Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Tăng cường hướng dẫn thực hành luyện tập viết đoạn nhằm nâng cao kết quả bài làm văn của học sinh lớp 8
Nhiều GV đã chia sẻ lo ngại về chất lượng và thái độ học tập môn Ngữ văn của HS hiện nay, đặc biệt là chất lượng các bài làm văn trong nhà trường. HS ít có cơ hội thường xuyên thực hành luyện tập viết văn, GV chưa quan tâm và đầu tư thích đáng việc hướng dẫn HS rèn luyện những kĩ năng viết văn. GV thường khắc tình trạng trên bằng cách cho HS dàn bài chi tiết hoặc bài văn mẫu hi vọng sẽ nâng cao được chất lượng bài viết của bài văn.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của việc GV tăng cường hướng dẫn HS thực hành luyện tập viết đoạn để nâng cao kết quả bài làm văn của HS lớp 8 tại một trường THCS ở TP. Nam Định.
thích đáng việc hướng dẫn HS rèn luyện những kĩ năng viết văn. GV thường khắc tình trạng trên bằng cách cho HS dàn bài chi tiết hoặc bài văn mẫu hi vọng sẽ nâng cao được chất lượng bài viết của bài văn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của việc GV tăng cường hướng dẫn HS thực hành luyện tập viết đoạn để nâng cao kết quả bài làm văn của HS lớp 8 tại một trường THCS ở TP. Nam Định. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương tại trường THCS Hàn Thuyên. Lớp 8A là thực nghiệm, lớp 8C là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài về đoạn văn trong phần Làm văn của chương trình Ngữ văn lớp 8. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả bài làm văn của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 70.0; điểm bài kiểm tra sau tác động của lớp đối chứng là 60.9. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc GV tăng cường hướng dẫn HS luyện tập viết đoạn làm nâng cao kết quả bài làm văn của HS lớp 8 trường THCS Hàn Thuyên. GIỚI THIỆU Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 có 5 bài có nội dung về đoạn văn, 5 bài viết. Trên thực tế, GV ít chú ý dạy phần này vì thường chú trọng hơn đến các tiết dạy về phân môn Văn học. HS ít được GV hướng dẫn thực hành luyện tập viết đoạn văn. Dẫn đến kết quả bài làm văn còn thấp. Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, chúng tôi thấy giáo viên thường cho HS dàn bài chi tiết hoặc bài văn mẫu. Nhưng kết quả bài làm văn ít được cải thiện. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các đề kiểm tra và đề thi yêu cầu cao việc vận dụng thực hành, phát huy sáng tạo của HS. Nếu dùng giải pháp trên, HS sẽ ngày càng chán học văn, ngại làm văn, và hạn chế tư duy sáng tạo trong viết bài luận. Giải pháp thay thế: Để cải thiện hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đưa ra giải pháp : GV tăng cường hướng dẫn HS thực hành luyện tập viết đoạn để các em thuần thục trong viết đoạn, từ đó sẽ có kết quả bài làm văn tốt hơn. Về vấn luyện tập viết đoạn văn đã có nhiều tài liệu nghiên cứu. Ví dụ: - Thực hành luyện viết đoạn, Đại học Sư phạm I của PGS.TS. Nguyễn Quang Ninh. - Bài Thực hành làm văn lớp 10, 11,12 của PGS.TS. Lê A (Chủ biên) ............................................................................................................................................ Các tài liệu trên chủ yếu bàn về các kiểu loại đoạn văn (Thực hành luyện viết đoạn); tổng kết các vấn đề về tạo lập các kiểu văn bản như kĩ năng xác định vấn đề, lập ý, lập dàn bài,... Hoặc giới thiệu dàn bài chi tiết, bài văn tham khảo cho các đề văn cụ thể (Thực hành làm văn lớp 10, 11,12). Về kĩ thuật cụ thể triển khai một đoạn, một bài văn chưa được các tác giả đề cập thật sắc nét. Đặc biệt, chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc GV cần hướng dẫn HS thực hiện triển khai cụ thể một chủ đề thành một đoạn văn nên bắt đầu từ đâu? Khi cho một vài từ nêu ý chủ đề, làm thế nào phát triển ý chủ đề thành đoạn gồm một chuỗi câu có liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức? Tích hợp luyện tập viết đoạn với kiến thức phân môn Văn học, kiến thức đời sống, văn hóa xã hội như thế nào đảm bảo HS vừa hứng thú vừa tích cực sáng tạo trong khi viết văn, đó là những vấn đề các tài liệu chưa có điều kiện thể hiện rõ nét, có tác dụng thiết thực đối với GV dạy Ngữ văn 8. Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc GV tăng cường hướng dẫn HS luyện tập viết đoạn trong các giờ học Làm văn và ngay trong những giờ Văn học, với nhiều dạng bài luyện tập phong phú, đa dạng nhằm cải thiện kết quả bài làm văn của HS lớp 8 hiện nay. Vấn đề nghiên cứu: Tăng cường hướng dẫn thực hành luyện tập viết đoạn có nâng cao kết quả bài làm văn của học sinh không? Giả thuyết nghiên cứu: Tăng cường hướng dẫn thực hành luyện tập viết đoạn sẽ nâng cao kết quả bài làm văn của học sinh. PHƯƠNG PHÁP a. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn trường THCS Hàn Thuyên vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng. * Giáo viên: Hai cô giáo giảng dạy hai lớp 8 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau và đều là giáo viên giỏi cấp tỉnh trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1. Nguyễn Thị Lan – Giáo viên dạy lớp 8A (Lớp thực nghiệm) 2. Trần Thị Hương – Giáo viên dạy lớp 8C (Lớp đối chứng) * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, đều là HS thành phố. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính của HS lớp 8A, 8C trường THCS Hàn Thuyên. Số HS các nhóm Tổng số Nam Nữ Lớp 8A 30 14 16 Lớp 8C 27 13 14 Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. Thiết kế Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8A là nhóm thực nghiệm và 8C là nhóm đối chứng. Chúng tôi thu dữ liệu điểm số bài làm văn đầu năm và bài kiểm tra trước tác động, kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm Giá trị trung bình 60.7 61.0 P = 0.9 p = 0.9 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương: Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm O1 GV tăng cường hướng dẫn HS luyện viết đoạn O3 Đối chứng O2 Không thực hiện tác động O4 ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập c. Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Cô Hương dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học và quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Nhóm nghiên cứu và Cô Lan: Thiết kế kế hoạch bài học tăng cường luyện viết đoạn với các dạng như: cho câu chủ đề, viết tiếp các câu triển khai chủ đề, cho chuỗi câu từ 7->10, chọn các câu cùng chủ đề tạo thành các đoạn văn khác nhau, điền dấu câu và các từ ngữ liên kết thích hợp vào chuỗi câu để tạo thành đoạn, viết câu chủ đề cho một chuỗi câu, tìm lỗi trong đoạn (lỗi viết câu triển khai không phù hợp chủ đề, thiếu câu chủ đề,.). Các ngữ liệu đoạn và chuỗi cần đảm bảo tích hợp với nội dung Văn học, kiến thức đời sống văn hóa, xã hội nhằm giúp HS không chỉ luyện viết đoạn mà còn củng cố, mở rộng tri thức văn học nói chung, tăng hứng thú làm văn * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. d. Đo lường Đo kiến thức bằng bài kiểm tra trước tác động và bài kiểm tra sau tác động do 2 giáo viên dạy lớp 8A, 8C và nhóm nghiên cứu đề tài tham gia thiết kế (xem THIET KE DE KT.doc). Bảng đo thái độ đối với việc làm bài văn viết. (Xem PHIẾU HỎI ĐO THÁI ĐỘ.doc ) Nhóm NC chưa kịp kiểm chứng dữ liệu đo thái độ * Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó nhóm nghiên cứu cùng 2 cô giáo tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm Giá trị TB 60.9 70.0 Độ lệch chuẩn 7.5 8.8 Giá trị P của T- test 0.00005 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1.2 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00005, cho thấy: sự chênh lệch giữa GTTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn GTTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1.21 Điều đó cho thấy việc GV tăng cường hướng dẫn thực hành luyện viết đoạn ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao kết quả bài làm văn của HS. Giả thuyết của đề tài Tăng cường hướng dẫn thực hành luyện tập viết đoạn có nâng cao kết quả bài làm văn của học sinh lớp 8 không đã được kiểm chứng. BÀN LUẬN Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là GTTB= 70.0, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là GTTB = 60.9. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là (0,91) 9.1; Điều đó cho thấy GTTB của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1.2. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00005< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận: Việc tăng cường hướng dẫn thực hành luyện tập viết đoạn có nâng cao kết quả bài làm văn của học sinh lớp 8 * Khuyến nghị Giáo viên không ngừng sáng tạo trong khai thác sử dụng SGK, SGV và thiết kế bài học. Phải quyết tâm đổi mới phương pháp dạy Làm văn, coi trọng thực hành vận dụng, thực hiện tích hợp có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản cho HS trong nhà trường hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tan, C. (2008) Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT. - Thực hành luyện viết đoạn, Đại học Sư phạm I của PGS.TS. Nguyễn Quang Ninh. - Thực hành làm văn lớp 10, 11,12 của PGS.TS. Lê A (Chủ biên) - Mạng Internet: thuvientailieu.bachkim.com ; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net ....
File đính kèm:
- BÁO CÁO NCKH. chi tiet.doc
- BAI TAP THUC HANH 4.doc
- PHIẾU HỎI ĐO THÁI ĐỘ.doc
- SO SÁNH DỮ LIỆU.xls
- THIET KE DE KT.doc
- TƯ LIỆU ĐỀ KIỂM TRA.DOC