Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn tự nhiên và xã hội nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

Tóm tắt đề tài 3

Giới thiệu 4

Phương pháp 5

 a. Khách thể nghiên cứu 5

 b. Thiết kế nghiên cứu 6

 c. Quy trình nghiên cứu 6

 d. Đo lường và thu thập dữ liệu 7

Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 8

Kết luận và khuyến nghị 9

Tài liệu tham khảo 10

PHỤ LỤC 11

 

doc14 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn tự nhiên và xã hội nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g 1: Số lượng, giới tính và chất lượng môn Tự nhiên và Xã hội
Lớp
Số học sinh
Chất lượng môn TN&XH 
(cuối năm lớp 1)
Tổng số
Nam
Nữ
A+
A
B
SL
%
SL
%
SL
%
2A
30
17
13
5
16,6
25
83,4
2B
28
14
14
4
14,3
27
85,7
Về phương tiện, đồ dùng học tập: Tất cả học sinh của 2 lớp đều có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
Sự quan tâm của phụ huynh học sinh tới lớp học: Cả hai lớp đều nhận dược sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc phối, kết hợp giáo dục trẻ và sự động viên về vật chất, tinh thần đối với giáo viên và học sinh.
b. Thiết kế nghiên cứu
	Chúng tôi chọn thiết kế 4: Kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên
	+ Chọn 2 lớp nguyên vẹn để tham gia nghiên cứu.
Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm (2A )
Dạy học có sử dụng phương pháp trò chơi trong môn TN&XH
O3
Đối chứng (2B)
Không sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn TN&XH
O4
	+ Khi khảo sát sau tác động ( hết học kỳ I), chọn ngẫu nhiên ở hai lớp (chọn những học sinh mang só thứ tự chẵn trong sổ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh mỗi lớp).
	Lớp 2 A có 15 học sinh được khảo sát
	Lớp 2 B có 14 học sinh được khảo sát
	+ ở thiết kế này chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
c. Quy trình nghiên cứu
Thống nhất với 2 giáo viên dạy hai lớp tham gia nghiên cứu về thiết kế bài dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh
* Soạn bài
	+ Cô Mai dạy lớp thực nghiệm: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp có sử dụng phương pháp trò chơi ( cụ thể các trò chơi Đóng vai, Đi chợ, Tự giới thiệu về mình; Đố bạn, .... tùy vào nội dung từng bài) trong các giờ dạy môn Tự nhiên và Xã hội.
	+ Cô Thanh dạy lớp đối chứng: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp không sử dụng phương pháp trò chơi, quy trình soạn, giảng được tiến hành bình thường.
	* Đánh giá, xếp loại học sinh ở cả hai lớp thực hiện theo Thông tư số 32/2009/BGD&ĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
	* Tiến hành thực nghiệm
	Thực nghiệm nghiên cứu trong học kỳ I năm học 2009-2010, cụ thể: 
Các lớp vẫn thực hiện theo Kế hoạch dạy học được quy định tại Quyết định số16/2005/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Chương trình giáo dục phổ thông và thời khóa biểu của nhà trường Tô Hiệu để dảm bảo tính khách quan, tự nhiên.
d. Đo lường và thu thập dữ liệu
	Sử dụng công cụ đo: Sử dụng thang đo gồm 6 câu hỏi dưới dạng thang Likert. Trong 6 câu hỏi đưa ra, mỗi câu gồm một mệnh đề đánh giá và một thang đo gồm từ 3 đến 5 mức độ phản hồi. Điểm của thang được tính bằng tổng điểm các mức độ được học sinh lựa chọn (nội dung câu hỏi và biểu điểm được trình bày ở phần phụ lục).
Kiểm chứng độ tin cậy của các dữ liệu thu thập được chúng tôi đã sử dụng phương pháp Kiểm tra nhiều lần, mỗi nhóm đối tượng sẽ làm bài kiểm tra 2 lần tại hai thời điểm, lần 1 vào tuần thứ 12, lần 2 vào tuần thứ 17.
	Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu chúng tôi đã chú ý đến kiểm tra độ giá trị về mặt nội dung của các câu hỏi dựa vào mục tiêu và chuẩn kiến thức của môn học, tham khảo ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm, đồng thời kiểm tra độ tương quan của hai tập hợp số điểm ở hai lần kiểm tra trong cùng một nhóm.
	Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan và chính xác, chúng tôi còn sử dụng hình thức đánh giá qua nhận xét của giáo viên khi dự giờ thăm lớp dự giờ, qua Hội giảng và nhận xét qua quan sát thực tế của các chuyên gia ( đánh giá ngoài)
Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Phân tích kết quả 
Nhóm thưc nghiệm
Nhóm đối chứng
Mode
18
22
Trung vị
19
23
Giá trị TB
20,3 và 22,5
18,1 và 18,6
p (T-Test độc lập)
0,018 (lần 1) 0,0001 (lần 2)
SMD (mức độ ảnh hưởng)
1,10 (lần1) 1,64 (lần 2)
P (T-Test phụ thuộc)
0,011
0,85
r (Mức độ tương quan)
0,41
0,85
- Phép kiểm chứng T-Test độc lập cho thấy ở lần 1 giá trị p=0,018<0,05 và lần 2 giá trị p=0,0001<0,05 cho thấy kết quả là có ý nghĩa, chênh lệch không có khả năng xảy ra do ngẫu nhiên mà do tác động.
- Mức độ ảnh hưởng do tác động đem lại ở mức rất lớn lần 1 SDM=1,1, lần 2 SDM=1,64.
- Kiểm chứng T-Test phụ thuộc của hai nhóm qua hai lần làm bài kiểm tra cho kết quả, nhóm thực nghiệm p=0,0110,05 là không có ý nghĩa càng chứng tỏ không có khả năng xảy ra đối với nhóm thực nghiệm.
- Ngoài ra kiểm tra mức độ tương quan của các nhóm qua hai lần kiểm tra cho thấy hệ số tương quan r1=0,41, r2=0,85 cho thấy học sinh làm bài tốt ở lần 1 thì cũng có khả năng là bài khá tốt ở lần 2, điều đó càng chứng tỏ độ tin cậy của dữ liệu đồng thời khẳng định tính tích cực của tác động.
Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động lần 1 của nhóm thực nghiệm TBC=20,3, nhóm đối chứng TBC=18,1, độ chênh lệch điểm số hai nhóm là 2,2. Lần 2 của nhóm thực nghiệm TBC=22,5, nhóm đối chứng TBC=18,6, độ chênh lệch điểm số hai nhóm là 1,9. Điều đó chứng tỏ lớp được tác động có điểm TB cao hơn.
Mức độ ảnh hưởng ở hai lần đều rất lớn và lần 1 cao hơn lần 2 chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-Test càng khẳng định ảnh hưởng tích cực của tác động.
Hạn chế
Số lượng câu hỏi kiểm tra thang đo trạng thái của nhóm thực nghiệm còn ít.
Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
	Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học nói chung và lớp 2 trường tiểu học Tô Hiệu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương thực sự mang lại hiệu quả là nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Từ việc áp dụng phương pháp trò chơi vào giảng dạy đã nâng cao chất lượng môn học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 A đồng thời nhờ có các hoạt động qua trò chơi đã giúp các em biết sáng tạo, tìm tòi, khám phá kiến thức và vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Các em luôn tự tin trong giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của các em có sự tiến bộ rõ rệt.
Khuyến nghị
	Đối với các cấp lãnh đạo cần tăng cường chỉ đạo có hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( Bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng thường xuyên theo từng chu kỳ). Tổ chức các chuyên đề nhằm giúp giáo viên có điều kiện học tập, đúc rút kinh nghiệm, áp dụng những kinh nghiệm vào đổi mới phương pháp dạy học.
	Các nhà trường cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng hiện đại hóa dể tạo điều kiện cho giáo viên có dủ các phương tiện áp dụng đổi mới phương pháp dạy học. Có biện pháp tăng cường dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học.
	Đối với giáo viên: không ngừng học tập, tự học, tự bồi dưỡng, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học. Không quá lệ thuộc vào sách giáo viên và các sách hướng dẫn giảng dạy khác. Trong dạy học luôn đổi mới các hình thức và các hoạt động nhằm tạo hứng thú cho học sinh và phát huy có hiệu quả tính tích cực của người học.
	Với kết quả của đề tài này, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các đồng nghiệp. Các thầy giáo, cô giáo dạy Tiểu học có thể nghiên cứu, ứng dụng đề tài này vào việc dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Tài liệu tham khảo
- Tan, C. (2008) Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía Băc Việt nam. Dự án Việt Bỉ-Bộ GD&ĐT.
- Đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học của PGS.TS Bùi Phương Nga – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam(2002)- NXBGD.
- Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội nhằm tăng hiệu quả giờ dạy của tác giả Trần Cẩm Giang, giáo viên trường tiểu học Phương Hưng, huyện Gia Lộc, Hải Dương (2005).
- Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên lớp 1, 2, 3 dạy học môn Tự nhiên và Xã hội của tác giả Nguyễn Hữu Thiên, Phó phòng tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (2002).
Đổi mới nôi dung và phương pháp dạy học Công tác Đội, tháng 4/2007.
Mạng Internet://flash.violet.vn; thuvientailieu.bachkim.com
Thuvienbaigiangdientu.achkim.com;giaovien.net..
Phụ lục
Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Kết quả KT sau tác động ở hai thời điểm khác nhau
Nhóm thực nghiêm
Nhóm đối chứng
HS
lần 1
lần 2
HS
lần 1
lần 2
A
22
22
HS1
20
23
B
25
26
HS2
19
19
C
18
18
HS3
15
18
D
16
25
HS4
14
14
E
18
18
HS5
18
18
F
23
23
HS6
19
21
G
19
19
HS7
19
19
H
20
21
HS8
18
19
I
27
26
HS9
18
18
K
22
22
HS10
20
19
L
19
25
HS11
18
18
M
24
24
HS12
19
19
N
18
23
HS13
21
21
O
18
22
HS14
15
14
P
16
24
Mode
18
22
Trung vị
19
23
Gia tri TB
20.3
22.5
18.1
18.6
Độ lệch chuẩn
3.3
2.6
2.1
2.4
p( T-Test độc lập)
0.018
0.0001
p(T-Test phụ thuộc)
0.011
0.085
smd(mức độ ảnh hưởng)
1,10 1.64
r (Mức độ tương quan)
0.41
0.85
Bài kiểm tra thỏi độ/hành vi 
Cõu 1. Trong cỏc mụn học, mụn TN-XH là mụn học em thớch hơn cả:
 Hoàn toàn đồng ý
 Khụng đồng ý
 Đồng ý
 Hoàn toàn khụng đồng ý
 Bỡnh thường
Cõu 2. Khi nhận được quyển TN-XH em sẽ làm gỡ?
 Xem ngay
 Chờ đến buổi học(Khi được cụ giỏo hướng dẫn)
 Khụng xem
Cõu 3.Trong giờ học TN-XH
Em luụn tham gia phỏt biểu xõy dựng bài
Em luụn chăm chỳ lắng nghe cụ giảng
Em thường ngủ gật
Em khụng thớch giờ TN-XH
TN-XH khụng phải là mụn học quan trọng đối với em
Cõu4. Trong giờ học TN-XH em được
 Trả lời cõu hỏi của cụ giỏo
 Tham gia hoạt động nhúm
 Tham gia đúng vai cỏc nhõn vật khi được cụ giỏo phõn cụng
 Khụng tham gia bất cứ hoạt động nào
 Khụng được cụ giỏo chỉ định tham gia hoạt động
Cõu 5. Mụn TN-XH 
 Rất cần thiết đối với em
 Giỳp em biết cỏch ứng xử trong cuộc sống
 Giỳp em hiểu biết về thế giới xung quanh 
 Khụng cần thiết đối với em, vỡ khụng quan trọng
Cõu 6. cỏc lần kiểm tra mụn TN-XH 
 Em luụn được cụ giỏo đỏnh giỏ tốt
 Em luụn được cụ giỏo đỏnh giỏ cú tiến bộ
 Em luụn được cụ giỏo nhắc nhở phải cố gắng
 Em thường bị đỏnh giỏ chưa cố gắng
Biểu điểm
Các câu hỏi mang tính tích cực giảm dần, độ chênh lệch giữa các mức độ là 1điểm, cu thể:
Câu 1(5 đ)
Câu 2(3 đ)
Câu 3(5 đ)
Câu 4(5 đ)
Câu 5(4 đ)
Câu 6(4 đ)

File đính kèm:

  • docbao cao de tai(chuan).doc
  • docKe hoach nghien cuu KHSPUD - Hai Duong(chuan).doc