành lò luyện.l) Nêu nội quy an toàn khi sử dụng máy tiện.m) Nêu nội quy an toàn khi sử dụng máy phay.

File đính kèm:

  • pptan toan lao dong.ppt