Một số vấn đề cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục
Có nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận nghiên cứu khoa học mà các chủ
thể nghiên cứu không thể không tìm hiểu. Trong phạm vi của tài liệu này, chúng tôi chỉ lựa
chọn một số vấn đề cốt lõi nhất để cán bộ, giảng viên, đặc biệt là học sinh sinh viên của
trường có tài liệu tham khảo khi tham gia nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học giáo
dục nói riêng.
$1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1. Khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa học
1.1.1. Khoa học (KH)
- Có nhiều cách tiếp cận khái niệm này
+ Tiếp cận nội dung: KH là hệ thống tri thức về thế giới khách quan (TGKQ)
+ Tiếp cận nhận thức: KH là 1 quá trình nhận thức (tìm tòi, phát hiện những quy luật của TGKQ).
ề kỹ năng : Chưa biết đến biết thuần thục. * Đơn vị đo: Là những phần mà theo đó độ dài của thang đo được chia ra. (Với những dấu hiệu định tính thì đơn vị đo thường sử dụng : ít, ít hơn; kém, kém hơn; tốt, tốt hơn;) * Chỉ số: chỉ báo về mặt định lượng nào đó để xác định vị trí của từng cá nhân hoặc tổng thể cá nhân được nghiên cứu theo một dấu hiệu nhất định nào đó. + Các loại thang đo: * Thang định danh: A # B; B # C suy ra A # C. * Thang thứ bậc: Chỉ ra thứ bậc cao thấp: A > B; B > C suy ra A > C. (Thang thứ bậc có thể là định danh, nhưng định danh không thể là thứ bậc) * Thang khoảng cách: ..- 2.. -10 ..12 * Thang tỷ lệ: 0% . . . .25% . . . . .50% . . . . .75% . . . . .100% * Thang likert : 3, 5 hoặc 7 bậc: Đồng ý - - - - không - - - - - phản đối 3.4.2 Sử dụng các công cụ thống kê trong đo lường và phan tích số liệu (Đọc tài liệu tham khảo [2] ) $4: LOGIC NGHIÊN CỨU MỘT ĐỀ TÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC (Các bước thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học) 4.1 Chuẩn bị nghiên cứu: - Xác định tên đề tài - Xây dựng đề cương nghiên cứu:(khái quát, chi tiết) - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu. 4.2 Thu thập tư liệu (thông tin) lý luận & thực tiễn. - Lập thư mục tư liệu liên quan đến đề tài; - Nghiên cứu những tư liệu liên quan; - Thu thập các tư liệu thực tiễn bằng các phương pháp đã dự kiến. GVC – ThS. Nguyễn Thiện Thắng 18. PP luận NCKH 4.3 Xử lý tài liệu: Sàng lọc, phân loại, phân tích, - Sàng lọc thông tin (loại những thông tin không cần thiết); - Không lấy những thông tin không có xuất xứ rõ ràng, những phiếu điều tra có dấu hiệu thiếu khách quan. - Phân loại tài liệu: Có nhiều cách phân loại + Theo hình thức biểu hiện, tài liệu được chia thành: Tài liệu văn tự (chữ viết) và tài liệu phi văn tự (hình ảnh). + Theo giá trị của thông tin: Tài liệu chính thức (đã công bố bởi địa chỉ tin cậy) và tài liệu chưa chính thức (chưa công bố). + Theo nguồn gốc, xuất xứ: Tài liệu gốc (sơ cấp) – trực tiếp chứa đựng thông tin được nghiên cứu (ex: Bản ghi của người đi dự giờ trực tiếp) và tài liệu thứ cấp (tai liệu thông qua một nguồn khác, như qua lời kể lại – F2). - Phân tích, đánh giá theo định tính, định lượng rồi rút ra kết luận. 4.4 Viết công trình (hoàn tất sản phẩm – trình bày kết quả nghiên cứu bằng một văn bản hoàn chỉnh) - Viết nháp: Bản thảo lần 1 - Chỉnh sửa, xin ý kiến chuyên gia; - Chỉnh sửa cho ra bản chính; - Viết tóm tắt những vấn đề phải đưa ra bảo vệ (nếu là luận văn trở lên) - Thứ tự các mục chính trong một luận văn : Thông thường gồm các phần sau: + Phần mở đầu (phần chung) + Phần nội dung (phần cụ thể): Gồm các chương + Phần phụ lục: Minh họa các mẫu phiếu điều tra, biên bản phỏng vấn, + Danh mục các tài liệu tham khảo. + Mục lục (có thể đưa lên trước). - Hình thức trình bày: thông thường được trình bày như sau + Bìa chính; Bìa phụ; Lời cảm ơn (lời nói đầu); Danh mục từ viết tắt; Mục lục. A. Mở đầu (bắt đầu đánh trang 1 của luận văn) (10%) B. Nội dung (80%) Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. 1.1.1.. 1.1.2.. 1.2 Chương 2: . GVC – ThS. Nguyễn Thiện Thắng 19. PP luận NCKH 2.1. 2.1.1 2.1.2 2.2 . C. Kết luận và kiến (khuyến) nghị (10%) Danh mục tài liệu tham khảo. Phụ lục (phần này không tính vào số trang của luận văn) 4.5. Bảo vệ, nghiệm thu, công bố kết quả nghiên cứu. 4.5.1 Các loại ấn phẩm công bố - Bài báo khoa học Là một ấn phẩm mà nội dung có chứa những thông tin mới, có giá trị khoa học và thực tiễn được đăng trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành của trung ương, của các Viện nghiên cứu hoặc các trường đại học. Bài báo khoa học không đồng nhất với các bài viết đăng trên các báo hàng ngày, các tài liệu có tính chất tuyên truyền khoa học hay thông báo tin tức trên hệ thống thông tin đại chúng. Bài báo thường được viết dưới dạng một tiểu luận trình bày lý do, căn cứ lý thuyết, hiện trạng thực tiễn, những phát hiện mới, những đề xuất ứng dụng và những khuyến nghị tiếp tục nghiên cứu. Bài báo cũng có thể là một tranh luận về những vấn đề thời sự của khoa học hay một quan điểm thực tiễn nào đó. Việc tham gia tranh luận có thể dẫn đến những phát minh mới, những đề xuất có giá trị. Bài báo thường viết không quá dài, đủ để đăng thành một bài trên một số tạp chí, nếu phạm vi rộng thì phải chia thành nhiều vấn đề nhỏ và đăng trên nhiều số. - Báo cáo khoa học Là một bài phát biểu khoa học được trình bày tại hội thảo khoa học chuyên ngành. Báo cáo khoa học phải là một tài liệu có giá trị, có ý nghĩa lý luận hoặc thực tiễn. Nó là kết quả của quá trình nghiên cứu của một hoặc nhiều tác giả. Báo cáo khoa học không đồng nghĩa với các bài phát biểu tại hội nghị thường kỳ hay các buổi họp long trọng có tính chất nghi lễ hoặc một cuộc kỷ niệm nào đó. Báo cáo khoa học thường phải tuân thủ theo chủ đề hội thảo, phù hợp với mục đích hội thảo và các yêu cầu chung. Nội dung báo cáo cần ngắn gọn, xúc tích đi thẳng vào chủ đề, với đầy đủ các tài liệu lý thuyết và thực tế, được trình bày theo một logic, lập luận chặt chẽ đảm bảo các quy tắc tư duy logic. Báo cáo phải có kết luận xác đáng, có đề xuất và giải pháp cho thực tiễn. Báo cáo phải viết thành văn bản hoàn chỉnh, không quá dài, phù hợp khuôn khổ hội thảo, nếu phạm vi quá lớn phải viết tóm tắt để trình bày. GVC – ThS. Nguyễn Thiện Thắng 20. PP luận NCKH - Kỷ yếu hội thảo khoa học Là tuyển tập in các bài báo cáo gửi tới cuộc hội thảo quốc gia hay chuyên ngành. Tập kỷ yếu này đăng cả các bài đã trình bày hoặc chưa trình bày tại hội thảo và có giá trị như một báo cáo khoa học. - Chuyên khảo khoa học Là một công trình khoa học bàn về một vấn đề lớn, có tầm quan trọng, có ý nghĩa lý luận hay thực tiễn đối với một chuyên ngành khoa học. Chuyên khảo là một công trình tổng kết về toàn bộ các kết quả nghiên cứu công phu lâu dài, thể hiện sự am hiểu rộng rãi và sâu sắc về kiến thức chuyên ngành của tác giả. Chuyên khảo được trình bày dưới dạng một tập sách có độ dày phụ thuộc vào nội dung vấn đề nghiên cứu, tuân theo những quy định về xuất bản ấn phẩm khoa học. Văn phong của chuyên khảo là văn phong bác học. Nội dung của nó bàn luận đến những thành tựu khoa học hiện đại với một tư tưởng học thuật xuyên suốt công trình. Nó được trình bày theo logic chặt chẽ, đi từ lịch sử vấn đề, với các xu hướng, trường phái nghiên cứu và các kết luận có căn cứ xác đáng. Nó thường là sản phẩm của các nhà khoa học lớn. - Sách giáo khoa (SGK) Là tài liệu dùng để giảng dạy và học tập ở các trường học. Mỗi môn học, mỗi chuyên đề đều cần phải biên soạn ít nhất một cuốn sách giáo khoa. Đối với các trường đại học, SGK là một công trình khoa học chọn lọc và tổng kết, hệ thống hóa các thành tựu chuyên ngành và được trình bày theo chương trình môn học của Nhà nước để thực hiện mục tiêu và chiến thuật sư phạm trong đào tạo. Nội dung SGK bao gồm hệ thống kiến thức chuyên ngành hiện đại, phản ánh những thành tựu khoa học mới nhất, được lựa chọn cẩn thận, với khối lượng kiến thức cần thiết để truyền thụ cho sinh viên. Nó bao gồm cả hệ thống bài tập rèn kỹ năng nghề, đồng thời đảm bảo tính giáo dục tư tưởng, đạo đức và nghiệp vụ chuyên ngành. SGK được soạn theo một logic sư phạm chặt chẽ, cách trình bày phù hợp với quy luật nhận thức, trình độ và lứa tuổi người học, thuận tiện cho việc dạy và học của GV và người học. Nó còn là tài liệu hướng dẫn tự học, mở rộng và đào sâu kiến thức. Hình thức trình bày của SGK phải đảm bảo tính mỹ thuật và kỹ thuật cao, bố cục và sử dụng tiện lợi. 4.5.2 Trình bày ấn phẩm công bố - Ấn phẩm được công bố là kết quả nghiên cứu của cá nhân hay tập thể. Nội dung của ấn phẩm chứa đựng thông tin khoa học có giá trị. - Hình thức trình bày phải logic chặt chẽ trong kết cấu, phù hợp những yêu cầu của từng loại ấn phẩm khoa học. - Văn phong phù hợp với thể loại tài liệu công bố, nhưng phải mạch lạc, sáng sủa, sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học chuyên ngành và có tính giáo dục. - Nếu có trích dẫn thì phải có chú giải đầy đủ các tài liệu đã sử dụng trong công trình theo quy định chung. GVC – ThS. Nguyễn Thiện Thắng 21. PP luận NCKH - Tài liệu được công bố, bản quyền thuộc về tác giả. Mọi trích dẫn về sau phải được chỉ dẫn. - Thể thức gửi bài đăng tạp chí: bài viết phải phù hợp với tạp chí chuyên ngành, được đánh máy sạch sẽ trên giấy A4 một mặt, có đánh số trang. Bài được gửi đến tòa soạn, Ban biên tập gửi các chuyên gia để lấy nhận xét phản biện, nếu đạt yêu cầu về mặt khoa học và tư tưởng học thuật sẽ được đăng. - SGK được viết theo đơn đặt hàng của các cơ quan đào tạo, phù hợp với chương trình chung. SGK được xuất bản khi hội đồng thẩm định xác định giá trị khoa học, có tính giáo dục và tính nghiệp vụ theo chuyên ngành đào tạo. - Sách chuyên khảo được viết theo yêu cầu của nhà xuất bản và cũng có thể do nhu cầu công bố của tác giả và phải tuân theo những nguyên tắc chung. 4.5.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu - Tiêu chí đánh giá + Tính mới: Vấn đề nghiên cứu có thực sự cần thiết không. Công trình có gì mới không (về lý luận và về thực tiễn). + Tính đúng đắn về PP luận nghiên cứu: Sử dụng các PP nghiên cứu có hợp lý và đúng đắn hay không. + Tính xác thực của các kết quả nghiên cứu. + Tính ứng dụng : Những kết luận, kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng vào thực tiễn ở mức độ nào. + Tính hiệu quả: Kinh tế; xã hội; thông tin. - Phương pháp đánh giá + Thử nghiệm trong thực tế; + Phương pháp chuyên gia (phản biện) + Phương pháp hội đồng. (Hội đồng nghiệm thu) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GS – TS. Nguyễn Văn Lê: Phương pháp luận NCKH, Nxb trẻ 1995. [2] PGS – TS. Lưu Xuân Mới : Phương pháp luận NCKH, Nxb ĐHSP 2003. [3] Lê Tử Thành: Lôgich học & Phương pháp luận NCKH, Nxb trẻ 2006. [4] PGS – TS. Phạm Viết Vượng: Phương pháp luận NCKH, NxbGD 2004. [5] Các tạp chí: Giáo dục, Khoa học giáo dục, Tâm lý học, Dạy & học. = = = = = @ = = = = =
File đính kèm:
- PP luận nghiên cứu KHGD.pdf