Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Sử dụng phần mềm hỗ trợ sketchpad để dạy và học nhằm nâng cao kết quả học tập phần quỹ tích môn HHKG cho học sinh khối 11

ĐỀ CƯƠNG

1/ Tóm tắt đề tài:

Ngày nay nhân loại đã có những bước tiến vượt bậc về CNTT . Nhờ đó, tin học có thể thâm nhập vào mọi mặt của xã hội , mang lại hiệu quả to lớn, thiết thực. Trong lĩnh vực dạy và học, CNTT đã đảo lộn nhiều quan niệm dạy học truyền thống và đang có những ảnh hưởng tích cực. Một trong các công cụ của CNTT mang lại hiệu quả cho quá trình dạy học là phần mềm dạy học . Đó là các phương tiện điện tử :

 - Có thể liên kết kiến thức và kinh nghiệm của hành động với nhau

 - Có thể hỗ trợ thực hiện các mặt của quá trình học tập như : tạo động cơ và tăng cường hứng thú trong học tập . . .

 - Cùng với máy vi tính là một thành phần trong việc tổ chức quá trình dạy học

 Toán học là một môn học chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục học vấn ở phổ thông nên việc giảng dạy bộ môn toán luôn không ngừng được cải tiến. Hình học là một phân môn tong toán học. Hình học là một bộ môn khó , đòi hỏi sự tư duy logic và trí tưởng tượng không gian cao . Bài toán quỹ tích tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong chương trình toán THPT nhưng lại là dạng toán khó. Việc giảng dạy của giáo viên mà chỉ dùng bảng đen và phấn trắng thì khó mà hướng dẫn cho học sinh tư duy nhìn nhận, dự đoán quỹ tích

 

doc7 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Sử dụng phần mềm hỗ trợ sketchpad để dạy và học nhằm nâng cao kết quả học tập phần quỹ tích môn HHKG cho học sinh khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 lại hiệu quả to lớn, thiết thực. Trong lĩnh vực dạy và học, CNTT đã đảo lộn nhiều quan niệm dạy học truyền thống và đang có những ảnh hưởng tích cực. Một trong các công cụ của CNTT mang lại hiệu quả cho quá trình dạy học là phần mềm dạy học . Đó là các phương tiện điện tử :
	- Có thể liên kết kiến thức và kinh nghiệm của hành động với nhau
 - Có thể hỗ trợ thực hiện các mặt của quá trình học tập như : tạo động cơ và tăng cường hứng thú trong học tập . . .
 - Cùng với máy vi tính là một thành phần trong việc tổ chức quá trình dạy học
 Toán học là một môn học chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục học vấn ở phổ thông nên việc giảng dạy bộ môn toán luôn không ngừng được cải tiến. Hình học là một phân môn tong toán học. Hình học là một bộ môn khó , đòi hỏi sự tư duy logic và trí tưởng tượng không gian cao . Bài toán quỹ tích tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong chương trình toán THPT nhưng lại là dạng toán khó. Việc giảng dạy của giáo viên mà chỉ dùng bảng đen và phấn trắng thì khó mà hướng dẫn cho học sinh tư duy nhìn nhận, dự đoán quỹ tích
 Việc sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad vào việc giải toán quỹ tích giúp học sinh nhìn ra hình dạng của quỹ tích , từ đó tìm được hướng giải bài toán một cách dễ dàng. 
Nhưng bài toán quỹ tích trong hình học luôn luôn bao giờ cũng hấp dẫn đối với những người học toán. Nó đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết cả thêm trí tưởng tượng nữa. Trong khi giải những bài toán này, thì dự đoán quỹ tích bao giờ cũng là một điều rất quan trọng...và còn nhiều điều khó khăn nữa!!! 
Trường THPTBC Lê Quý Đôn cũng như bao trường khác trong toàn tỉnh nói chung đang phát động phong trào sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đặc biệt là việc sử dụng phần mềm hổ trợ.
	Giải pháp của chúng tôi là sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad hổ trợ vào việc dạy và học các bài toán quỹ tích có nội dung phù hợp, tạo ra hình động và “vết” của quỹ tích thay vì chỉ dùng các hình vẽ tĩnh trên bảng đen nhằm giúp cho các em nhìn nhận được quỹ đạo của quỹ tích.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp ngẫu nhiên: Hai lớp 11 trường THPTBC Lê Quý Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Lớp 11A là lớp thực nghiệm, lớp 11D là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp sử dụng CNTT trong suốt học kỳ II năm 2008-2009 trong những bài tập quỹ tích.Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng.Điểm kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có kết quả trung bình là 5.33; điểm kiểm tra sau lớp đối chứng là là 3.99. Kết quả kiểm chứng t-test độc lập sau tác động là p= 0.000011<0.05 có ý nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng . Điều đó chứng minh rằng sử dụng phần mềm Sketchpad hổ trợ trong dạy học làm nâng cao kết quả học tập phần quỹ tích của các em lớp 11 trường THPTBC LÊ Quý Đôn.
	2/ Giới thiệu:
Thông tin cơ bản về lý do thực hiện nghiên cứu:
-Dạy học với bảng den, phấn trắng và hình vẽ sách giáo khoa chỉ là hình tĩnh kém sinh động, khó dự đoán và kiểm chứng kết quả nên thay vào hổ trợ dạy và học với máy tính, máy chiếu Projector và phần mềm hổ trợ với hình ảnh động
- Tại trường có máy tính , máy chiếu Projector nhưng giáo viên chưa khai thác triệt để
- Thực tế nếu chỉ dùng hình vẽ tĩnh trên bảng tốn thời gian, học sinh giải quyết vấn đề chậm và hiểu chưa sâu.
- Làm thay đổi hiện trạng đưa vào giải pháp thay thế : Sử dụng phần mềm hổ trợ Sketchpad trong dạy học
Trích dẫn một số công trình nghiên cứu gần đây có liên quan đã được các nhà nghiên cứu khác thực hiện:
Các mô hình Sketchpad dạy và học toán trong Web Box Math
Nhiều bài viết liên quan của các thầy cô trên trang Web giaovien.net 
Vấn đề nghiên cứu :Sử dụng phần mềm hỗ trợ Sketchpad trong dạy và học có làm nâng cao kết quả học tập phần quỹ tích môn HHKG cho học sinh lớp 11 trường THPTBC Lê Quý Đôn tỉnh Đắk Lắk không?
 Giả thiết nghiên cứu Có, sử dụng phần mềm hỗ trợ Sketchpad trong dạy và học có nâng cao kết quả học tập phần quỹ tích môn HHKG cho học sinh lớp 11 trường THPTBC Lê Quý Đôn tỉnh Đák Lắk.
3/ Phương pháp :
a/ Khách thể nghiên cứu :
Lựa chọn trường đang dạy có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ( cơ sở vật chất, đối tượng học sinh yếu)
Giáo viên : Bản thân giảng dạy tại trường và các thầy cô trong nhóm.
Học sinh:
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 2 lớp 11A và 11D - trường THPT Lê Quí Đôn tỉnh Đắk Lắk
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về tỉ lệ giới tính, dân tộc, số lượng:
Số học sinh các lớp
Dân tộc
Tổng số
Nữ
Kinh
Ê đê
Dân tộc khác
Lớp thực nghiệm 11A
45
30
15
30
8
7
Lớp đối chứng 11D
45
28
17
29
9
8
- Ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều không tích cực, chủ động trong học tập. - Thành tích học tập của hai lớp tương đương nhau về điểm số môn toán ở lớp học kỳ I
b/ Thiết kế :
Chọn hai lớp như trên ngẫu nhiên, sau đó dựa vào thống kê về học học lực cuối kỳ I về môn toán để kiểm tra lại nhận thấy 2 lớp tương đương theo cảm tính về học lực.
Làm một bài kiểm tra hình học có nội dung liên quan đến quỹ tích 40%, kiểm tra trong cùng thời điểm, thời gian kiểm tra 45’, nhờ thêm một giáo viên coi thi nghiêm túc.
Đề ra theo chuẩn kiến thức theo quy định của Bộ Giáo Dục , tham khảo các đồng nghiệp có kinh nghiệm và bảo đảm bí mật trước khi kiểm tra và sau kiểm tra chấm nghiêm túc theo tinh thần khách quan vô tư
Kiểm tra cho thấy diểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó chúng tôi dung phép thử T-test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch giữa diểm số trung bình của hai lớp trước khi tác động.
Kết quả: 
 Kiểm chứng để xác định hai lớp ngẫu nhiên đảm bảo sự tương đương:
 Lớp thực nghiệm 11A
Lớp đối chứng 11D
Điểm TBC
3.80
3.87
P=
0.417352375
P= 0.417352375 >0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là ngẫu nhiên nhưng đảm bảo sự tương đương.
 Sử dụng thiết kế 3: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các lớp ngẫu nhiên (được mô tả ở bảng sau):
 . Thiết kế nghiên cứu trước tác động và sau tác động đối với các lớp ngẫu nhiên
Lớp 
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm
O1
Dạy học có sử dụng phần mềm hổ trợ Sketchpad
O3
Đối chứng
O2
Dạy học không sử dụng
phần mềm hổ trợ Sketchpad
O4
 ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
c/ Quy trình nghiên cứu:
-+ Cách thức tác động :
- Bản thân dạy bình thường theo tiến độ của kế hoạch năm học của trường cho cả hai lớp, mọi hoạt động bình thường nhưng một lớp có sử dụng phần mềm, một lớp không.
- Bài giảng soạn công phu với lớp thực nghiệm vì tốn thời gian thiết kế hình vẽ trên phần mềm; đưa vào phần bài tập các dạng bài có liên quan đến quỹ tích.
- Tham khảo và lựa chọn các thông tin trên Internet.
+ Thời gian tác động : 8 tuần theo kế hoạch năm học
+ Tác động 2 lớp dạy nhưng lớp đối chứng không tác động ( dạy 3 lớp)
+ Tài liệu sách giáo khoa và sách tham khảo nhưng đảm bảo chuẩn kiến thức theo quy định của Bộ, không sa đà vào những bài tập khó.
+ Kiểm tra một tiết một bài kiểm tra sau tác động cho 2 lớp, bài kiểm tra được chọn lọc và đảm bảo kiến thức, quy trình ra đề.
d/ Đo lường:
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng . So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
Đối chứng
ĐTB
5.33
3.99
Độ lệch chuẩn
1.42
1.43
Giá trị P của T- test
0.000011
Mức độ ảnh hưởng
 (SMD)
0.941380965
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 lớp trước tác động là ngẫu nhiên nhưng đảm bảo sự tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P =0.000011, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phần mềm hỗ trợ Sketchpad đến kết quả điểm TBC học tập của lớp thực nghiệm 11A là lớn.
 Như vậy giả thuyết của đề tài “Sử dụng phần mềm hỗ trợ Sketchpad trong dạy và học đã làm nâng cao kết quả học tập phần quỹ tích môn HHKG cho học sinh lớp 11 trường THPTBC Lê Quý Đôn tỉnh Đák Lắk.” đã được kiểm chứng. 
e/ Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 5.33, kết quả kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng là TBC =3.99 Độ chênh lệch điểm số TB giữa hai lớp là 1.34; Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD=0.941380965. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
 Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0.000011< 0.05..Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai lóp không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động.
Hạn chế:
Nghiên cứu này sử dụng phần mềm hỗ trợ Sketchpad trong dạy học quỹ tích là một giải pháp tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả , người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng internet, biết thiết kế bài học hợp lí.
 f/ Kết luận và khuyến nghị
	* Kết luận:
Việc sử dụng phần mềm Sử dụng phần mềm hỗ trợ Sketchpad trong dạy và học đã làm nâng cao kết quả học tập phần quỹ tích môn HHKG cho học sinh lớp 11 trường THPTBC Lê Quý Đôn tỉnh Đắk Lắk.
 	* Khuyến nghị:
	Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng CNTT vào dạy học.
	Đối với giáo viên: Phải luôn tự bồi dưỡng về chuyên môn, tự học tự bồi dưỡng để có thể sử dụng thành thạo CNTT trong giảng dạy
	Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm chia sẻ để ứng dụng trong dạy học.
Tài liệu tham khảo 
Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tài liệu bài giảng của các giảng viên
Mạng Internet thư viện điện tử bài giảng.

File đính kèm:

  • docDE CUONG DE TAI_DAKLAKi.doc
  • pptDAKLAK.ppt
  • gspminh hoa.gsp
  • xlstinhtoandulieu.xls