Nghiệp vụ bí thư đoàn

Các chức năng nghiệp vụ vủa người bí thư đoàn trong các hoạt động của chi đoàn

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN

1. Mục đích:

Là biện pháp để nắm chắc đoàn viên về hồ sơ, tư tưởng và hoạt động, từ đó thiết kế tổ chức phong trào cho phù hợp.

2. Quản lý cá nhân đoàn viên:

(Từ khi chuyển đến, hoặc được kết nạp đến khi chuyển đi hoặc trưởng thành)

- Lập hồ sơ cá nhân (đối với kết nạp) hoặc tiếp nhận hồ sơ chuyển đến – kiểm tra hồ sơ (đối với chuyển sinh hoạt đến).

- Ghi danh sách vào sổ chi đoàn

- Nắm được hoàn cảnh, trình độ, năng khiếu, quá trình hoạt động qua hồ sơ đoàn viên. Đến thăm nơi ở.

 

doc10 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiệp vụ bí thư đoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 chi đoàn trao đổi với Ban điều hành nhóm tu dưỡng rèn luyện (nếu có), thống nhất nhận xét đánh giá và tổ chức họp góp ý quá trình phấn đấu của đảng viên dự bị. Lập biên bản gởi Ban chấp hành Đoàn phường, xã.
3. Các vấn đề cần lưu ý:
- Đoàn viên ưu tú phải có trách nhiệm tham gia sinh hoạt trong nhóm tu dưỡng rèn luyện (được thành lập ở cấp Đoàn phường, xã), được chi đoàn giao nhiệm vụ để thử thách rèn luyện.
- Ban chấp hành chi đoàn định kỳ nhân dịp kỷ niệm thành lập Đảng, thành lập Đoàn trao danh sách đoàn viên ưu tú cho chi uỷ. Thường xuyên tiếp xúc trao đổi với cấp uỷ về quá trình phấn đấu của đoàn viên ưu tú.
- Thủ tục đề xuất công nhận đoàn viên ưu tú:
+ Công văn đề nghị công nhận đoàn viên ưu tú.
+ Danh sách trích ngang có tóm tắt thành tích.
+ Biên bản họp chi đoàn xét phân tích chất lượng đoàn viên.
- Hồ sơ trao danh sách đoàn viên ưu tú cho Đảng (chi bộ):
+ Danh sách trích ngang đoàn viên ưu tú.
+ Tóm lược quá trình hoạt động của từng đồng chí, thành tích hoạt động. Nhận xét mặt mạnh, hạn chế.
VI. ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN
1. Ý nghĩa:
- Đại hội chi đoàn nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động của chi đoàn trong một nhiệm kỳ (mặt mạnh, hạn chế), đề ra phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ sau và bầu Ban chấp hành mới để lãnh đạo chi đoàn giữa 2 kỳ đại hội.
2. Công tác chuẩn bị đại hội chi đoàn:
Để đại hội chi đoàn thành công, chi đoàn cần đầu tư thật tốt cho công tác chuẩn bị đại hội, bao gồm các bước sau:
- Lập kế hoạch tổ chức đại hội trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Đoàn cấp trên. Kế hoạch cần xác định rõ: thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, các nội dung chính trong đại hội và phân công người chuẩn bị.
- Ban chấp hành chi đoàn dự thảo báo cáo hoạt động chi đoàn trong nhiệm kỳ vừa qua, phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ tới, bản kiểm điểm Ban chấp hành chi đoàn trong việc lãnh đạo chi đoàn thực hiện nghị quyết của chi đoàn.
- Chuẩn bị đề án nhân sự Ban chấp hành mới.
- Xin ý kiến Đoàn cấp trên và cấp ủy chi bộ về những vấn đề nêu trên.
- Triệu tập đoàn viên dự đại hội, phân công đoàn viên thực hiện các khâu trong công tác tổ chức đại hội (trang trí, điều khiển chương trình, các hoạt động trước, trong và sau đại hội) để đại hội chi đoàn thực sự trở thành một sinh hoạt chính trị quan trọng nhất, thể hiện ý thức trách nhiệm của từng đoàn viên.
Đại hội, hội nghị chi đoàn chỉ có giá trị tiến hành khi có ít nhất 2/3 số Đoàn viên trong chi đoàn tham dự.
3. Chương trình đại hội:
- Chào cờ – Quốc ca – Đoàn ca.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bầu chủ tọa đại hội, chủ tọa giới thiệu thư ký của đại hội.
- Chủ tọa công bố chương trình đại hội (có biểu quyết thống nhất của đại hội).
- Chủ tọa trình bày báo cáo của Ban chấp hành đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động nhiệm kỳ qua, chương trình công tác nhiệm kỳ tới và bản kiểm điểm Ban chấp hành.
- Đại hội thảo luận báo cáo, phương hướng, bản kiểm điểm.
- Đại diện cấp ủy chi bộ và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến
- Chủ tọa công bố Ban chấp hành cũ hết nhiệm kỳ, đại hội tiến hành bầu Ban chấp hành mới; Trình bày yêu cầu, cơ cấu, tiêu chuẩn Ủy viên Ban chấp hành mới. Giới thiệu nhân sự dự kiến của Ban chấp hành cũ và hướng dẫn đại hội thảo luận và giới thiệu người ứng cử vào Ban chấp hành mới.
- Chủ tọa đại hội trả lời, giải thích những ý kiến của đoàn viên, quyết định cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thống nhất danh sách bầu cử.
- Bầu tổ bầu cử. Tổ bầu cử hướng dẫn thể lệ bầu cử.
- Tiến hành bầu cử, công bố kết quả, Ban chấp hành mới ra mắt.
- Thông qua nghị quyết của đại hội.
- Bế mạc đại hội.
4. Cách thức tổ chức đại hội chi đoàn:
Đại hội chi đoàn là sinh hoạt chính trị quan trọng, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng nguyên tắc điều lệ.
Thời gian: chi đoàn phải lựa chọn thời điểm tổ chức đại hội phù hợp với điều kiện thuận lợi của đa số đoàn viên để đảm bảo đoàn viên của chi đoàn được tham dự đầy đủ.
Địa điểm: Đại hội chi đoàn cần được tổ chức tại hội trường, phòng họp, phòng học  để tạo không khí nghiêm túc.
Khách mời: Đại diện Đoàn cấp trên, đại diện cấp ủy chi bộ, các đoàn thể, các đơn vị kết nghĩa, giao lưu, các đội hình thanh niên của chi đoàn,.
Trang trí buổi lễ:
- Phông trang trí gồm có: Cờ nước, cờ Đoàn, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN .............................................. (phường, xã)
ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN ....................... (khu phố, ấp)
NHIỆM KỲ ......................................
- Các khẩu hiệu: “Sống chiến đấu, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
- Trên bàn chủ tọa, bàn thư ký, bàn đại biểu khách mời nên có bình hoa.
5. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong đại hội:
Chủ tọa đại hội: (Số lượng từ 1 – 3) là người có nhiệm vụ điều hành đại hội theo chương trình đã được đại hội thảo luận, thống nhất; hướng dẫn cho đoàn viên thảo luận, biểu quyết văn kiện đại hội; lãnh đạo việc bầu cử, quyết định cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử; giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình diễn ra đại hội Do đó, chủ tọa đại hội nên bầu chọn những cán bộ, đoàn viên có khả năng tổ chức, điều hành, có uy tín và nắm chắc nguyên tắc điều lệ. Cơ cấu chủ tọa nên chú ý đến Ban chấp hành cũ, nhân sự dự kiến tham gia Ban chấp hành mới.
Thư ký đại hội: (Số lượng từ 1 - 2) là người ghi biên bản đại hội, tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết trong đại hội.
Tổ bầu cử: (Số lượng từ 2 – 3) có nhiệm vụ hướng dẫn thể lệ bầu cử, chuẩn bị phiếu bầu hợp lệ, kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử, làm biên bản bầu cử.
6. Việc bầu cử tại đại hội chi đoàn:
Nguyên tắc bầu cử trong đại hội:
- Khi bầu cử hay biểu quyết phải có quá nửa (1/2) số phiếu bầu (kể cả phiếu hợp lệ và không hợp lệ) hoặc quá nửa số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử và nghị quyết mới có giá trị.
- Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu thì phải tiếp tục bầu lần thứ hai để lựa chọn trong số còn lại của danh sách bầu cử. Nếu bầu lần thứ hai vẫn chưa đủ thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
- Trường hợp số người được quá nửa số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu thì chỉ lấy đủ số được bầu và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống.
- Trường hợp số cuối cùng của số lượng định bầu có 2 người trở lên và có số phiếu bằng nhau thì phải tổ chức bầu lại, trong số những người đó chọn lấy người cao phiếu hơn. Người trúng cử trong số đó cũng phải có quá nửa số phiếu bầu.
Bầu chủ tọa đại hội:
- Sau nghi thức khai mạc, người dẫn chương trình sẽ điều khiển bầu chủ tọa đại hội. Đối với những chi đoàn có từ 3-8 đoàn viên: bầu 1 đồng chí chủ tọa hội nghị (có thể là Bí thư chi đoàn). Đối với chi đoàn có đoàn số đông có thể bầu 3 đồng chí vào Đoàn chủ tịch điều hành đại hội.
- Việc bầu chủ tọa đại hội tiến hành bằng hình thức biểu quyết.
Bầu tổ bầu cử: có thể bầu từ 2-3 đồng chí bằng hình thức biểu quyết
Bầu Ban chấp hành mới:
Việc bầu Ban chấp hành mới được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Chi đoàn có từ 3 – 8 đoàn viên: bầu Bí thư, nếu cần thiết có thể bầu thêm Phó bí thư
- Chi đoàn có từ 9 đoàn viên trở lên: bầu từ 3-5 Ủy viên Ban chấp hành
Lưu ý: Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội: chỉ nên áp dụng đối với những chi đoàn được Đoàn cấp trên trực tiếp phân loại chất lượng từ khá trở lên. Khi bầu trực tiếp Bí thư, mỗi đoàn viên phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao, thực sự dân chủ thảo luận, phân tích kỹ tiêu chuẩn của Bí thư để bầu cử có chất lượng. Có thể tiến hành bằng một trong các cách:
- Đại hội bầu trực tiếp Bí thư xong, sau đó bầu các Ủy viên Ban chấp hành còn lại
- Đại hội bầu xong Ban chấp hành, sau đó đại hội bầu trực tiếp Bí thư trong số các Ủy viên Ban chấp hành đó
Bầu đại biểu dự đại hội Đoàn cấp trên: tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo số lượng đại biểu được Đoàn cấp trên phân bổ.
7. Những thủ tục cần thiết để được Đoàn cấp trên chuẩn y kết quả đại hội:
Sau đại hội, Ban chấp hành chi đoàn tiến hành họp phiên đầu tiên phân công nhiệm vụ các Ủy viên Ban chấp hành do Bí thư chi đoàn cũ triệu tập.
Thủ tục đề nghị Đoàn cấp trên chuẩn y kết quả đại hội gồm:
- Biên bản đại hội chi đoàn, kèm biên bản bầu cử Ban chấp hành chi đoàn mới.
- Biên bản họp phân công Ban chấp hành.
- Danh sách trích ngang Ban chấp hành mới.
- Bản đề nghị Đoàn cấp trên chuẩn y kết quả.
VII. KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA BÍ THƯ CHI ĐOÀN
1. Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo:
- Tham mưu chi uỷ, Đoàn cấp trên những vấn đề liên quan đến công tác thanh niên, những vấn đề phát sinh cần sự hỗ trợ giúp đỡ.
- Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của chi đoàn.
- Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh niên, tác động, tổ chức sinh hoạt tư tưởng.
2. Kỹ năng điều hành, quản lý:
- Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của Ban chấp hành, phân công phân nhiệm uỷ viên Ban chấp hành.
- Quản lý cán bộ chi đoàn về công việc, về tư tưởng.
- Quản lý hồ sơ đoàn viên, cán bộ, sổ chi đoàn, các văn bản quyết định
3. Kỹ năng tổ chức hoạt động:
- Biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động, đợt hoạt động, tổ chức phát động một phong trào
- Biết làm công tác đoàn vụ, các hội nghị, buổi lễ kết nạp, trưởng thành Đoàn, đại hội, hội nghị chi đoàn.
- Biết phân công đoàn viên phụ trách các công việc trong chương trình hoạt động
4. Kỹ năng soạn thảo văn bản, trình bày, triển khai một vấn đề:
- Soạn thảo các loại văn bản của chi đoàn như: chương trình, kế hoạch, báo cáo, kiểm điểm, biên bản
- Biết tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ trương, quan điểm, nghị quyết của Đoàn, Đảng.
5. Kỹ năng hoạt náo:
- Tổ chức sinh hoạt trò chơi, múa, hát, sinh hoạt tập thể, kể chuyện vui, đọc, ngâm thơ .
- Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm.
6. Kỹ năng ứng xử, xử lý các mối quan hệ:
- Xử lý các tình huống trong công tác Đoàn.
- Xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của đoàn viên thanh niên.
- Xác định vai trò vị trí của chi đoàn, Bí thư chi đoàn trong mối quan hệ với với Đoàn cấp trên, với chi uỷ, với các tổ Hội Đoàn thể khác.
( Theo nguồn:  ).

File đính kèm:

  • docNGHIỆP VỤ BÍ THƯ ĐOÀN 2.doc