Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1

Do tình hình khó khăn của các em học sinh dân tộc vùng sâu vùng xa, phụ huynh và gia đình ít quan tâm đến việc học các em. Các em đến trường là phụ huynh phó thác cho giáo viên. Đa số các em không đoái hoài đến việc học của mình, thậm chí các em còn không học bài và xem bài ở nhà. Mà như ta đã biết học sinh học tốt hay không còn phụ thuộc vào bản thân các em có tự giác trong học tập hay không ? Giáo viên có nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh hay không ? Trong quá trình giảng dạy giáo viên có đề ra các biện pháp, phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý đối tượng học sinh hay không ? Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên trong ngành gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy cho đối tượng học sinh này.

doc7 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Phòng GD&ĐT Na Hang
Trường TH& THCS Hồng Thái
Tên sáng kiến: 
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH YẾU LỚP 1”
Năm học: 2011- 2012
Phòng GD&ĐT Na Hang
Trường TH& THCS Hồng Thái
Tên sáng kiến: 
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH YẾU LỚP 1”
 Họ và tên : Bùi Thị Hải
 Khối : 1+2
 Năm học: 2011- 2012
1. Tên sáng kiến: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH YẾU LỚP 1”
2. Mô tả ý tưởng:
	a/ Hiện trạng và nguyên nhân của hiện trạng
	Do tình hình khó khăn của các em học sinh dân tộc vùng sâu vùng xa, phụ huynh và gia đình ít quan tâm đến việc học các em. Các em đến trường là phụ huynh phó thác cho giáo viên. Đa số các em không đoái hoài đến việc học của mình, thậm chí các em còn không học bài và xem bài ở nhà. Mà như ta đã biết học sinh học tốt hay không còn phụ thuộc vào bản thân các em có tự giác trong học tập hay không ? Giáo viên có nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh hay không ? Trong quá trình giảng dạy giáo viên có đề ra các biện pháp, phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý đối tượng học sinh hay không ? Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên trong ngành gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy cho đối tượng học sinh này.
	b/ Ý tưởng:
	Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tính cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài rất nhanh,nhưng cũng có những em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không hiểu gì thông qua các hoạt động trên lớp.Vậy là một giáo viên chủ nhiệm ta phải làm gì đối với những học sinh yếu, kém về tiếp thu này? Đó chính là vấn đề mà tôi rất quan tâm và nó luôn thôi thúc tôi trong quá trình dạy học.
	Thật may mắn cho tôi qua nhiều năm được phân công giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm các khối lớp về độ tuổi và tính cách tương đồng (khối 1,2); đó là điều kiện tốt nhất giúp tôi tìm hiểu rõ về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp để rèn cho những em học sinh yếu có thể nắm được bài học và hòa nhập vào hoạt động học trên lớp cùng các bạn. Bên cạnh đó, trong quá trình công tác tại trường tiểu học Hồng Thái, tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của BGH nhà trường sự hướng dẫn nhiệt tình của HĐSP. Đặc biệt là những khó khăn mà tôi gặp phải trong quá trình công tác luôn được sự quan tâm và chia sẻ của tập thể, bên cạnh sự chia sẻ và hỗ trợ về mặt tinh thần, điều mà tôi tâm đắc nhất trong thời gian công tác tại trường là tôi luôn được học hỏi và chia sẻ nhiều sáng kiến kinh nghiệm mà tập thể khối triển khai thực hiện. Mỗi sáng kiến kinh nghiệm mà tập thể đưa ra đều bổ ích và là tâm điểm để tập thể nhà trường bàn thảo và rút kinh nghiệm một cách tích cực. Chính vì sự chia sẻ nhiệt tình đó đã góp phần tạo nên nhiều sáng kiến hữu ích được áp dụng thành công. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1”, là vấn đề mà tôi và BGH nhà trường hết sức quan tâm.
3. Nội dung công việc:
	Để khắc phục tình trạng trên, ta cần xây dựng động cơ học tập cho các em. Hướng học sinh tập trung vào việc học và làm cho học sinh thấy việc học là một niềm vui. Để làm được điều đó thì trong quá trình dạy học giáo viên cần tổ chức những trò chơi lí thú và hấp dẫn thông qua các hoạt động học tập. Trò chơi học tập được thực hiện thông qua các bài học là rất cần thiết và có hiệu quả rất to lớn. Nếu trò chơi học tập được tổ chức và phân phối một cách hợp lí vừa sức, đúng trọng tâm bài học thì không những nâng cao sự hứng thú trong học tập của học sinh mà còn phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo giúp các em tiếp thu bài mau, nhớ lâu nắm chắc kiến thức ngay tại lớp và qua hoạt động này có thể kích thích sự tìm tòi ở các em yếu giúp các em tập trung và nắm bắt được kiến thức.
	Bên cạnh việc thực hiện trò chơi trên lớp, đối với dạng kiến thức khó nhớ tôi thường khuyến khích các em thực hiện lại trò chơi vào những lúc rãnh rỗi (có nghĩa là thẻ từ và đồ dùng của các nhóm tự bảo quản ở góc học tập của các nhóm và có thể lấy ra chơi một cách nhanh nhất ).Ta có thể nhờ các nhóm trưởng rủ các bạn học yếu hơn tham gia trò chơi lúc rãnh rỗi. Trên đây chỉ là một số hình thức tượng trưng trong quá trình thực hiện. Thế nhưng trong quá trình giảng dạy không phải lúc nào ta cũng tổ chức trò chơi học tập. Vì vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải tìm ra nhiều phương pháp giáo dục và giảng dạy khác nhau. Nhưng ta đã biết đối với các đối tượng học sinh “Yếu” không có ý thức học tập thì nhất định các em về nhà sẽ không học bài và làm bài. Vì thế, để khắc phục tình hình đó tôi đã đề ra cách giải quyết như sau:
	+ Trong giờ học, tôi thường xuyên gọi các em này phát biểu ý kiến hay đại diện nhóm của mình trình bày kết quả thảo luận. Thường xuyên gọi các em làm bài tập thực hành để các em thấy rằng việc học của mình luôn được cô giáo quan tâm. Việc làm trên có tác động to lớn trong nhận thức của các em, ngoài ra việc ta thường xuyên gọi các em phát biểu ý kiến và làm bài tập thực hành sẽ khắc sâu kiến thức đã học thậm chí các em thuộc bài ngay trong lớp.
	+ Bên cạnh đó, tôi thường xuyên gần gũi động viên và hướng dẫn các em. Không chỉ thế tôi còn kịp thời khen ngợi và tuyên dương trước lớp về sự tiến bộ của các em đó dù rằng sự tiến bộ đó là rất ít. Có làm như vậy thì các em cảm thấy tự tin hơn và hứng thú hơn trong học tập.
 VD: Khi các em đọc sai 9 tiếng và chỉ đọc đúng 1 tiếng thì tôi đề nghị lớp biểu dương cái đúng để kích thích và động viên các em, để từ đó các em cảm thấy thích thú và càng cố gắng nhiều hơn trong học tập. Chính nhờ vào sự cố gắng của các em để được thầy cô và các bạn khen thì sức học của các em sẽ tự nâng dần lên.
	4. Triển khai thực hiện:
	 Như ta đã biết, mỗi đối tượng học sinh, mỗi con người thì có đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi khác nhau. Nhất là đối với đối tượng học sinh yếu thì tâm sinh lí của các em càng khác thường hơn. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập của các em thì nhất thiết người giáo viên phải hiểu rõ về em đó. Từ việc tìm hiểu và thống kê đặc điểm tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh yếu, nó sẽ giúp giáo viên đề ra các biện pháp và phương pháp dạy học thích hợp. Bên cạnh việc tìm hiểu tâm sinh lí học sinh thì công tác liên hệ với PHHS cũng góp phần rất quan trọng. Chính vì vậy, đầu năm học thông qua buổi họp PHHS tôi luôn tranh thủ tìm hiểu về việc làm, nơi làm việc của PHHS để tiện cho việc liên lạc. Nhưng do đặc điểm kinh tế địa phương thường thì trong mỗi lớp số PHHS đi làm xa rất nhiều và khó liên lạc. Đối với những PHHS đi làm xa để cháu ở nhà với người thân thì tôi yêu cầu mỗi tháng ít nhất PHHS phải đến lớp 1 lần để gặp GVCN. Tranh thủ thời gian đó tôi báo cáo về tình hình học tập của học sinh, đồng thời phối hợp với PHHS đề ra các biện pháp giáo dục hay đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà PHHS đã hỗ trợ đắc lực cho tôi trong công tác rèn học sinh yếu. Tôi thiết nghĩ nếu chúng ta phối hợp một cách nhẹ nhàng và chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường thì dù các em có học yếu và không có ý thức trong học tập cỡ nào thì dưới tác động của gia đình và nhà trường nhất định rằng việc học của các em sẽ dần tiến bộ.
	5. Kết quả đạt được:
	Qua việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy hầu như đa số đối tượng học sinh yếu lớp tôi phụ trách sụt giảm rất nhanh so với đầu năm. Điều đặc biệt là trong mỗi năm học chỉ vài tháng thực hiện theo cách làm trên thì đa số PHHS đều hài lòng vì sức học của con em mình ngày càng được nâng cao rõ rệt. Chính nhờ việc vận dụng sáng kiến trên mà nhiều năm nay lớp tôi phụ trách không có em học sinh nào bị xếp loại yếu cuối năm. Trên đây là những biện pháp mà bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình công tác và nó góp phần đem lại cho tôi một số kết quả tương đối khả quan.
	Đầu năm học, giáo viên phải kiểm tra khả năng tiếp thu bài của học sinh để phân loại trình độ học sinh. Tìm hiểu và theo dõi tâm lí của từng đối tượng học sinh. Động viên các em học yếu thông qua các tấm gương phấn đấu trong học tập của các lớp đàn anh đi trước.
	Tổ chức nhiều trò chơi gây hứng thú cho học sinh. Lựa chọn cho các em những bài tập phù hợp từ đơn giản đến khó dần. Động viên, khuyến khích các em khi có sự chuyến biến tốt (dù chỉ là rất nhỏ). Trong quá trình rèn cho các em, không nên nóng vội mà tạo nên tâm lí thoải mái cho các em.
	6. Khả năng tiếp thu, mở rộng sáng kiến.
	Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy. Đây cũng là một phần không thể thiếu góp phần giúp tôi hoàn thành tốt trong quá trình dạy học và “nâng cao chất lượng việc rèn học sinh đọc yếu lớp 1”. Ngòa ra vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra để nhằm nâng cao chất lượng việc rèn học sinh đọc yếu. Tôi rất mong được sự hỗ trợ góp ý chân thành của các đồng chí trong khối cùng BGH nhà trường để sáng kiến của tôi được áp dụng trong toàn thể học sinh đọc yếu trong khối, nhằm giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác...
Xác nhận của tổ khối
Người viết sáng kiến
Bùi Thị Hải
Xác nhận của BGH

File đính kèm:

  • docSKKN- Năm 2012.doc