Một số kỹ thuật dạy học tích cực

Kỹ thuật động não (Brainstorming)

Năm 1941, Alex Osborn đã miêu tả động não như là Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định.

 

ppt34 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số kỹ thuật dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
thủ đúng quy tắc để tạo tính tương đồng về thời gian, giáo viên quy định thời gian và theo dõi thời gian cụ thể.Ưu điểm:Có yêu cầu cụ thể nên buộc các thành viên đều phải làm việc.Hạn chế:Cần dành nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, nhất là quá trình tổng hợp ý kiến và đánh giá ý kiến.*Kỹ thuật bể cáKỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm thành viên ngồi giữa phòng và thảo luận với nhau, còn những thành viên khác ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những thành viên đang thảo luận. Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. Các thành viên tham gia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.*Kỹ thuật bể cáDụng cụ:Giấy bút cho các thành viên.Thực hiện:Một nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận chủ đề của giáo viên đưa ra, các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận.Lưu ý:Bảng câu hỏi cho những người quan sát:Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?Họ có nói một cách dễ hiểu không?Họ có để những người khác nói hay không?Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?*Kỹ thuật bể cáƯu điểm:Vừa giải quyết được vấn đề, vừa phát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp của người học.Hạn chế: Cần có không gian tương đối rộng.Nhóm trung tâm khi thảo luận cần có thiết bị âm thanh, hoặc cần phải nói to.Các thành viên quan sát có xu hướng không tập trung vào chủ đề thảo luận.*Kỹ thuật ổ biDùng trong thảo luận nhóm, trong đó học sinh chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau đê tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện với các học sinh ở nhóm khácCác thực hiện:Khi thảo luận, mỗi học sinh ở vòng trong sẽ trao đổi với học sinh đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác- Sau một ít phút thì học sinh vòng ngoài ngồi yên, học sinh vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.*Kỹ thuật tia chớpKỹ thuật tia chớp là kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên nếu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.Quy tắc thực hiện:Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghịLần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thỏa thuận. VD: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mìnhChỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến*Kỹ thuật “ 3 lần 3”Kỹ thuật “3 lần 3” là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinhHọc sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một văn đề nào đó ( Nội dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận)Mỗi người cần viết ra:+ 3 điều tốt+ 3 điều chưa tốt+ 3 đề nghị cải tiến*Kỹ thuật phòng tranhKỹ thuật phòng tranh giúp thu thập, phát triển ý tưởng, chủ kiến về một chủ đề, một nội dung quang tâm của một nhóm ngườiCách thực hiệnTất cả các thành viên phát họa những ý nghĩ đầu tiên về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa, rồi gắn lên bàn tay hay lên tường như một triển lãm tranhTrong một vòng triển lãm tranh, mỗi thành viên trình bày suy nghĩ của mình về cách giải quyết (giai đoạn tập hợp)Trong giai đoạn thứ hai của việc tìm lời giải cá nhân, các phương án giải quyết tiếp tục được tìm kiếmTrong giai đoạn đánh giá, tất cả các phương án giải quyết tiếp tục được tập hợp lại và lựa chọn, đưa ra phương án tối ưu.*Kỹ thuật mảnh ghépLà kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).Dụng cụ:Giấy bút cho các thành viên.*Kỹ thuật mảnh ghépThực hiện:Giáo viên giao việc cho từng nhóm.Các nhóm tiến hành thảo luận và rút ra kết quả, đảm bảo từng thành viên của nhóm đều có khả năng trình bày kết quả của nhóm.Mỗi nhóm được tách ra và hình thành nhóm mới theo sơ đồ.Từng thành viên lần lượt trình bày kết quả thảo luận của mình*Kỹ thuật mảnh ghépLưu ý:Đảm bảo ở bước thảo luận đầu tiên, mọi thành viên đều có khả năng trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước khi tiến hành tách nhóm.Các chủ đề thảo luận cần được chọn lọc kỹ lưỡng, có tính độc lập với nhau.Ưu điểm:Đào sâu kiến thức trong từng lĩnh vực.Phát huy hiểu biết của học sinh và giải quyết những hiểu sai.Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm.Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân.Hạn chế:Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, nếu vòng thảo luận này không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả.Nếu số lượng thành viên không được tính toán kỹ sẽ dẫn đến tình trạng nhóm thừa, nhóm thiếu.Không sử dụng được cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràng buộc “Nhân – quả” với nhau.*Kỹ thuật khăn phủ bànKĩ thuật "khăn phủ bàn" là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của người học và phát triển mô hình có sự tương tác giữa người học với người học.Dụng cụ:Bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.Thực hiện:Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký, giao vật tư.Giáo viên giao vấn đề, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy. Nhóm trưởng và thư ký tổng hợp các ý kiến, đánh giá và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.*Kỹ thuật khăn phủ bànHoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,)Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phútKết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lờiViết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn*Kỹ thuật khăn phủ bànLưu ý:Mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình.Ưu điểm:Tăng cường tính độc lập và trách nhiệm của người học.Hạn chế:Tốn kém chi phí và khó lưu trữ, sửa chữa kết quả.Nhóm có số thành viên 4 là tốt nhất.*Kỹ thuật động não ABCGiới thiệu:Trước khi yêu cầu học sinh thảo luận về một chủ đề quan trọng, giáo viên nên kích hoạt những kiến thức có sẵn của các em. Một trong những hình thức kích hoạt là sử dụng kỹ thuật động não ABC. Học sinh sẽ nghĩ đến những từ ngữ có liên quan đến chủ đề thảo luận, theo trình tự ABC. Dụng cụ:Giấy bút cho người tham gia.Thực hiện:Đề nghị học sinh liệt kê bảng chữ cái theo hàng dọc từ trên xuống dưới (Hoặc giáo viên in sẵn cho học sinh).Đề nghị học sinh làm việc cá nhân và điền vào các từ có liên quan đến chủ đề cần thảo luận, sau khi làm việc cá nhân, học sinh làm việc nhóm đôi và chia sẻ lẫn nhau các từ các em tìm được, cố gắng hoàn tất cả bảng chữ cái.*Kỹ thuật động não ABCLưu ý:Chủ đề cần rộng để học sinh suy nghĩ. Khuyến khích học sinh hoàn thành tất cả bảng chữ cái bằng cách chia sẻ nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ. Ưu điểm:Giúp học sinh động não kiến thức các em đã có về chủ đề sắp được học.Hạn chế:Không thể sử dụng với những chủ đề quá mới mẻ với học sinh.*Sơ đồ tư duySơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng được liên kết, do vậy bao quát được phạm vi sâu rộng. Kỹ thuật sơ đồ tư duy do Tony Buzan đề xuất, xuất phát từ cơ sở sinh lý thần kinh về quá trình tư duy: Não trái đóng vai trò thu thập các dữ liệu mang tính logic như số liệu, não phải đóng vai trò thu thập dữ liệu như hình ảnh, nhịp điệu, màu sắc, hình dạng v.vDụng cụ:Bảng lớn, hoặc giấy khổ lớn, bút càng nhiều màu càng tốt, có thể sử dụng các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy.Thực hiện:Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, mỗi thành viên lần lượt kết nối ý tưởng trung tâm đến ý tưởng của cá nhân, mô tả ý tưởng thông qua hình ảnh, biểu tượng hoặc một vài ký tự ngắn gọn. *Sơ đồ tư duyLưu ý:Có nhiều cách tổ chức thông tin theo sơ đồ: Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi v.v. Giáo viên cần để học sinh tự lựa chọn sơ đồ mà các em thích.Giáo viên cần đưa câu hỏi gợi ý để thành viên nhóm lập sơ đồ.Khuyến khích sử dụng biểu tượng, ký hiệu, hình ảnh và văn bản tóm tắt. *Sơ đồ tư duy*Sơ đồ tư duyƯu điểm:Khi vẽ sơ đồ tư duy, học sinh học được quá trình tổ chức thông tin, ý tưởng cũng như giải thích được thông tin và kết nối thông tin với cách hiểu biết của mình.Phù hợp tâm lý học sinh, đơn giản, dễ hiểu.Rất thích hợp cho các nội dung ôn tập, liên kết lý thuyết với thực tế.Hạn chế:Các sơ đồ giấy thường khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa, tốn kém chi phí.Sơ đồ do học sinh tự xây dựng sẽ giúp học sinh nhớ bài tốt hơn là sơ đồ do giáo viên xây dựng, sau đó giảng giải cho học sinh.Trân trọng cảm ơn

File đính kèm:

  • ppt2. KYTHUATDAYHOC.ppt
Bài giảng liên quan