Một số phương pháp và kỹ năng - Tư vấn, hỗ trợ sinh viên
Trong những năm qua, Hội Sinh viên các cấp đã tích cực chăm lo, tư vấn, hỗ trợ sinh viên. Các hình
thức tư vấn, hỗ trợ đã và đang là hình thức hoạt động có hiệu quả của các cơ sở Hội đối với sinh
viên, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức hội Sinh viên - thực sự là nơi sinh viên gửi gắm tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng của mình; đồng thời là môi trường để sinh viên rèn luyện và trưởng thành.
1. Khái niệm tư vấn, hỗ trợ sinh viên:
Tư vấn là một hình thức hỗ trợ sinh viên thông qua quá trình giao tiếp, đồng cảm giữa người tư vấn
và sinh viên được tư vấn nhằm giúp sinh viên giải đáp băn khoăn, thắc mắc, cung cấp thông tin, giúp
đỡ sinh viên phát triển tiềm năng để tự tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề và tự tin hơn trong hành
động theo quyết định mà sinh viên đã lựa chọn.
Một số phương pháp và kỹ năng - tư vấn, hỗ trợ sinh viên Trong những năm qua, Hội Sinh viên các cấp đã tích cực chăm lo, tư vấn, hỗ trợ sinh viên. Các hình thức tư vấn, hỗ trợ đã và đang là hình thức hoạt động có hiệu quả của các cơ sở Hội đối với sinh viên, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức hội Sinh viên - thực sự là nơi sinh viên gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình; đồng thời là môi trường để sinh viên rèn luyện và trưởng thành. 1. Khái niệm tư vấn, hỗ trợ sinh viên: Tư vấn là một hình thức hỗ trợ sinh viên thông qua quá trình giao tiếp, đồng cảm giữa người tư vấn và sinh viên được tư vấn nhằm giúp sinh viên giải đáp băn khoăn, thắc mắc, cung cấp thông tin, giúp đỡ sinh viên phát triển tiềm năng để tự tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề và tự tin hơn trong hành động theo quyết định mà sinh viên đã lựa chọn. 2. Chức năng tư vấn: Có 6 chức năng, gồm: - Cung cấp thông tin: Cung cấp cho sinh viên cần tư vấn thông tin chính xác, rõ ràng làm thay đổi nhận thức và quan điểm lệch lạc không đúng của họ. - Thể hiện sự hỗ trợ: Đa phần sinh viên sống xa gia đình nên họ phải tự lập. Vì vậy, tư vấn là quá trình thể hiện sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tâm lý, tình cảm, hiểu và làm yên lòng sinh viên. - Giải quyết mâu thuẫn: Giúp sinh viên cần tư vấn giải quyết những khác biệt và mâu thuẫn với những người khác và chính bản thân sinh viên. - Giải quyết vấn đề: Giúp sinh viên cần tư vấn phân tích những khó khăn, tìm ra những giải pháp hành động và cuối cùng tìm được giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề. - Ra quyết định: Giúp sinh viên cần tư vấn xác định các phương án, tự đưa ra quyết định cụ thể về cách giải quyết trong đời sống sinh hoạt, học tập và công tác. - Thay đổi hành vi: Trang bị cho sinh viên kỹ năng trong cuộc sống, trong học tập, sinh hoạt phù hợp để họ có thể quyết định các thay đổi liên quan đến suy nghĩ, tình cảm, hành vi. 3. Một số nội dung tư vấn, hỗ trợ sinh viên: Sinh viên là thanh niên, là công dân nên hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên bao gồm các nội dung, các vấn đề từ vấn đề chung trong cộng đồng. Tuy nhiên, đối với tổ chức Hội Sinh viên cần nghiên cứu, quan tâm tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong một số nhóm nội dung sau: * Tư vấn, hỗ trợ về tình cảm: Tư vấn tình bạn, tình yêu, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thanh niên... * Tư vấn, hỗ trợ về học tập, nghiên cứu khoa học: Tư vấn về phương pháp học bậc đại học, tư vấn về thi, về chọn đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp, tư vấn về học bổng, về du học... * Tư vấn, hỗ trợ về ngành nghề, điều kiện sống: Tư vấn chọn nghề, chọn ngành, tư vấn việc làm, về nhà trọ... * Tư vấn, hỗ trợ về rèn luyện, giải trí: Tư vấn về luyện tập thể thao, về tiếp cận dịch vụ Internet... 4. Các hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên: Trong thực tế hiện nay có rất nhiều hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên, như: - Tư vấn trực tiếp: Là hình thức người tư vấn trực tiếp nói chuyện với sinh viên cần tư vấn. - Tư vấn qua điện thoại: Là hình thức người tư vấn nói chuyện với sinh viên cần tư vấn qua điện thoại. - Tư vấn cộng đồng: Là hình thức người tư vấn nói chuyện với tập thể sinh viên (chi hội, Câu lạc bộ...). - Tư vấn qua thư: Là hình thức người tư vấn trao đổi với sinh viên cần tư vấn về một vấn đề nào đó bằng lá thư. - Tư vấn trên phương tiện truyền thanh, bản tin, tập san của nhà trường, của Hội Sinh viên: Là hình thức trao đổi với sinh viên thông qua mục hỏi, đáp. 5. Các nguyên tắc của tư vấn sinh viên: Khi tiến hành tư vấn, hỗ trợ sinh viên cần nắm vững 5 nguyên tắc sau: (1). Tư vấn dựa vào những nguyên tắc để xác định sinh viên cần tư vấn đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi, trên cơ sở đó giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên vượt qua rào cản của giai đoạn ấy đạt tới sự thay đổi cần thiết. (2). Biểu lộ sự thông cảm và chân thành. (3). Tỏ rõ sự tôn trọng sinh viên cần tư vấn: Lắng nghe, nhìn vào mắt, nhạy cảm và hiểu những gì sinh viên nói. (4). Tránh nói to, không phán quyết và đưa ra ý kiến cá nhân. (5). Sinh viên cần tư vấn là người đưa ra quyết định. 6. Tiến trình tư vấn: Việc tư vấn, hỗ trợ giữa cán bộ, sinh viên tư vấn với sinh viên cần tư vấn, hỗ trợ thực hiện qua 6 bước, được tóm tắt bằng 6 chữ cái đầu của từ THÂN ÁI: (1). Tiếp đón niềm nở, tập trung chú ý hoàn toàn đến sinh viên được tư vấn. (2). Hỏi thăm tình hình của sinh viên cần tư vấn bằng những câu hỏi ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu. (3). Ân cần hướng dẫn đối tượng những điều mà bạn muốn sinh viên cần tư vấn thực hiện. (4). Nhẫn nại giúp đỡ, giải thích cho sinh viên cần tư vấn để họ lựa chọn quyết định về vấn đề của họ. (5). Áp lực căng thẳng của sinh viên cần tư vấn phải được giảm tối đa bằng cách nói rõ mọi điều, động viên sinh viên đưa ra câu hỏi và trả lời rõ mọi câu hỏi của sinh viên cần tư vấn để họ yên tâm thực hiện hành vi tích cực về vấn đề của họ. (6). Ích lợi của việc trở lại gặp bạn phải được giải thích cặn kẽ và dặn sinh viên trở lại bất cứ lúc nào họ cần biết thêm thông tin hoặc tiếp tục cần sự trợ giúp. 7. Các kỹ năng cơ bản tư vấn, hỗ trợ sinh viên: Tuỳ thuộc vào từng hình thức tư vấn, hỗ trợ sinh viên để thực hiện tốt các kỹ năng sau trong quá trình tư vấn: * Kỹ năng tìm hiểu: Tìm hiểu như thế nào? Tìm hiểu qua ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt của sinh viên cần tư vấn; tạo bầu không khí cởi mở, sử dụng từ ngữ đơn giản, dùng các câu hỏi mở, khuyến khích đối thoại, tránh ngắt quãng; hỏi nguyên nhân bằng các câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời. * Kỹ năng lắng nghe: - Cần phải quan tâm và hứng thú với những điều sinh viên cần tư vấn trình bày. - Không tranh luận hoặc có định kiến với những điều sinh viên cần tư vấn nói. - Hỗ trợ để sinh viên cần tư vấn bày tỏ ý kiến của mình và đưa ra những gợi ý giúp sinh viên cần tư vấn giải quyết vấn đề. - Lắng nghe và có thái độ đồng cảm, tự đặt mình vào vị trí của sinh viên cần tư vấn. - Tránh tỏ ra chán chường (ví dụ ngáp vặt), không quan tâm, lơ đãng hoặc không nhìn vào sinh viên cần tư vấn (đọc hoặc viết cái gì đó). * Kỹ năng quan sát: - Quan sát sinh viên cần tư vấn: Tầm vóc, cử chỉ, gương mặt, cách ăn mặc, đi đứng, cách nói năng, tình cảm, thái độ của sinh viên. - Quan sát hoàn cảnh xung quanh: âm thanh, không khí, thời tiết, các điều kiện địa lý xung quanh. - Quan sát môi trường, xã hội: Ai là bạn của sinh viên cần tư vấn? Ai là người có ảnh hưởng tới sinh viên cần tư vấn? * Kỹ năng diễn đạt: - Sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản, cụ thể. - Tạo cho cuộc nói chuyện trở nên dễ chịu, vui vẻ, thoải mái. - Đưa ra những ví dụ cụ thể gần với hoàn cảnh của sinh viên cần tư vấn. - Hỗ trợ lời nói bằng các cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, ánh mắt ... - Duy trì giọng nói hấp dẫn. * Kỹ năng động viên: - Động viên khuyến khích sinh viên cần tư vấn để họ mạnh dạn trao đổi những suy nghĩ tình cảm. - Động viên khuyến khích để sinh viên cần tư vấn tin tưởng thực hiện các hành vi có lợi. - Động viên khuyến khích sinh viên cần tư vấn bằng cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, ánh mắt. 8. Một số điều kiện đảm bảo cho tư vấn, hỗ trợ có hiệu quả: * Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực: - Bố trí văn phòng tư vấn, kinh phí hoạt động thường xuyên. - Trang bị đủ tài liệu nghiên cứu và tài liệu hỗ trợ sinh viên được tư vấn. - Tuyển chọn, bố trí, tập huấn thường xuyên cho cán bộ, sinh viên làm nhiệm vụ tư vấn. * Tạo môi trường tư vấn, hỗ trợ thuận lợi: - Trong tư vấn trực tiếp thì môi trường thuận tiện là điều kiện quan trọng giúp cho tư vấn đạt hiệu quả, do đó cần có khu vực riêng để gặp mặt, trao đổi, nơi tư vấn phải kín đáo . * Thực hiện bảo mật trong tư vấn, hỗ trợ cá nhân: - Sự tin tưởng là nền tảng cho mối quan hệ giữa sinh viên cần tư vấn với cán bộ, sinh viên tư vấn. - Một khi sinh viên cần tư vấn tin rằng cán bộ, sinh viên tư vấn sẽ giữ bí mật mọi thông tin về họ thì họ sẽ trao đổi những mối quan tâm, lo lắng và các vấn đề của mình một cách thoải mái mà không sợ rằng những người khác có thể biết những thông tin mà họ nói ra. Ví dụ như vấn đề tình yêu, tình dục... - Để bảo mật cần tuân thủ những quy ước sau: + Kín đáo: Cuộc tư vấn cần bố trí ở những vị trí thích hợp để người khác không nghe thấy, không bị quấy rầy; + Lưu trữ thẻ sinh viên cần tư vấn ở nơi an toàn, sử dụng mã số để không dùng tên của sinh viên cần tư vấn. + Giải thích ngay từ đầu cuộc tư vấn về bảo mật cho sinh viên cần tư vấn. + Xác định không có bất kỳ ngoại lệ nào liên quan đến bảo mật. + Xây dựng những quy định của tổ chức một cách rõ ràng, cụ thể nhằm củng cố tính bảo mật. + Đảm bảo khách hàng có đầy đủ thông tin để họ đưa ra quyết định phù hợp. * Rèn luyện kỹ năng và nâng cao trình độ hiểu biết của người tư vấn: - Xuất phát từ yêu cầu phát triển mọi mặt của xã hội và yêu cầu phát triển của công tác tư vấn đòi hỏi người tư vấn phải nâng cao trình độ của mình về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu tư vấn của sinh viên. - Các phương tiện thông tin ngày càng nhiều, sinh viên nắm bắt rất nhanh nên người tư vấn phải luôn cập nhật thông tin và không thể lạc hậu hơn so với sinh viên. - Sinh viên tin tưởng và dành thời gian (thậm chí cả vật chất) để được tư vấn, vì vậy chuyên gia tư vấn phải làm việc để xứng với niềm tin của sinh viên. - Đội ngũ tư vấn phải không ngừng học hỏi về phương pháp tư duy khoa học, phân tích, tổng hợp, nhanh chóng tìm ra bản chất để luyện cho việc tư vấn ngày càng tốt hơn.
File đính kèm:
- Mot so phuong phap va ky nang tu van ho tro sinh vien.pdf