Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Ứng dụng đồ hoạ trình chiếu trong dạy học phần Vẽ kỹ thuật, môn Công nghệ lớp 8 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

Với lợi ích của công nghệ thông tin trong dạy học, ngày nay rất nhiều môn học đã ứng dụng CNTT để làm tăng hứng thú cho người học và tăng hiệu quả của quá trình dạy học. Với đề tài "Ứng dụng đồ hoạ trình chiếu trong dạy học môn Vẽ kỹ thuật lớp 8 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh", nhóm tác giả một lần nữa đã chứng minh tác dụng rõ rệt của CNTT thông qua việc sử dụng phần mềm đồ họa trình chiếu Powerpoint để thiết kế các hình vẽ động và tĩnh, minh họa cho các bài giảng thuộc các tiết dạy trong chương VKT của môn Công nghệ 8.

 Đề tài đã sử dụng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với 02 nhóm học sinh tương đương (đã được kiểm chứng): Lớp 8A và 8B trường THCS Quảng Tiến, Quảng Xương,Thanh Hóa.

 

doc5 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Ứng dụng đồ hoạ trình chiếu trong dạy học phần Vẽ kỹ thuật, môn Công nghệ lớp 8 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC
I. TÊN ĐỀ TÀI:
"Ứng dụng đồ hoạ trình chiếu trong dạy học phần Vẽ kỹ thuật, môn Công nghệ lớp 8
 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh"
II. NHÓM NGHIÊN CỨU: 
Trương Thị Hồng Vân	CĐ Ngô Gia Tự Bắc Giang
Nguyễn Văn Nghi	CĐ Ngô Gia Tự Bắc Giang
Chu Tiến Dũng	Sở GD & ĐT Thanh Hóa
Trần Việt Anh	Trường CĐ-VHNT Thanh Hóa
Nguyễn Văn Cư	THPT Cẩm Thủy 3 Thanh Hóa
Trần Văn Mạnh	THCS Quảng Tiến Thanh Hóa
III. TÓM TẮT
Với lợi ích của công nghệ thông tin trong dạy học, ngày nay rất nhiều môn học đã ứng dụng CNTT để làm tăng hứng thú cho người học và tăng hiệu quả của quá trình dạy học. Với đề tài "Ứng dụng đồ hoạ trình chiếu trong dạy học môn Vẽ kỹ thuật lớp 8 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh", nhóm tác giả một lần nữa đã chứng minh tác dụng rõ rệt của CNTT thông qua việc sử dụng phần mềm đồ họa trình chiếu Powerpoint để thiết kế các hình vẽ động và tĩnh, minh họa cho các bài giảng thuộc các tiết dạy trong chương VKT của môn Công nghệ 8.
	Đề tài đã sử dụng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với 02 nhóm học sinh tương đương (đã được kiểm chứng): Lớp 8A và 8B trường THCS Quảng Tiến, Quảng Xương,Thanh Hóa.
	Sau thời gian tác động 6 tiết/6 tuần, chúng tôi đã dùng bài kiểm tra hết chương để kiểm tra kết quả học tập của HS lớp TN và lớp ĐC. Sau khi phân tích để mô tả dữ liệu qua việc tính toán mốt, trung vị, giá trị TB; chúng tôi thu được mốt, trung vị, giá trị TB của nhóm thực nghiệm đều cao hơn so với nhóm đối chứng, ngược lại dộ lệch chuẩn của nhóm TN lại nhỏ hơn chứng tỏ kết quả học tập của lớp TN là cao và đồng đều hơn.
	Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập, thu được độ chênh lệch GTTB của 2 nhóm p=0.00000021 (p < 0,05) chứng tỏ kết quả tốt hơn về điểm kiểm tra của lớp TN là do tác động của NC. Chúng tôi cũng thu được mức độ ảnh hưởng SMD = 1,5 cho biết mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
	Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế và trình chiếu các hình vẽ tĩnh và động trong dạy học phần VKT lớp 8 đã nâng cao được kết quả học tập của học sinh với mức độ ảnh hưởng rất lớn.
IV. GIỚI THIỆU
Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Ngoài ra, UNESCO còn dự báo: Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI.
Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học” (Chỉ thị 58-CT/TW, 2000). Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị 29/CT-BộGD&ĐT về “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành GD - ĐT giai đoạn 2001 - 2005”.
Như vậy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục là một xu thế mới, tất yếu, khách quan của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài.
Với những lợi ích của CNTT trong dạy học đã được chứng minh, đó là: gây hứng thú cho người học, giúp bài giảng sinh động, dễ hiểutrong những năm gần đây, CNTT đã được ứng dụng trong dạy học của hầu hết các môn học như: môn lịch sử (..), môn Sinh học (..), môn ngữ Toán (..) môn Vật lý (.). Môn VKT cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đây là một môn học đặc thù, khi giảng dạy cần sử dụng nhiều các hình vẽ kĩ thuật phức tạp. Tuy nhiên, các hình vẽ có sẵn trong SGK còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu bộ môn đòi hỏi do vậy chất lượng dạy và học môn học chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế. Học sinh rất khó tưởng tượng và nắm bắt nội dung bài học. Với các hình vẽ rõ ràng và các hình ảnh có thể chuyển động được thiết kế bằng phần mềm đồ họa và trình chiếu Powerpoint, giúp học sinh có thể quan sát các hình vẽ kỹ thuật trong nội dung chương trình một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình; giúp các em hiểu và vẽ lại được một cách chính xác. Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu "Ứng dụng đồ hoạ trình chiếu trong dạy học môn Vẽ kỹ thuật lớp 8 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh".
Vấn đề nghiên cứu: Ứng dụng đồ hoạ trình chiếu trong dạy học phần Vẽ kỹ thuật, môn Công nghệ lớp 8 có tạo ra được chuyển biến tốt về chất lượng hay không?
Giả thuyết nghiên cứu: Ứng dụng đồ hoạ trình chiếu trong dạy học phần Vẽ kỹ thuật, môn Công nghệ lớp 8 sẽ tạo ra được chuyển biến tốt về chất lượng, nâng cao kết quả học tập của học sinh.
V. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
* Giáo viên: Một trong những người NC là giáo viên trực tiếp giảng dạy của cả 2 lớp TN và ĐC
* Học sinh: Học sinh của 2 lớp 8A và 8B trường trường THCS Quảng Tiến, Quảng Xương,TH
2 lớp 8A và 8B có điểm kiểm tra môn Hình học (môn học được coi là nền tảng cho phần Vẽ kĩ thuật) tương đương nhau, khả năng tư duy đồng đều.
Lớp
Số HS
Phân bố điểm kiểm tra môn hình học
TB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
35
ĐC
38
 Sử dụng T-test độc lập kiểm tra sự tương dương của 2 nhóm (p= 0,7 ; P> 0,05: Chứng tỏ sự chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm của bài kiểm tra trước tác động là không có ý nghĩa, 2 nhóm là tương đương).
2. Thiết kế
- Sử dụng thiết kế 2: 
Nhóm
KT trước tác động
Tác động
KT sau tác động
TN
01
x
03
ĐC
02
------
04
- KT trước tác động: SD bài kiểm tra môn hình học (đã kiểm tra trước thời điểm NC) 
- Dùng t-test độc lập so sánh gía trị TB bài kiểm tra sau tác động của 2 nhóm để kiểm chứng sự khác biệt kết qủa là do ngẫu nhiên hay do tác động
- Tính SMD để kiểm tra mức độ ảnh hưởng-ES.
3. Quy trình nghiên cứu
- Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế và trình chiếu các hình vẽ tĩnh và động trong dạy học phần VKT lớp 8
+ Xây dựng hệ thống hình vẽ tĩnh và hình vẽ động để sử dụng trình chiếu theo từng tiết học của phân phối CT chương VKT(phụ lục). 
+ Thực hiện dạy trình chiếu ở nhóm NC, dạy bình thường ở nhóm đối chứng.
+ Thời gian tác động: 6 tiết/6 tuần, thuộc chương VKT, môn Công nghệ cho lớp 8A trường THCS Quảng Tiến, Quảng Xương,TH
+ Trang thiết bị dạy học gồm: Sách GK, Computer, máy chiếu Projector
- Thu thập thông tin (đo lường) qua bài kiểm tra cuối chương. (xem phụ lục : Ma trận đề - Đề - HDC).
4. Đo lường
- Đề tài thu thập dữ liệu về kiến thức bằng các bài kiểm tra
+ Kiểm tra sự tương đương của nhóm TN và nhóm ĐC bằng bài kiểm tra trước đó của môn hình học
+ Thu thập thông tin (đo lường) qua bài kiểm tra cuối chương (xem phụ lục: Ma trận đề - Đề - Đáp án).
- Kiểm chứng độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu thu thập:
	+ Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu bằng cách sử dụng 2 đề tương đương để kiểm tra sau tác động, sau đó tính điểm trung binh của 2 lần kiểm tra để lấy điểm
	+ Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu bằng 
Giá trị nội dung : XD ma trận đề theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mà Bộ GDĐT đã qui định tại 16/QĐ đối với chương VKT L8. môn CN THCS.
Giá trị đồng qui : So với điểm bài kiểm tra định kì trước đó (đáng tin cậy).
VI.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 
Nội dung phân tích
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Điểm kiểm tra Hình học
KT sau tác động
Điểm kiểm tra Hình học
KT sau tác động
Mốt
74
76
76
57
Trung vị
75
74
75
61
Giá trị TB
75.9
74.5
73.4
63.6
Độ lệch chuẩn (SD)
3.85
3.36
7.67
7.26
Độ chênh lệch GTTB của 2 nhóm (p)
0.00000021
Mức độ ảnh hưởng SMD
1.50
Hệ số tương quan giữa kết quả KT môn hình học và kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm ( r )
0.45
Hệ số tương quan giữa kết quả KT môn hình học và kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng ( r )
0.20
- Mô tả dữ liệu: Mốt, trung vị, giá trị TB của nhóm thực nghiệm đều cao hơn so với nhóm đối chứng, ngược lại dộ lệch chuẩn của nhóm TN lại nhỏ hơn chứng tỏ kết quả học tập của lớp TN là cao và đồng đều hơn.
- Độ chênh lệch GTTB của 2 nhóm (T-test độc lập) là nhỏ p=0.00000021 (p < 0,05) chứng tỏ kết quả tốt hơn về điểm kiểm tra của lớp TN là do tác động của NC.
- Mức độ ảnh hưởng SMD = 1,5 cho biết mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Ngoài ra có thế sử dụng kiểm chứng sự khác biệt của giá trị TB giữa điểm kiểm tra hình học và kiểm tra hết chương VKT của t lớp TN để có kết luận chính xác hơn về hiệu quả của tác động NC bằng T-test phụ thuộc. 
VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
	- Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế và trình chiếu các hình vẽ tĩnh và động trong dạy học phần VKT lớp 8 đã nâng cao được kết quả học tập của học sinh.
- Mức độ ảnh hưởng lớn
2. Khuyến nghị
	Được phép nhân rộng trong toàn khối 8 của trường và tiến tới toàn Huyện Quảng Xương trong những năm học tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PHỤ LỤC
Các hình ảnh dã được thiết kế theo tùng nội dung bài học
Các đề kiểm tra sau tác động
Bảng tổng hợp điểm của học sinh lớp TN và lớp ĐC
Các bảng dữ liệu thô và dữ liệu đã được phân tích

File đính kèm:

  • docBÁO CÁO KHOA HỌC.doc
  • docbia tk.doc
  • docke hoach NC.doc
Bài giảng liên quan