Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố Hình học ở lớp 2

Môn toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây, xu thế chung của thế giới là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Một trong những bộ phận cấu thành chương trình toán Tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn hình học ở các cấp học trên, đồng thời giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày.

doc10 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các yếu tố Hình học ở lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
c phù hợp sự phát triển theo từng giai đoạn .
2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng:
- Học sinh biết nhận biết dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, đường gấp khúc. Đặc biệt lưu ý học sinh nhận dạng hình “tổng thể”, chưa yêu cầu nhận ra hình chữ nhật cũng là hình tứ giác, hình vuông cũng là hình chữ nhật.
- Biết thực hành vẽ hình (theo mẫu) trên giấy ô vuông, xếp, ghép các hình đơn giản.
- Học sinh bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian
- Các yếu tố hình học trong SGK lớp 2 đã bám sát trình độ chuẩn (thể hiện các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được, phù hợp với mức độ ở lớp 2 như nhận dạng hình tổng thể, các bài thực hành, luyện tập đơn giản, bài tập xếp, ghép hình, dễ thực hiện). Với hệ thống các bài tập đa dạng đã gây hứng thú học tập của học sinh.
Ở lớp 2, chưa yêu cầu học sinh nắm được các khái niệm, được những hình học dựa trên các đặc điểm quan hệ các yếu tố của hình (chẳng hạn chưa yêu cầu học sinh biết hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông, hoặc có 2 cạnh đối diện bằng nhau) chỉ yêu cầu học sinh nhận biết được hình ở dạng “tổng thể” phân biệt được hình này với hình khác và gọi đúng trên hình của nó. Bước đầu vẽ được hình đó bằng cách nối các điểm hoặc vẽ dựa trên các đường kẻ ô vuông (giấy kẻ ô ly,).
Một cách khác nữa, khi dạy thì giáo viên cần lưu ý cho học sinh có thói quen đặt câu hỏi “tại sao” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Trong nhiều tình huống giáo viên còn có thể đặt ra câu hỏi. Có cách nào khác không? Có cách nào hay hơn không?”. Các câu hỏi của giáo viên như “tại sao”, “vì sao” đã thôi thúc học sinh phải suy nghĩ tìm tòi giải thích. Đó là chỗ dựa để đưa ra cách làm hoặc cách giải sự lựa chọn trong vốn kiến thức đã học để trả lời.
Khi dạy các yếu tố hình học cho học sinh lớp 2, việc tập cho học sinh có thói quen đặt ra câu hỏi “tại sao” và tìm cách giải thích làm cho vấn đề được sáng tỏ là nhiệm vụ của người giáo viên. Từ thói quen trong suy nghĩ ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt, trong trình bày.
3. Các bài toán về hình học trong chương trình toán 2
- Hình chữ nhật- hình tứ giác.
- Đường thẳng.
- Đường gấp khúc.
- Độ dài đường gấp khúc.
- Chu vi hình tam giác.
- Chu vi hình tứ giác.
4. Ví dụ khi dạy bài Hình chữ nhật- Hình tứ giác.
a. Kiến thức.
- Nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác (qua hình dạng tổng thể, chưa đi vào đặc điểm các yếu tố của hình).
- Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật (nối các điểm cho sẵn trên giấy kẻ ô li).
b. Biện pháp:
- Để giúp học sinh vận dụng tốt các kiến thức đã học vào quá trình thực hành và nâng cao hiệu quả, khắc sâu kiến thức phần lý thuyết, thông qua việc thực hành thì trong tiết học cần có các phiếu bài tập. Đối với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiêu học, người giáo viên trong quá trình giảng dạy, cần quan tâm đến vấn đề tạo cho học sinh trong học tập cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, học mà chơi- chơi mà học. Phiếu bài tập sẽ giúp chúng ta thực hiện tốt vấn đề này.
- Vậy làm thế nào để người dạy cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, người học cảm thấy hứng thú, tích cực trong học tập? Yêu cầu đối với người dạy và người học như sau:
- Khi dạy học bài “Hình chữ nhật- Hình tứ giác” theo yêu cầu trên, có thể như sau:
- Giới thiệu hình chữ nhật học sinh được quan sát vật thật có dạng hình chữ nhật, giới thiệu hình chữ nhật có 4 cạnh, có hai cạnh ngắn bằng nhau và hai cạnh dài bằng nhau.
- Quan sát các miếng bìa hoặc nhựa trong hộp đồ dùng học tập, để nhận biết dạng tổng thể “đây là hình chữ nhật”
- Giáo viên đưa ra một số hình khác nhau để cho học sinh nhận dạng. (có hình chữ nhật).
- Giáo viên vẽ hình hình chữ nhật lên bảng ghi tên hình và đọc hình chữ nhật.
- Học sinh đọc tên các hình chữ nhật ở trên bảng.
- Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế, tưởng tượng tìm ra hình chữ nhật.
- học sinh xếp hình. Giáo viên cho học xếp hình chữ nhật bằng que tính.
- kết hợp vẽ trên bảng, ngoài ra giáo viên còn chuẩn bị các hình vẽ sẵn để cho học sinh tô màu để nhận biết hình chữ nhật.
- Ngoài ra giáo viên cho học sinh xếp hình: Giáo viên gọi 6 học sinh lên để xếp hình chữ nhật.
c. Thực hành
Khi dạy ở học sinh cách vẽ hình, dựng hình tôi thường tuân thủ theo các bước sau:
- Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng thước kẻ, bút chì, bút mực để vẽ hình. Cần sử dụng hợp lý chức năng của mỗi dụng cụ, thước thẳng có vạch chia dùng để đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng (đường thẳng), thước thẳng còn dùng để kiểm tra sự thẳng hàng của các điểm.
- Học sinh phải được hướng dẫn và được luyện tập kỹ năng về hình, dựng hình theo quy trình hợp lý thể hiện được những đặc điểm của hình phải vẽ.
- Hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác về hình dạng và đặc điểm, các nét vẽ phải mảnh, không nhoè, không tẩy xoá.
- Vẽ và ghi tên hình chữ nhật (nối 4 điểm trên giấy kẻ ô vuông để được hình chữ nhật, chẳng hạn hình chữ nhật ABCH, hình tứ giác MNPQ).
	A	B	M	 N
	H	C	Q	P
- Và để học sinh nhận biết được hình chữ nhật trong tập hợp một số hình (có cả hình không phải là hình chữ nhật), chẳng hạn:
Tô màu (hoặc đánh dấu x ) vào hình chữ nhật có trong mỗi hình sau:
Mỗi hình dưới đây là hình gì?
a)
d)
b)
e)
c)
g)
- Khi chữa bài giáo viên cho học sinh tập diễn đạt kết quả bài làm.
Kẻ thêm một đường thẳng trong hình sau để được:
+ Một hình chữ nhật và một hình tam giác
+ Ba hình tứ giác
- Giáo viên: Kẻ thêm nghĩa là vẽ thêm 1 đoạn nữa vào trong hình:
Giáo viên vẽ hình lên bảng và cho học sinh đặt tên cho hình:
A
B
C
E
D
Giáo viên hỏi	: Em vẽ thế nào?
Học sinh	: Em nối A với D.
Giáo viên cho học sinh đọc tên hình:
Hình chữ nhật ABCD
Hình tam giác BCD
Học sinh đặt tên cho hình:
+ Cho học sinh tự kẻ:
A
D
B
C
E
G
A
D
B
C
A
D
B
C
G
G
Hoặc:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên các hình vẽ được trong cả 2 cách vẽ.
Học sinh đọc tên hình: ABGE, EGCD, ABCD và AEGD, BCGE, ABCD.
V. Kết quả ngiên cứu
1. Kết quả khảo sát chất lượng môn toán đầu năm học 
- Tổng số học sinh: 24 em
 + Loại giỏi : 	 0 em	đạt tỉ lệ: 00 %
 + Loại Khá : 5 em	đạt tỉ lệ: 20.83 %
 + Loại TB : 	 11 em	đạt tỉ lệ: 45.84 %
 + Loại yếu : 	 8 em	đạt tỉ lệ: 33.33 %
2. Kết quả đạt được:
- Tổng số học sinh: 24 em
 + Loại giỏi : 	 3 em	đạt tỉ lệ: 12.5 %
 + Loại Khá : 10 em	đạt tỉ lệ: 41.66 %
 + Loại TB : 	 9 em	đạt tỉ lệ: 37.5 %
 + Loại yếu : 	 2 em	đạt tỉ lệ: 8.34 %
So với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy:
	+ Số học sinh giỏi tăng: 03 em
 + Số học sinh khá tăng: 05 em
	+ Số học sinh trung bình giảm: 02 em.
	+ Số học sinh yếu từ: 07 em còn: 2 em
VI. Kết luận
	Víi nh÷ng kinh nghiÖm Ýt ái trªn vÒ viÖc gióp cho häc sinh học tốt hơn. Tuy vËy, b¶n th©n t«i vÉn kh«ng sao tr¸nh khái nh÷ng mÆt cßn h¹n chÕ, t«i rÊt mong ®­îc sù gãp ý ch©n thµnh cña c¸c cÊp l·nh ®¹o, c¸c ®ång chÝ, c¸c b¹n ®ång nghiÖp ®Ó chóng ta cïng nhau t×m ra nh÷ng ph­¬ng ph¸p gi¸o dôc tèt nhÊt, kh«ng ngõng n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc.
- Để nhằm đáp ứng kịp thời việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học theo hướng tích cực háo hoạt động của học sinh, việc sử dụng phiếu bài tập đã ít nhều góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tạo cho học sinh sự hứng thú say mê trong tiết học, giảm đi sự nhàm chán khô khan của các tiết toán, dành cho học sinh có nhiều thời gian hơn trong luyện tập thực hành, khắc sâu hơn kiến thức lý thuyết thông qua luyện tập.
- Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đúc rút ra từ quá trình công tác của bản thân, cùng với sự cố gắng của học sinh, sáng kiến kinh nghiệm đã bước đầu đem lại hiệu quả tương đối mĩ mãn. Tuy nhiên sáng kiến kinh nghiệm chỉ áp dụng trong vi hẹp, thời gian chưa nhiều nên không tránh khỏi những hạn chế, sai sót.
- Trong qua trình thực hiện, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng chí đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng kiến này được phổ biến rộng rãi hơn và thu được hiệu quả cao hơn.
Qua những năm giảng dạy ở lớp 2, với tư cách dạy trên khi dạy các yếu tố hình học trong môn Toán lớp 2 tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. Với cách dạy và học trên học sinh chăm chú say mê học toán, các em không ngai khi giải các bài toán có nội dung hình học. Học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ đó học sinh có hứng thú học toán, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất.
Bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của ban Giám hiệu, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để
tôi có được các phương pháp dạy Toán lớp 2 ngày càng tốt hơn./.
	Pa Nang, ngày 30/ 10/ 2010
Người thực hiện
 Lê Quang Kiên
Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa toán 2-của nhà xuất bản giáo dục năm 2010
2. Sách giáo viên toán 2-của nhà xuất bản giáo dục năm 2008
3. Vở bài tập toán 2( tập 1,2) của nhà xuất bản giáo dục năm 2010
4. 100 câu hỏi và đáp về việc dạy toán ở Tiểu học của nhà xuất bản giáo dụcnăm 2005
5. Các phương pháp giải toán ở Tiểu học của nhà xuất bản giáo dục.
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục PGS- Phạm Viết Vượng NXB Giáo dục 1997
7.Giáo trình về tổ chức quản lý hoạt động dạy-học của tác giả học viện quản lý giáo dục năm 2005.
8. Tâm lý học đại cương. PGS Trần Trọng Thủy năm 2006
Mục lục
I. Lí do do chọ đề tài................................................................... Trang1
II. Cơ sở lí luận .......................................................................... Trang2
III. Đối tượng và phương pháp ngiên cứu ..................................Trang2
VI. Nội dung ngien cứu ............................................................. Trang3
V. Kết quả nghiên cứu ............................................................... Trang7
VI. Kết luận ................................................................................ Trang8

File đính kèm:

  • docSKKN 2010.doc
Bài giảng liên quan