Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Xây dựng và hướng dẫn bài tập thực hành nhằm nâng cao kỹ năng viết chương trình bằng ngôn ngữ Turbo Pascal cho HS lớp 11

1. Hiện trạng

 - Kỹ năng lập trình bằng ngôn ngữ Turbo Pascal của HS khối 11 còn hạn chế.

- Vấn đề mới tiếp cận; trình độ giáo viên còn hạn chế; điều kiện CSVC: máy tính, ĐDDH hỗ trợ dạy và học không đáp ứng; HS xem đây là môn học phụ; PP giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp; hệ thống BT bài tập thực hành chưa phù hợp, HD nội dung thực hành chưa cụ thể.

- Nguyên nhân tác động: hệ thống BT bài tập thực hành chưa phù hợp, HD nội dung thực hành chưa cụ thể.

 

doc4 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Đề tài: Xây dựng và hướng dẫn bài tập thực hành nhằm nâng cao kỹ năng viết chương trình bằng ngôn ngữ Turbo Pascal cho HS lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nhóm: An Giang – Nghệ An
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI:
Xây dựng và hướng dẫn bài tập thực hành nhằm nâng cao kỹ năng viết chương trình bằng ngôn ngữ Turbo Pascal cho HS lớp 11 tại trường THPT Mỹ Thới.
Tên tác giả và tổ chức: An Giang - Nghệ An
Võ Thành An – Phòng GDTrH Sở GD & ĐT An Giang
Nguyễn Ánh Trăng – Phòng GDTH Sở GD & ĐT An Giang
Nguyễn Trung Kiên – Trường THPT Mỹ Thới
Trương Thanh Hải - Đại học An Giang
Mai Xuân Vinh - Phòng GDTrH Sở GD & ĐT Nghệ An
Vũ Thế Hải - Phòng GDCN Sở GD & ĐT Nghệ An
1. Giới thiệu tóm tắt đề tài:
Bước
Hoạt động
1. Hiện trạng
- Kỹ năng lập trình bằng ngôn ngữ Turbo Pascal của HS khối 11 còn hạn chế.
- Vấn đề mới tiếp cận; trình độ giáo viên còn hạn chế; điều kiện CSVC: máy tính, ĐDDH hỗ trợ dạy và học không đáp ứng; HS xem đây là môn học phụ; PP giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp; hệ thống BT bài tập thực hành chưa phù hợp, HD nội dung thực hành chưa cụ thể.
- Nguyên nhân tác động: hệ thống BT bài tập thực hành chưa phù hợp, HD nội dung thực hành chưa cụ thể.
2. Giải pháp thay thế
- Tên đề tài:
Xây dựng và hướng dẫn bài tập thực hành nhằm nâng cao kỹ năng viết chương trình bằng ngôn ngữ Turbo Pascal cho HS lớp 11 tại trường THPT Mỹ Thới.
3. Vấn đề nghiên cứu 
- Giả thuyết nghiên cứu
- Việc xây dựng hướng dẫn bài tập thực hành có làm nâng cao được kỹ năng lập trình TP cho HS lớp 11 hay không?
- Có, việc xây dựng hướng dẫn bài tập thực hành sẽ làm nâng cao được kỹ năng lập trình TP cho HS lớp 11. 
4. Thiết kế: 
Thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các lớp tương đương (2 lớp 11B2, 11B5)
5. Đo lường
- Công cụ đo: bài kiểm tra trước tác động
- Độ giá trị nội dung thang đo: đề kiểm tra, đáp án, biều điểm – xây dựng ma trận đề theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD & ĐT hướng dẫn cho môn Tin học K11.
6. Phân tích
Thực hiện mô tả dữ liệu, so sánh dữ liệu theo phép kiểm chứng Ttest, xét mức độ ảnh hưởng SMD từ đó có liên hệ với dữ liệu thông qua hệ số tương quan (r)
2. Giới thiệu:
- Kiến thức về phần mềm lập trình Turbo Pascal (môn Tin học) lớp 11 tại trường còn yếu.
- Các bài tập trong SGK cũng như các hướng dẫn thực hành chưa phù hợp với đối tượng học sinh tại trường.
3. Phương pháp:
- Khách thể nghiên cứu:
+ Chúng tôi chọn HS lớp 11 của trường đề tiến hành nghiên cứu vì trường năm ở vùng ven TP nên phụ huynh và HS ít có quan tâm, chú ý đến môn Tin học nhất là viết chương trình trên Turbo Pascal (Đây là kiến thức khó của môn Tin học)
+ Kết quả của môn học này ở lớp 10 không đạt kết quả cao.
- Thiết kế: 
+ Dùng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các lớp tương đương , sử dụng phép kiểm chứng T-test.
Lớp
Bài kiểm tra khảo sát trước tác động
Tác động
Bài kiểm tra khảo sát sau tác động
11B2
O1
Xây dựng và hướng dẫn làm bài tập thực hành
O3
11B5
O2
---
O4
- Qui trình nghiên cứu: 
+ Chú trọng đổi mới các tiết dạy, xây dựng thêm các bài tập ở mức độ cơ bản và hướng dẫn từng bước thiết kế 1 chương trình bằng ngôn ngữ Pascal.
+ Trang bị các kiến thức cần thiết nhất cho HS trong giờ học thực hành.
 	+ Cùng GV thực nghiệm thiết kế từng bài dạy, bài tập cho từng tình huống điển hình trong dạy học tin học.
- Đo lường: 
+ Công cụ đo: bài kiểm tra trước tác động
+ Độ giá trị nội dung thang đo: đề kiểm tra, đáp án, biều điểm – xây dựng ma trận đề theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD & ĐT hướng dẫn cho môn Tin học K11.
Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả:
Thực nghiệm
Đối chứng
ĐTB
7,5
5,22
Độ lệch chuẩn
1.19
0,81
Giá trị P của T- test
0,00000001
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
2,8
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00000001, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc xây dựng và hướng dẫn bài tập thực hành của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
* Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 5,22, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,5. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 2,28; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 2,8. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00000001< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
4. Kết luận và khuyến nghị:
- Với kết quả trên đề tài này có thể thực hiện thành công được.
- Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu vì có thể nâng cao được chất lượng dạy học.
- Trong quá trình dạy môn tin học việc tăng cường thời gian làm bài tập, thực hành sẽ nâng cao được trình độ, kỹ năng lập trình của các em.
- Giúp các em thấy được ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực để thấy được tầm quan trọng của môn học này trong công việc học tập cũng như nghiên cứu sau này.
- Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đảm bảo 1 HS thực hành trên 1 máy tính.
- Trình độ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều.
Khuyến nghị: 
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bằng các hình thức xã hội hóa.
- Bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn cho các GV môn tin học.
- Nội dung SGK cần tinh chỉnh để có thể phù hợp với HS của từng vùng miền do tính đặc thù của môn học này.

File đính kèm:

  • docDe tai An Giang.doc
Bài giảng liên quan