Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho CBGV trường THPT A nhằm nâng cao chất lượng các Đề tài NCKH

Hiện trạng - Việc NCKH của CBGV trường THPT A thường mang tính hình thức, đối phó, chất lượng chưa cao. Các đề tài được đánh giá phần lớn đạt mức trung bình và tính ứng dụng không cao.

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: Nhiệm vụ NCKH chưa được cán bộ quản lý cũng như GV xem trọng; kinh phí chi cho hoạt động NCKH còn hạn chế; việc đánh giá kết quả nghiên cứu chưa khách quan; kỹ năng NCKH, đặc biệt là NCKHSPƯD của đa số CBGV trường THPT A còn hạn chế.

- Nguyên nhân muốn thay đổi: kỹ năng NCKHSPƯD của đa số CBGV trường THPT A còn hạn chế.

 

doc7 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho CBGV trường THPT A nhằm nâng cao chất lượng các Đề tài NCKH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÁO CÁO THU HOẠCH
(Lớp tập huấn NCKHSPƯD tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, tháng 11 năm 2009)
Nhóm nghiên cứu : QUẢNG TRỊ - VŨNG TÀU
Gồm các thành viên sau:
- Nguyễn Từ : Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn tỉnh Quảng Trị.
- Hoàng Văn Thịa : Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị
- Nguyễn Thiện Thắng: Trường cao đẳng sư phạm BR - VT
I. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Các bước
Hoạt động
1
Hiện trạng
- Việc NCKH của CBGV trường THPT A thường mang tính hình thức, đối phó, chất lượng chưa cao. Các đề tài được đánh giá phần lớn đạt mức trung bình và tính ứng dụng không cao. 
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: Nhiệm vụ NCKH chưa được cán bộ quản lý cũng như GV xem trọng; kinh phí chi cho hoạt động NCKH còn hạn chế; việc đánh giá kết quả nghiên cứu chưa khách quan; kỹ năng NCKH, đặc biệt là NCKHSPƯD của đa số CBGV trường THPT A còn hạn chế.
- Nguyên nhân muốn thay đổi: kỹ năng NCKHSPƯD của đa số CBGV trường THPT A còn hạn chế.
2
Giải pháp thay thế
- Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho CBGV trường THPT A.
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 12. 2009 đến tháng 12 năm 2010.
3
Vấn đề nghiên cứu
- Việc bồi dưỡng kỹ năng NCKHSPƯD cho CBGV trường THPT A có nâng cao chất lượng các đề tài NCKH hay không?
- Có, việc bồi dưỡng kỹ năng NCKH SPƯD cho CBGV trường THPT A nâng cao chất lượng các đề tài NCKH.
4
Thiết kế
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất.
5
Đo lường
- Thu thập dữ liệu : các đề tài NCKH 
- Sử dụng công cụ: 
(Mẫu phiếu đánh giá đề tài NCKHSPƯD)
- Đánh giá nhiều vòng (3 vòng)
6
Phân tích dữ liệu
- Sử dụng phép kiểm chứng t-test phụ thuộc. Vì đề tài chỉ nghiên cứu trên một nhóm duy nhất.
- Hệ số tương quan.
7
Kết quả
II. NỘI DUNG CHI TIẾT 
1. Tên đề tài: 
Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho CBGV trường THPT A nhằm nâng cao chất lượng các đề tài NCKH.
2. Tóm tắt
Hiện nay, chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề bức xúc được dư luận XH quan tâm. Giải pháp nào để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học ở các bậc học luôn là câu hỏi thường trực đối với đội ngũ CBGV. 
Bồi dưỡng kỹ năng NCKHSPƯD cho đội ngũ CBGV trường THPT A là việc làm nhằm giúp cho họ tìm kiếm các giải pháp/tác động để thay đổi hiện trạng GD (trong phạm vi hẹp, môn học, lớp học, trường học,..). 
Để góp phần thực hiện mục đích trên, chúng tôi đã tổ chức tập huấn PP NCKHSPƯD cho đội ngũ CBGV trường THPT A, sau đó yêu cầu mỗi người phải hoàn thành một đề tài nghiên cứu vào cuối năm học. 
Kết quả các đề tài NCKH của các CBGV trường THPT A đã được nâng cao về chất lượng, tính ứng dụng đã được thể hiện rõ. 
3. Giới thiệu
NCKHSPƯD đã được chuẩn hóa quốc tế và hiện đang được thực hiện rộng rãi tại nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan,Tại các nước này, NCKHSPƯD không chỉ là công việc của những nhà nghiên cứu giáo dục mà nó đã trở thành công việc thường xuyên của giáo viên.
Ở Việt Nam vấn đề NCKHSPƯD nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ , nếu không muốn nói là xa lạ. 
Việc nghiên cứu khoa học của CBGV trường THPT A thường mang tính hình thức, đối phó, chất lượng chưa cao. Các đề tài được đánh giá phần lớn đạt mức trung bình và tính ứng dụng không cao. 
Có nhiều lý do dẫn đến thực trạng này, trong đó kỹ năng NCKH, đặc biệt là KHSPƯD của đa số CBGV trường THPT A còn hạn chế là nguyên nhân đáng được quan tâm. 
4. Phương pháp
4.1.Khách thể nghiên cứu: 
Các đề tài NCKH của CBGV trường THPT A.
4.2.Thiết kế 
- Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất.(thiết kế 1)
- Sử dụng các đề tài đã có của CBGV.
- Sử dụng phép kiểm chứng t-test phụ thuộc. Vì đề tài chỉ nghiên cứu trên một nhóm duy nhất.
4.3. Quy trình nghiên cứu
- Tổ chức đánh giá lại các đề tài NCKH của CBGV theo thang đo đã được xây dựng ở trên.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn PPNCKH SPƯD cho CBGV trường THPT A.
- Tổ chức đánh giá các đề tài NCKH của CBGV sau khi đã được tập huấn.
- Phân tích kết quả thu được.
- Viết báo cáo
- Công bố kết quả nghiên cứu.
4.4. Đo lường
- Sử dụng công cụ: 
(Mẫu phiếu đánh giá đề tài NCKHSPƯD) – Phần phụ lục
5. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
5.1. Phân tích dữ liệu
(Giả định có 20 đề tài NCKH của CBGV trường THPT A được xem xét và thống kê qua bảng dưới đây)
TT
Điểm đề tài trước tác động
Điểm đề tài sau tác động
1
75
83
2
77
99
3
57
88
4
78
87
5
65
89
6
47
79
7
66
86
8
78
84
9
76
90
10
88
95
11
80
98
12
65
87
13
64
80
14
45
79
15
89
95
16
77
87
17
76
98
18
59
88
19
80
98
20
90
99
Mốt
77.00
87.00
Trung vị
76.00
88.00
Giá trị TB
76.00
88.00
Độ lệch chuẩn
12.78
6.79
Giá trị p
2.1929E-08
HS TQ r
0.72601815
Mức độ ảnh hưởng
0,939
5.2. Bàn luận
- Kết quả điểm trung bình của các đề tài trước tác động là 76.00, sau tác động là 88.00 
- Độ lệch chuẩn giữa trước tác động là 12.78 và sau tác động là 6.79
- Giá trị p trước và sau tác động là 2.1929E-08 < 0,05. Điều đó cho thấy sự khác biệt giữa điểm trung bình của trước và sau tác động là có ý nghĩa (sự chênh lệch này không phải do ngẫu nhiên mà do ảnh hưởng của sự tác động).
- Hệ số tương quan r = 0.72601815 > 0,7. Điều này chứng tỏ kết quả đánh giá đề tài trước tác động có độ tương quan rất lớn so với kết quả đánh giá sau tác động. Điều đó có nghĩa là những CBGV làm tốt đề tài trước tác động cũng sẽ đạt kết quả cao sau tác động/
6. Kết luận và khuyến nghị 
6.1. Kết luận 
Việc tập huấn phương pháp NCKH sư phạm ứng dụng cho CBGV trường THPT A không những nâng cao chất lượng các đề tài NCKH mà còn làm tăng hứng thú NCKH cho CBGV đối với hoạt đông NCKH.	 
6.2. Khuyến nghị
- Việc chọn vấn đề nghiên cứu cần bám sát công việc hàng ngày (nhiệm vụ được giao) để tính ứng dụng của đề tài mang tính thực tế hơn.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là việc tổ chức thực nghiệm hoặc điều tra cần hạt chế tối đa đến các hoạt động bình thường của khách thể nghiên cứu.
7. Tài liệu tham khảo
- Bộ GD & ĐT, Dự án Việt – Bỉ : Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, Hà Nội, 2009.
- GS – TS Nguyễn Văn Lê: PP luận NCKH, Nxb trẻ 1995.
- PGS – TS Lưu Xuân Mới : PP luận NCKH, Nxb ĐHSP 2003.
- Lê Tử Thành: Lôgich học & PP luận NCKH, Nxb trẻ 2006.
- Nguyễn Thị Thanh Xuân: Giáo trình Một số vấn đề NCKH giáo dục và đào tạo (Chương trình bồi dưỡng NVSP bậc II, dùng cho BDCB & GV các trường THCN), Nxb Hà Nội – 2006.
- PGS – TS Phạm Viết Vượng: PP luận NCKH, NxbGD 2004.
-  
- Mạng Internet:  ; thuvientailieu.bachkim.com ; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net ....
8. Phụ lục
Phiếu đánh giá đề tài NCKHSPƯD
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
 I. Nội dung nghiên cứu
80
1. Tên đề tài
5
2. Tóm tắt tổng quát
5
3. Giới thiệu 
15
4. Phương pháp
20
5. Phân tích kết quả và bàn luận
15
6. Kết luận và khuyến nghị
5
7. Minh chứng cho đề tài nghiên cứu
10
8. Trình bày báo cáo
5
II. Đánh giá chung về hiệu quả của đề tài nghiên cứu
20
9. Vấn đề nghiên cứu
5
10. Các kết quả nghiên cứu
5
11. Những đóng góp của đề tài 
5
12. Áp dụng các kết quả
5
Tổng cộng
100
Đánh giá: o Tốt (Từ 86–100 điểm) o Khá (Từ 70-85 điểm) o Đạt (50-69 điểm) o Không đạt (< 50 điểm)
Cửa Lò, ngày 8 tháng 9 năm 2009
NHÓM NGHIÊN CỨU

File đính kèm:

  • docBAO CAO QTRI - V TAU.DOC.doc