Một số vấn đề lý luận cơ bản trong giáo dục giá trị sống kỹ năng sống

- Nghiện game, thuốc lá, ma túy.

- Đua xe, vi phạm an toàn giao thông.

- Bạo lực học đường.

- Phạm pháp, băng nhóm.

 

 

ppt81 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề lý luận cơ bản trong giáo dục giá trị sống kỹ năng sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.12. ĐOÀN KẾTKết luậnGiá trị sống là hệ thống giá trị cá nhân ảnh hưởng đến suy nghĩ đến thái độ, cảm xúc và hành vi của con người Giá trị sống như gốc rễ của một thân câyNếu gốc rễ được chăm sóc tốt thì cây sẽ phát triển mạnh mẽGiá trị sống là năng lực tâm lý xã hội, giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu ( sống; học tập; lao động; vui chơi ) và thách thức ( tệ nạn, căng thẳng, mâu thuẩn,. . .)B. KỸ NĂNG SỐNG1. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNGKỹ năng là gì? Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.Vậy, Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.Hiện nay, chúng ta gặp một số thuật ngữ như kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Giữa các kỹ năng này có điểm gì chung, điểm khác biệt là gì?1. Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. a. Kỹ năng mềm.Kỹ năng mềm (Soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.Kỹ năng mềm (Soft skills) còn mô tả những đặc tính riêng về tính cách của người xin việc như sự duyên dáng trong giao tiếp, sự thân thiện và tinh thần lạc quan. Kỹ năng mềm (Soft skills) bổ trợ cho kỹ năng cứng “hard skills”, là những kỹ năng chính nhà tuyển dụng yêu cầu ở ứng viên. Kỹ năng mềm (Soft skills) ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng.Như vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì kỹ năng mềm là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người trẻ.b. Kỹ năng cứng.Kỹ năng "cứng" (Hard skills) thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết lô-gich chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ những kiến thức-kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp như: Tư duy hình học, tư duy ngôn ngữ-văn phạm, các hệ thống khái niệm lý thuyết cơ bản vật lý-hóa học-sinh học-toán học... và những kiến thức kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua giảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.Đối với các kỹ năng cứng, khả năng tự tìm hiểu toàn bộ gần như không thể, mà người ta bắt buộc phải trải qua những giai đoạn có xây dựng tính hệ thống của tư duy lô-gich và dựa trên "vai các nhà khổng lồ." Thông thường, vai trò của giáo dục chính thức đặc biệt quan trọng để hình thành kỹ năng cứng dần theo thời gian, cho tới khi đạt tới năng lực tự học.Vì quá trình rèn luyện dài, vất vả và đi kèm với những kỳ thi chứng minh khả năng đã vượt qua các mức độ nhất định, các kỹ năng cứng được dành nhiều thời gian hơn kỹ năng mềm; và về tuần tự thời gian, thường được đầu tư trước khi sở hữu kỹ năng mềm trong cuộc sống. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này. 2. Kỹ năng sống và kỹ năng xã hội.a. Kỹ năng xã hội:Kỹ năng xã hội là sự thân thiện có kèm theo nó một mục đích: thúc đẩy những người khác đi theo hướng bạn muốn, dù đó là thái độ đồng tình về một chiến lược tiếp thị theo đường hướng mới, hoặc thái độ hưởng ứng đối với việc cho ra đời một sản phẩm mới.Những người có kỹ năng xã hội thường tạo ra được một phạm vi rộng các mối quan hệ quen biết, và họ có tài tìm ra được tiếng nói chung với hết mọi loại người khác nhau – nói cách khác, họ có sở trường trong việc tạo ra tình trạng đồng thuận. Điều này không có nghĩa rằng họ không ngừng tìm cách xã hội hóa tiếng nói đồng thuận ấy, nhưng có nghĩa rằng họ luôn hành động dựa theo cái giả thiết cho rằng không ai có thể một mình mà hoàn tất được những việc quan trọng. Những người này luôn có sẵn cho mình một mạng lưới các mối quan hệ, để khi cần làm việc gì đó thì họ có thể dùng đến được.So với các yếu tố khác trong trí tuệ cảm xúc, thì kỹ năng xã hội nằm ở vị trí cao nhất. Thường dễ làm chủ được cách rất hiệu quả các mối quan hệ khi ta hiểu rõ và kiểm soát được các thứ cảm xúc nơi chính bản thân và có thể cảm thấu được tâm tư tình cảm của những người khác. Ngay cả động lực thúc đẩy cũng góp tay vào việc kiến thiết nên kỹ năng xã hội.Phải nhớ rằng những người được thúc đẩy do lòng khát khao đạt đến thành tựu thường dễ có thái độ lạc quan, cả trong những lúc phải đối diện với tình trạng thoái bộ hoặc thất bại. Khi ta có tinh thần lạc quan, thì "nhiệt lực" của ta sẽ tỏa lan khắp trên các cuộc đối thoại cùng các cuộc giao tiếp xã hội khác ta thường gặp trong đời sống hằng ngày. Kỹ năng xã hội rất quan trọng và được xem là một trong các yếu tố của chỉ số thông minh cảm xúc (EQ). Theo Daniel Goleman- tác giả của cuốn “ Thông minh cảm xúc” (Emotional Intelligence) thì các kỹ năng xã hội bao gồm: - Kỹ năng gây ảnh hưởng: Vận dụng thành thạo các chiến thuật hiệu quả để thuyết phục. - Kỹ năng giao tiếp: Lắng nghe cởi mở và tạo thông điệp thuyết phục. - Kỹ năng quản lý xung đột: Đàm phán và giải quyết vấn đề bất đồng. - Kỹ năng lãnh đạo: Khích lệ và dẫn dắt các cá nhân và nhóm. - Kỹ năng khởi xướng thay đổi: Khởi đầu thay đổi hoặc quản lý thay đổi. - Kỹ năng xây dựng quan hệ: Nuôi dưỡng các mối quan hệ ràng buộc. - Kỹ năng cộng tác và hợp tác: Làm việc với những người khác vì mục tiêu chung. - Kỹ năng làm việc đồng đội: Tạo sự cộng hưởng sức mạnh trong đội để theo đuổi các mục tiêu tập thể.b. Kỹ năng sống:Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, giúp cá nhân giải quyết hiệu quả các vấn đề của cuộc sống. Kỹ năng sống giống như cành lá tốt tươi giúp chống chọi những thử thách, gian nan.Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là :- Học để biết (learn to know) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả- Học để làm (learn to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm- Học để cùng chung sống (learn to live toghether) gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng. tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhoám, thể hiện sự cảm thông;- Học làm người (learn to be) gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xuác, tự nhận thức, tự tin.Như vậy, kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần có giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn. Có hàng trăm kỹ năng sống khác nhau. Tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà người ta dạy cho HS những kỹ năng thiết yếu khác nhau. Ví dụ: HS ở đồng bằng sông Cửu Long cần được dạy kỹ ăng bơi lội, đi xuồng, ghe hơn là kỹ năng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Các em đường phố cần được dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục, kỹ năng từ chối ( khi được mời thử ma túy, bỏ học)II – CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI 1. Kết quả nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống. - Biết hợp tác tốt trong đội, nhóm. - Có lối sống lành mạnh, nhận thấy trách nhiệm về sức khỏe của mình. - Giải quyết mâu thuẩn một cách hoà bình. -Biết phân tích có phán đoán các giá trị, quy chuẩn trong truyền thống và ngoài xã hội. - Thành công hơn trong các cuộc phóng vấn xin việc làm. - Biết tự khẳng định và xử sự bình đẳng. - Biết biểu lộ bao dung, sự tôn trọng người khác. - Ý thức về giá trị bản thân. - Nhạy bén đối với các vấn đề giới, tôn trọng quyền con người. - Biết quan tâm đến nhu cầu của người khác và sẳn sàng giúp đỡ họ.1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)I0. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)10 kỹ năng cơ bản 2. Các loại mục tiêu kỹ năng sống hướng tới.- Nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến “trái tim”a. Kỹ năng quan hệb. Kỹ năng quan tâma. Kỹ năng tư duy.b. Kỹ năng quản lý.- Nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến “sức khỏe”a. Kỹ năng sinh tồn.b. Kỹ năng xây dựng hình ảnh bản thân (being).- Nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến “cái đầu”- Nhóm kỹ năng sống với mục tiêu tác động đến “đôi tay”a. Kỹ năng làm việc.b. Kỹ năng cống hiến.III. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG- Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống.- Gía trị sống là nền tảng hình thành kỹ năng sống.GTS là hệ thống giá trị cá nhân ảnh hưởng đến suy nghĩ, thái độ, cảm xúc và hành vi của ta.Giá trị giống như gốc rễ của một thân cây. Nếu gốc rễ được chăm sóc tốt, thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ.KNS là năng lực tâm lý xã hội, giúp cá nhân giải quyết hiệu quả các vấn đề của cuộc sống.Kỹ năng sống giống như cành lá tốt tươi giúp chống chọi những thử thách, gian nan.

File đính kèm:

  • pptPHAN 1.A-KY NANG SONG-VAN DE LI LUAN.ppt