Một Sốvấn Đề Về Nội Dung Của Lịch Sử Tư Tưởng Kinh Tế Việt Nam
Ởnước ta trong thời gian qua, việc nghiên cứu vềlịch sửkinh tếcòn rất khiêm
tốn, chưa tương xứng với vịtrí, vai trò của nó trong khoa học kinh tếnói chung,
cũng nhưvới yêu cầu thực tiễn của đất nước. Hơn thếnữa, việc nghiên cứu lịch
sửtưtưởng kinh tếViệt Nam cho đến nay vẫn còn là một khoảng trống, chưa có
một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệthống vềvấn đềnày.
Sởdĩcó tình trạng trên là do trong thời gian qua việc nghiên cứu vềlịch sửkinh
tếdân tộc, đặc biệt là lịch sửtưtưởng kinh tếViệt Nam chưa được quan tâm
đúng mức. Hơn nữa, đây lại là một lĩnh vực nghiên cứu còn rất mới mẻvà có
nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất hiện nay chính là các nguồn tưliệu đểcó thể
dựng lên được bức tranh xác thực vềcác quá trình phát triển kinh tếcủa dân
tộc. Mặt khác việc nghiên cứu đểrút ra được những tưtưởng kinh tếcơbản, cốt
lõi của từng thời kỳlịch sửdân tộc là một việc làm không đơn giản. Đểgiải quyết
vấn đềnày, chúng ta phải xác định được những tiêu thức cơbản vềphương
pháp luận cũng nhưnhững chuẩn mực cần thiết cho việc định hình một tưtưởng
kinh tếtrong lịch sử.
Những khó khăn và sựchậm trễnêu trên càng đặt ra những bức xúc hiện nay
trong việc nghiên cứu lịch sửkinh tếdân tộc đặc biệt là lịch sửtưtưởng kinh tế
Việt Nam. Bởi vì nếu không hiểu được một cách đầy đủvềlịch sửkinh tếdân tộc
thì chưa thểcó cái nhìn biện chứng và toàn diện vềlịch sửdân tộc nói chung.
Trong đó, lịch sửtưtưởng kinh tếchính là yếu tốchi phối, có tác động quyết
định đến tiến trình và trình độphát triển kinh tế. Hơn nữa lịch sửtưtưởng kinh
tếchính là một bộphận cấu thành của lịch sửtưtưởng Việt Nam nói chung và là
cơsởquyết định cho sựhình thành và phát triển của lịch sửtưtưởng dân tộc.
Nhưvậy việc nghiên cứu lịch sửtưtưởng kinh tếViệt Nam không chỉnhằm làm
rõ những tưtưởng kinh tếchủ đạo, chi phối quá trình phát triển kinh tếcủa dân
tộc qua các thời kỳlịch sử, hiểu sâu sắc hơn công cuộc dựng nước và giữnước
của các thếhệ, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp những luận cứlý
luận và thực tiễn đểhoạch định chiến lược, đường lối, chính sách công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ởnước ta hiện nay. Nghiên cứu lịch sửtưtưởng kinh tếcòn
góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu, kếthừa những giá trịtruyền thống của
dân tộc trong quá khứ, đây chính là nguồn năng lực nội sinh quan trọng cần
được tận dụng và phát triển
nông nghiệp, các hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt được những thành tựu mới. Nhiều làng và phường thủ công nổi tiếng đã xuất hiện ở mọi miền đất nước, thủ công nghiệp Việt Nam đã sản xuất ra những sản phẩm thủ công không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn có giá trị quốc tế. Các hoạt động thương nghiệp được mở rộng, đặc biệt đến thế kỷ XVI-XVIII đã xuất hiện những trung tâm buôn bán lớn với sự tham gia của các thương nhân nước ngoài như ở Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Biên Hòa.. Tuy nhiên do những hạn chế của bản thân phương thức sản xuất Châu Á, đặc trưng của phương Đông, nên nền kinh tế Việt Nam còn mang nặng tính tự cấp tự túc, các quan hệ hàng hóa-tiền tệ chậm phát triển, các quan hệ sản xuất trong nền kinh tế không đủ sức thoát khỏi vỏ bọc của quan hệ sản xuất phong kiến để nảy sinh những yếu tố của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa như ở các nước phương Tây. Đó là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự trì trệ và lạc hậu của nền kinh tế Việt Nam trong các thế kỷ XVIII-XIX . Những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ phong kiến chính là sản phẩm của những tư tưởng kinh tế đã được định hình rõ nét trong thời kỳ này. Dưới đây là một số tư tưởng kinh tế chủ yếu đã chi phối quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam: - Tư tưởng trọng nông đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế dân tộc. Tư tưởng này không chỉ ăn sâu vào quan điểm, chính sách trị nước của nhà nước phong kiến mà nó còn chi phối nhận thức và công cuộc mưu sinh của người dân Việt Nam. - Gắn liền với tư tưởng trọng nông là tư tưởng và chính sách khuyến nông của nhà nước phong kiến. Thực tế lịch sử thời kỳ này cho thấy các triều đại phong kiến Việt Nam đã có nhiều biện pháp để khuyến khích nông nghiệp phát triển, từ việc khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích, thực hiện chính sách "Ngụ binh ư nông", miễn giảm thuế cho nông dân những năm mất mùa hay sau khi kết thúc các cuộc chiến tranh giữ nước để nuôi dưỡng sức dân. cho đến việc nhà vua cày ruộng "tịch điền", làm lễ trừ sâu, lễ tế côn trùng, xem gặt lúa vv. đều nói lên sự quan tâm thường trực của nhà nước phong kiến đối với việc phát triển nông nghiệp. Có thể nói, chính sách khuyến nông chính là một trong những chuẩn mực cơ bản để đánh giá năng lực và sự thịnh suy của các triều đại phong kiến Việt Nam. - Tư tưởng trọng nông tất yếu dẫn đến tư tưởng "ức chế công thương nghiệp" trong lịch sử tư tưởng kinh tế Việt Nam. Tư tưởng này chi phối suốt hành trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến và từ thế kỷ XVI trở đi trước yêu cầu mới của nền kinh tế, tư tưởng này đã trở thành vật cản to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế dân tộc. Chính tư tưởng "ức chế công thương nghiệp" đã dẫn đến những chính sách kinh tế bảo thủ, lạc hậu, kìm hãm sức sản xuất của nhà nước phong kiến vào nửa đầu thế kỷ XIX. - Tư tưởng quản trị của nhà nước phong kiến: Đây là vấn đề lớn và là di sản quý giá của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Có thể nói, so với phương Tây, tư tưởng quản trị của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những nét đặc sắc và triết lý sâu xa. Tư tưởng "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" đến nay vẫn là chân lý trong thuật trị nước. Nghiên cứu về tư tưởng quản trị trong lĩnh vực quản lý kinh tế ở Việt Nam thời kỳ này chúng ta có thể tập trung làm rõ các vấn đề như: - Quan điểm về vai trò của nhà nước trong điều hành nền kinh tế (đặc biệt thông qua việc trị thủy, làm thủy lợi, khai hoang vv.); - Quan điểm sử dụng đội ngũ quan lại, trí thức của nhà nước phong kiến; - Quan điểm trị nước, phát triển kinh tế thông qua tư tưởng "khoan sức dân", "nới sức dân" của nhà nước; - Quan điểm xây dựng và điều hành các cơ sở kinh tế của nhà nước của các triều đại phong kiến vv. - Nghiên cứu tư tưởng kinh tế Việt Nam thời phong kiến theo chúng tôi cũng cần phải tập trung nghiên cứu, làm rõ những tư tưởng cải cách của các nhà cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam. Ở một chừng mực nhất định, các tư tưởng cải cách của các nhà cải cách lớn trong lịch sử đã để lại những dấu ấn đậm nét đối với giai đoạn mà họ đã sống. Dưới góc độ nghiên cứu về lịch sử tư tưởng kinh tế, theo chúng tôi nên tập trung nghiên cứu các nhà cải cách lớn như: Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly, Quang Trung, Nguyễn Trường Tộ vv.. 3. Tư tưởng kinh tế thời cận đại Từ năm 1858 đến 1945 nền kinh tế Việt Nam biến chuyển theo sự thăng trầm của hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Bên cạnh sự tồn tại của các tư tưởng kinh tế truyền thống thì sự du nhập ở mức độ nhất định những tư tưởng kinh tế thị trường của phương Tây đã diễn ra cùng với quá trình du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên trong thời kỳ cận đại của Việt Nam những tư tưởng kinh tế truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo, tư tưởng kinh tế thị trường du nhập từ phương Tây diễn ra một cách tự phát và khá mờ nhạt. 4. Tư tưởng kinh tế thời hiện đại Từ năm 1945, lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử kinh tế Việt Nam nói riêng đã diễn ra trong những điều kiện đặc biệt của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (ở miền Bắc: 1955-1975 và trên phạm vi cả nước: từ 1975 đến nay). Trong thời kỳ này các tư tưởng kinh tế đã xuất hiện, tồn tại và phát triển ở những mức độ khác nhau do hoàn cảnh lịch sử và có sự đan xen lẫn nhau. Ở đây có thể nêu lên một số tư tưởng kinh tế chủ yếu như sau: - Sự du nhập của tư tưởng kinh tế thị trường: Nếu như trong thời kỳ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tư tưởng kinh tế thị trường được du nhập tự phát thì ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975 tư tưởng kinh tế thị trường đã được du nhập một cách có hệ thống: Các học thuyết kinh tế phương Tây được dịch thuật, biên soạn giới thiệu và giảng dạy trong các trường đại học; các lý thuyết kinh tế thị trường được vận dụng trong chính sách phát triển kinh tế của nhà nước; các kiến thức về kinh tế thị trường được thể hiện trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam gắn liền với những nguyên lý cơ bản của kinh tế học chính trị (KTHCT) Marxist. KTHCT Marxist đã được du nhập và vận dụng trong điều kiện lịch sử Việt Nam trải qua những bước đi đầy thuận lợi nhưng cũng gặp rất nhiều thử thách từ thực tiễn phát triển kinh tế. Trong một thời gian khá dài (1955-1985) bên cạnh những nội dung cơ bản về tính khoa học và cách mạng của KTHCT Marxist được nghiên cứu chuyển tải vào đời sống kinh tế -xã hội và có vai trò tích cực trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, thì nhiều tư tưởng của mô hình kinh tế XHCN đã được thực hiện ở Liên Xô, Trung Quốc. cũng đã được du nhập vào Việt Nam. Từ thập kỷ 80, đặc biệt từ Đại hội Đảng lần thứ VI (12/86) của Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, cùng với đường lối đổi mới của Đảng, những biến chuyển to lớn của bối cảnh thế giới, nhất là sự khủng hoảng của mô hình CNXH cũ trước đây, thì tư tưởng KTHCT Mác xít ở Việt Nam được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển ở một tầm tư duy mới. - Tư tưởng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN: Đây là tư tưởng kinh tế gắn liền với đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và từ thực tiễn công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng này mới chỉ thực sự tác động mạnh đến nền kinh tế -xã hội từ năm 1986 đến nay nhưng nó đã có vị trí xứng đáng trong lịch sử tư tưởng kinh tế Việt Nam đương đại. Cho đến nay mặc dù tư tưởng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã được định hình ở Việt Nam nhưng đó cũng mới chỉ là bước đầu. Thực tế công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu. - Tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đây là một di sản quý báu, chi phối và định hướng quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Thực tế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, tư tưởng kinh tế của Hồ Chủ tịch đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đường lối chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Song đây là một di sản mà chúng ta chưa khai thác đầy đủ, do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong quá trình xây dựng CNXH. Theo chúng tôi những nội dung cơ bản của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh chính là sự gắn bó chặt chẽ giữa các giá trị tư tưởng truyền thống và hiện đại của dân tộc, giữa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn Việt Nam, giữa những giá trị tư tưởng của dân tộc với những tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Dưới đây là một số tư tưởng kinh tế cốt lõi của chủ tịch Hồ Chí Minh: Tư tưởng gắn mục tiêu xây dựng CNXH với nhu cầu cơ bản của nhân dân, đó là độc lập, tự do, cơm no, áo ấm, mọi người đều được học hành và chăm lo sức khỏe tốt. Tư tưởng khoan sức dân, nới sức dân, lấy dân làm gốc trong việc hoạch định các chính sách và biện pháp phát triển kinh tế. Những tư tưởng trong việc thực hiện công nghiệp hóa cũng như trên các lĩnh vực kinh tế : công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, thương nghiệp.. Ví dụ như tư tưởng khuyến nông trong phát triển nông nghiệp, tư tưởng tiết kiệm trong chính sách tài chính, tư tưởng xây dựng các xí nghiệp quốc doanh trong công nghiệp vv.. Tư tưởng về xây dựng tổ chức và đào tạo cán bộ trong nền kinh tế: Đây cũng là một nội dung lớn trong di sản tư tưởng kinh tế của Hồ Chủ tịch, được thể hiện qua các quan điểm về : năng lực, phẩm chất cán bộ; đào tạo và sử dụng cán bộ; lề lối làm việc của các cơ quan nhà nước; vai trò của đội ngũ trí thức, của phụ nữ vv. Tóm lại: Trên đây là một số suy nghĩ của chúng tôi về vị trí, vai trò và một số nội dung cơ bản của việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng kinh tế Việt Nam. Đây là một vấn đề còn nhiều mới mẻ, do vậy những trình bày ở trên mới chỉ ở dạng khái quát và chắc chắn còn nhiều nội dung cần nghiên cứu, trao đổi thêm. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm, cùng trao đổi, hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học.
File đính kèm:
- 1-00T35[1].pdf