Một số nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020

Phần 1: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

•Nghị quyết đại hội Đảng: “Xây dựng NTM ngày càng giàu đẹp, DC, CB, VM, có cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX phù hợp, kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển ngày càng hiện đại”

•Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của BCH TW Đảng khóa X về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn”

 - Xây dựng nền NN phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc ANLT quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

 - Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức TCSX hợp lý, gắn NN với phát triển nhanh CN, DV, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

 

ppt53 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; - Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. c. Phân công quản lý, thực hiện : Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông.Nội dung của Chương trình9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôna. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến 2015 có 35% và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn.b. Nội dung: - Tiếp tục thực hiện CTMTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch.c. Phân công quản lý, thực hiện: Bộ NN và PTNNT. Nội dung của Chương trình10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn a. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến 2015 có 85% số xã và 2020 là 95% số xã đạt chuẩn.b. Nội dung: - Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn. - Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn. - Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị.c. Phân công quản lý, thực hiện: Bộ Nội vụNội dung của Chương trình11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôna. Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến 2015 có 85% số xã và 2020 có 95% số xã đạt chuẩn.b. Nội dung: - Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu. - Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới. c. Phân công quản lý, thực hiện : Bộ Công an. Giải pháp thực hiện Chương trình 1. Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới. - Tổ chức học tập, tuyên truyền các nội dung của chương trình đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân. - Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn quốc. - Thiết lập 1 kênh truyền hình riêng cho Chương trình “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Giải pháp thực hiện Chương trình 2. Đổi mới một số chính sách và cơ chế để tăng huy động nguồn lực cho XD NTM.a. Nhóm chính sách- Chính sách tín dụng để khuyến khích người dân vay xây dựng NTM.- Chính sách thuế (giảm thuế thu nhập DN; bỏ các khoản thu bất hợp lý; tăng nguồn thu cho ngân sách xã). Chính sách khuyến khích DN đầu tư vào NN-NT.Chính sách thu hút cán bộ khoa học - kỹ thuật về nông thôn.Giải pháp thực hiện Chương trình - Chính sách thúc đẩy liên kết giữa nông dân với nhà khoa học và các loại hình kinh tế khác ở nông thôn.Chính sách hỗ trợ từ ngân sách: 7 loại công trình nhà nước hỗ trợ 100%; 8 loại hỗ trợ 1 phần.Chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn không tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những xã làm tốt. b. Đổi mới cơ chế: - Quản lý tài chính; - Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.Giải pháp thực hiện Chương trình 3. Đào tạo cán bộ chỉ đạo thực hiện Chương trình- Xây dựng bộ tài liệu về chương trình MTQG nông thôn mới dùng cho cán bộ chỉ đạo từ tỉnh đến xã. - Xây dựng sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, thôn bản.- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo Giải pháp thực hiện Chương trình 4. Hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới. - Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (giúp lập quỹ) xây dựng NTM. - Hợp tác kỹ thuật, tư vấn xây dựng NTM - Vay vốn từ các tổ chức quốc tế để tăng cường nguồn lực5. Xây dựng mô hình thí điểm: Mỗi huyện lựa chọn một số xã làm thí điểm trước khi nhân rộng.Giải pháp thực hiện Chương trình 6. Cơ cấu vốn thực hiện Chương trình + Mức huy động trực tiếp từ cộng đồng: khoảng 10%. + Vốn tín dụng: khoảng 30%; + Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 20% + Vốn ngân sách và có nguồn gốc ngân sách: khoảng 40%.Tổ chức thực hiện Chương trình 1. TTg Chính phủ phê duyệt Chương trình (QĐ 800/QĐ-TTg)2. Đã thành lập BCĐ Trung ương và VPĐP chương trình MTQG nông thôn mới3. BCĐ cấp tỉnh, huyện (Do UBND tỉnh, huyện thành lập)4. Ban Chỉ đạo chương trình NTM cấp xã.5. Ban Phát triển thôn, bản. 6. Huy động cả hệ thống chính trị vào xây dựng nông thôn mới7. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình. Hiệu quả của Chương trình 1. Về xã hội: - Nông thôn phát triển theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng hiện đại.- Điều kiện sống của người dân được cải thiện- Môi trường sạch đẹp, năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở và người dân được nâng cao. 2. Về kinh tế: - Sản xuất hàng hoá phát triển, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.- Tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. 3. Về văn hoá: - Đời sống văn hoá nông thôn lành mạnh, dân chủ được phát triển cao hơn; Người dân có niềm tin vào tương lai- Thuần phong, mỹ tục được bảo tồn và phát huy.Phần 3: Tổ chức bộ máy quản lý điều hành chương trìnhCăn cứ pháp lý: QĐ 135/2009/QĐ-TTg 4/11/2009 về QL điều hành CTMTQG (Đ6K14)QĐ 34/2007/QĐ-TTg 12/3/2007 quy chế thành lập, phối hợp tổ chức của tổ chức liên ngànhQĐ 800/QĐ-TTg 04/6/2010 CT MTQG NTM đến 2020 (K7 điều hành quản lý CT, Mục IV giải pháp chủ yếu thực hiện CT)TTLT 26 BNNPTNT-BKHĐT-BTC 13/4/2011 hướng dẫn thực hiện QĐ 800 (Đ4)Phần 3: Tổ chức bộ máy quản lý điều hành chương trìnhCăn cứ pháp lýBộ máy quản lý điều hành:	Ban chỉ đạo Trung ương: QĐ1013 01/7/2010; QĐ 1738 20/9/2011 (24 TV)	Văn phòng điều phối ở Trung ương	Ban chỉ đạo cấp tỉnh	Văn phòng điều phối ở tỉnh	Ban chỉ đạo cấp huyện	Ban chỉ đạo cấp xã	Ban quản lý xây dựng NTM cấp xã	Ban phát triển thônPhần 4: Cơ chế tài chính thực hiện chương trìnhTổng quan: Cơ cấu nguồn vốnCơ chế huy động nguồn vốn ĐPHuy động tối đa nguồn lực của địa phương từ nguồn thu ngân sách hàng năm,, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, tăng cường cho công tác khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực. Đối với 13 tỉnh, thành phố tự túc về ngân sách thì chủ yếu dùng NSĐP Trong đó, ưu tiên nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất: ít nhất 70% nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất/hoặc cho thuê đất, nhưng không vượt quá tổng mức vốn đầu tư theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt Cơ chế huy động nguồn lực: Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: Tập trung huy động nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các công trình: đường giao thông đến trung tâm xã (nhất là ưu tiên các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa), kiên cố hóa và nâng cấp đạt chuẩn trường học.Nguồn vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.- Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn, như chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải, cầu nhỏ, bến đò, bến phà- Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ, ví dụ như kho hàng, khu trồng rau-hoa công nghệ cao, trang trại chăn nuôi tập trung, xưởng sấy nông sản, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trại cung cấp giống- Đầu tư trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiến tiến và tổ chức sản xuất những giống cây, vật nuôi, dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến côngCác nguồn vốn tín dụng Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố: chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế.- Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định này: các hộ gia đình, các tổ chức KT vay để phát triển sản xuất Nguồn vốn đóng góp của dân và cộng đồng - Công sức, tiền của đầu tư cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; Cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; Cải tạo cổng ngõ, tường rào phong quang, đẹp đẽ- Đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu nhập.- Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất( Nếu đóng góp bằng tiền thì cần được cộng đồng bàn bạc quyết định, HĐND xã thông qua).- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.Cơ chế chung quản lý các nguồn vốnViệc quản lý các nguồn vốn trong Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện như sau:Các đối tượng mà ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm từ 50% vốn trở lên thì thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC.Đối với các đối tượng mà ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn chiếm dưới 50% vốn thì cơ chế quản lý do Ban chỉ đạo xã và nhà tài trợ (nếu có) tự quy định.Nguyên tắc lồng ghép: a) Tất cả các công trình, dự án được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước triển khai trên địa bàn xã phải phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về NTM;b) Lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện một hoặc nhiều chương trình, dự án, chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi;c) Việc lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả;d) Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư phát triển, tổng mức kinh phí sự nghiệp được giao. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị

File đính kèm:

  • ppt1511_Trinh_bay_tai_Hau_Giang.ppt