Một số vấn đề giáo dục Đạo đức cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức lớp 2

Mục lục

 Chương I:

 PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lời mở đầu trang 1-1

2. Lý do chọn đề tài trang 2-2

3. Mục đích nghiên cứu trang 2-2

4. Đối tượng nghiên cứu trang 3-3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu trang 3-3

6. Phương pháp nghiên cứu trang 3-4

7. Giả thiết khoa học trang 4-5

 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.

1. Khái niệm liên quan trang 6 – 9

2. Cơ sở lý luận trang 9 -12

3. Cơ sở thực tiễn trang 12-16

 Chương II:

 NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2

1. Nguyên nhân trang 17-17

2. Thực trạng trang 17-19

3. Giải pháp trang 19-23

4. Kết quả trang 23-24

5. Một số đề xuất trang 24-24

 Chương III:

 KẾT LUẬN trang 25-26

 

doc29 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề giáo dục Đạo đức cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
úp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi học sinh. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thân thiết, gắn bó.
 	Tuỳ từng nội dung, tính chất của bài mà có thể dạy theo các cách khác nhau. Bản thân có kế hoạch xây dựng phương pháp dạy học theo từng bài, như: 
	- Thảo luận, phân tích tình huống áp dụng cho bài 2, bài 5, bài 6, bài 9.
	- Bắt đầu từ câu chuyện kể, bài thơ áp dụng cho bài 2, bài 4, bài 6, bài 10.
	- Lập nhóm cho học sinh đóng vai áp dụng cho bài 10, bài 11, bài 12.
	- Tổ chức trò chơi vận dụng giáo dục cho các em như bài 14.
	Qua những nhận định về chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho học sinh thông qua các bài học Đạo đức, từ sự nghiên cứu và qua việc trực tiếp dạy học. Tôi nhận định: Dạy học Đạo đức đòi hỏi giáo viên cần kết hợp hài hòa giữa các phương pháp giảng dạy để làm sôi nổi trong từng tiết học, tạo hứng thú, phấn khởi cho các em chủ động tham gia giờ học mới đạt được kết quả cao.
Giải pháp 2: Sử dụng thiết bị dạy học hợp lí.
	Song song với đổi mới phương pháp dạy học là việc đổi mới, bổ sung đồ dùng dạy học Giáo viên cần sử dụng tranh ảnh, băng hình, vật mẫu để thu hút hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
	Đồ dùng dạy học có thể do giáo viên tự làm, do học sinh sưu tầm, ... . Giáo viên cần chú ý sau khi sử dụng đồ dùng phải phù hợp nội dung bài học, đồ dùng có thể sử dụng cho nhiều bài, nhiều hoạt động khác nhau.
	Sử dụng đồ dùng để phát triển tư duy cho học sinh, gây hứng thú cho học sinh, sử dụng đúng lúc đúng chỗ phù hợp với điều kiện thực tế của trường. 
Việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng với tất cả các môn học. Đồ dùng dạy học có tầm quan trọng trong sự thành công của một tiết dạy. Vì vậy trước mỗi tiết dạy người giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy của mình. Mỗi khi thiết kế bài học giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung tính chất, hình thức của bài học để lựa chọn thiết bị dạy học cho phù hợp.
Hiện nay trang thiết bị và đồ dùng dạy học môn Đạo đức chỉ có tranh ảnh nên giáo viên cần sử dụng các tranh ảnh trong Vở bài tập Đạo đức cho học sinh quan sát một cách triệt để. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng tự làm hoặc phải sưu tầm thêm, chuẩn bị trước mỗi tiết học những đồ dùng cần thiết cho từng hoạt động của từng bài. Ví dụ:
- Khi dạy bài 7 "Giữ gìn trường lớp sạch đẹp", giáo viên cần sử dụng những đồ dùng như: Bảng từ ghi câu hỏi cho hoạt động 1 – tiết 1. Một số dụng cụ khác phục vụ tiết học, như: sọt rác, chổi, phấn, khăn lau,  cho hoạt động 1 – Tiết 2. 
- Khi dạy bài 11 "Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại" giáo viên cần chuẩn bị một số đồ dùng như: Máy điện thoại loại để bàn (đồ chơi hoặc thật) có tiếng chuông ngoài, màn trang trí phòng khách,. Sử dụng trong tiểu phẩm ở hoạt động 1 - Tiết 1 và hoạt động 3 tiết 1.
Giải pháp 3: Thông qua các môn học khác dạy Đạo đức cho học sinh.
Dạy môn Đạo đức qua các môn học khác là hình thức giáo dục rất quan trọng. Dạy Đạo đức cho học sinh không chỉ bó hẹp ở một môn học Đạo đức mà có thể nói rằng dạy Đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi và tất cả các môn học.
Ví dụ: Trong phân môn Tự nhiên và Xã hội, học sinh được nhận biết các loài vật sống dưới nước, trên cạn, và nêu được ích lợi của chúng. Khi học Đạo đức bài 14 “Bảo vệ loài vật có ích” học sinh sẽ liên hệ đến một cách dễ dàng hơn.  
Giải pháp 4: Xây dựng cho học sinh kiến thức chuẩn mực và hành vi đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khoá. 
Hàng tuần trong các buổi chào cờ biểu dương những tấm gương người tốt việc tốt ở trường, ở lớp,... Từ đó kích thích tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức của các em. Giáo dục các em ý thức tiết kiệm để làm những việc có ích, hiểu ý nghĩa phong trào: "Nuôi heo đất" ủng hộ học sinh nghèo. Hoạt động truy bài đầu giờ của các em tại lớp, phong trào đọc báo đội và làm theo báo đội, sinh hoạt sao, 
Giải pháp 5: Liên kết chặt chẽ với nhiều lực lượng để giáo dục Đạo đức.
Cùng với các nhà trường, gia đình và xã hội cũng góp phần quan trọng trong việc giáo dục Đạo đức cho học sinh. Vì thế giáo viên cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, cộng đồng. Thường xuyên thăm hỏi, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, có kế hoạch giúp đỡ những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Kết hợp với phụ huynh học sinh, thông qua các hoạt động ở nhà, ở trường để kiểm tra đánh giá các hành vi đạo đức của các em. Cũng bằng hình thức này, giáo viên trao đổi cùng phụ huynh giúp đỡ những học sinh chưa tiếp cận được với hành vi đúng đắn, uốn nắn để hướng các em theo kịp cùng bạn bè và có những mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống.
Giải pháp 6: Giáo viên phải nhận thức đúng đắn về môn Đạo đức.
Giáo dục Đạo đức là một bộ phận rất quan trong của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hằng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy giáo, cô giáo, bạn bè, thái độ học tập, rèn luyện hằng ngày...
Vì vậy mỗi giáo viên cần tự giác học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện nghiêm túc phương pháp dạy học và cần nắm chắc cách đánh giá học sinh. Nắm bắt tâm lý học sinh tiểu học rất thích khen, động viên, khích lệ học sinh học tập. Giúp học sinh hiểu và vận dụng phù hợp các chuẩn mực đạo đức đã học. 
Kết quả:
Bản thân vận dụng vào dạy – học tại lớp 2C đã thu được kết quả đáng mừng:
- Các em chấp hành đúng giờ học ở lớp, biết giữ trật tự trong sinh hoạt, 
- Thể hiện một số chuẩn mực Đạo đức, như: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi,; tính thật thà, dũng cảm, lễ phép, Bản tính thật thà: Nhặt được của rơi đem nộp cô giáo, tổng phụ trách để trả lại người mất, Trong năm học đã có nhiều em nhặt được tiền roi tại sân trường không biết người mất đã đem nộp cho cô giáo tổng phụ trách và được nhà trường tuyên dương ở buổi chào cờ đầu tuần, 
- Lễ phép với thầy giáo, cô giáo trong trường, người lớn ở gia đình, xã hội. 
- Học sinh chủ động, hứng thú và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của tiết học, loại bỏ dần tính bỡ ngỡ thụ động so với đầu năm học. 
Tuy nhiên với tham vọng càng vươn hơn nữa đối với công tác dạy – học, truyền đạt cho học sinh nhiều kiến thức và đạt được kết quả cao hơn trong giáo dục, giúp các em hình thành những chuẩn mực đạo đức tốt, trở thành người có ích cho xã hội. Bản thân mạnh dạn đưa ra một số đề xuất trong thời gian đến như sau:
Một số đề xuất:
- Với yêu cầu tiết dạy môn học Đạo đức sử dụng đồ dùng dạy học minh họa nhiều, thường xuyên để tạo hứng thú cho học sinh học tập, tiết dạy đạt hiệu quả cao. Vì thế, nhà trường nên phân công cho giáo viên chuyên phụ trách dạy môn học này để giáo viên có điều kiện đầu tư vào việc chuẩn bị kĩ đồ dùng dạy học, sử dụng được cho nhiều lớp. 
- Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giáo viên có thể chủ động lồng ghép dạy Đạo đức cho nhiều lớp, tổ chức trò chơi thi đua giữa các lớp với nhau nhằm tạo điều kiện cho các em giao lưu học hỏi kiến thức từ các bạn lớp khác,...
- Ngành giáo dục, nhà trường cần trang bị thêm đồ dùng phục vụ cho dạy - học, như: các loại tranh, ảnh, băng, đĩa ghi hình,. 
Chương III:
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề giáo dục Đạo đức cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức lớp 2”. Bản thân thấu hiểu hơn về trọng trách của người giáo viên trong “Sự nghiệp trồng người”. Dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Chính vì vậy, trong dạy học người giáo viên phải luôn luôn tôn trọng nhân cách của trẻ, không được gây ức chế cho học sinh bởi nếu có thì sẽ không bao giờ phát triển hết khả năng và sức sáng tạo của các em. Hãy chia sẻ mọi vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. 
Việc nắm được đặc điểm nhận thức của học sinh, kết hợp với việc tìm hiểu cách sắp xếp nội dung dạy học trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ thấy được mối liên hệ giữ các bài học đồng thời lựa chọn phương pháp dạy phù hợp sẽ phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh. 
Môn Đạo đức đã giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi Đạo đức và Pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh. Theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Tóm lại: 
Việc tìm hiểu một số vấn đề Đạo đức ở học sinh Tiểu học giúp giáo viên nâng cao phương pháp dạy học, tinh thần tự giác học tập rèn luyện, tìm hiểu kiến thức chuyên môn để giáo dục cho học sinh có những thói quen tốt và những hành vi, cử chỉ đẹp, . Người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tự nâng cao vai trò trách nhiệm của mình, không phải chỉ là người truyền thụ kiến thức mà giáo viên còn là chỗ dựa tinh thần cho học sinh. 
Giáo dục Đạo đức cho học sinh Tiểu học nhằm xây dựng ý thức Đạo đức và hình thành những hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh; Hình thành cho các em những nhân cách, phẩm chất đạo đức quan trọng của con người, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho xã hội./.
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CÁC CẤP
Danh mục tài liệu tham khảo:
TT
Tên tài liệu
Tác giả/ Nhà xuất bản
1
Vở bài tập Đạo đức 1,2,3
Nhà xuất bản Giáo dục
2
Sách giáo viên môn Đạo đức lớp 2
Nhà xuất bản Giáo dục
3
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
Nhà xuất bản Giáo dục
4
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học
Nhà xuất bản Giáo dục
5
Giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Vụ trưởng, trưởng ban điều phối dự án: ĐẶNG TỪ ÂN

File đính kèm:

  • docSKKN lop 2.doc