Nguyên nhân lạm phát ở nước ta

kinh tế nào cũng nói tới, đó là: nhà nước tài trợ chi tiêu quá nhiều của chính mình và doanh nghiệp nhà nước bằng cách in tiền quá đáng (tất nhiên có ảnh hưởng của việc tăng giá nguyên liệu phải nhập như dầu hỏa nhưng đó là phụ). Lạm phát đã nhảy vọt. Nếu tình hình giá tiếp tục tăng như hai tháng đầu năm thì Việt Nam sẽ đạt tốc độ lạm phát là 42%. Ở đây tôi muốn bàn đến nguyên nhân của việc nhảy vọt, đồng thời khủng hoảng thanh khoản đang xảy ra.

Vấn đề nhảy vọt có nguyên nhân khá rõ ràng. Ngân hàng phải mua vào số lượng lớn ngoại tệ (đầu tư trực tiếp và đặc biệt là đầu tư vào thị trường chứng khoán. Trên Thời báo Kinh tế Sàigòn (số 10, 2008) ký giả Hải Lý đã đưa thông tin rất quan trọng rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nửa đầu năm 2007 đã tung ra 105 ngàn tỷ để mua vào 6,5 tỷ đô la làm dự trữ ngoại tệ, sau đó lại tung thêm 40 ngàn tỷ để mua thêm 2,5 tỷ ngoại tệ. Như vậy tổng số tiền tung ra mua 9 tỷ ngoại tệ là 145 ngàn tỷ đồng. Số tiền mà NHNN rút về được là 90 ngàn tỷ, như vậy số tiền in thêm cho thị trường là 55 ngàn tỷ chỉ để mua ngoại tệ. So với tổng số tiền mặt có trên thị trường cuối năm 2006 là 159 ngàn tỷ thì tiền mặt đã tăng 34,6% để mua ngoại tệ. Nhiều vấn đề không rõ ràng vì NHNN chưa bao giờ minh bạch thống kê ngân hàng, tức là họ chỉ cho thông tin chọn lọc ở mức độ đủ để giải thích theo ý kiến của chính họ như ở trên. Câu hỏi đặt ra là:

 

doc7 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân lạm phát ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g 134.2%, trong khi 3 năm GDP chỉ tăng 25.09%. Chênh lệch giữa cung tiền tăng trong 3 năm qua (134.5%) với tăng trưởng kinh tế GDP (25.09%) là rất lớn, chắc chắn sẽ đè nặng lên giá cả trong nước, và cuối năm 2007, đầu năm 2008 nó bộc phát mạnh là do có sự cộng hưởng bởi lạm phát quốc tế (USD yếu) và thiên tai.
Nếu dựa vào học thuyết “Định lượng tiền tệ- The quantity theory of money” của Irving Fisher, ta có thể thấy rõ hơn quan hệ của nhân tố: cung tiền (M), tốc độ vòng quay tiền tệ (V), giá cả (P), tổng sản phẩm quốc nội thực-GDP thực (Y), trong phương trình: MV= PY. Vì vậy, nếu V, P không thay đổi thì P (giá cả) sẽ tăng nhanh khi cung tiền M tăng nhanh, hoặc Y (GDP thực) có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn cung tiền, thì giá cả cũng tăng cao. Vì vậy, giải pháp kiểm soát cung tiền, giảm tổng cầu luôn luôn là liều thuốc chống lạm phát trước tiên được các nước sử dụng, nhưng với mức độ liều lượng khác nhau.
Tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng cao, năm 2006 là +29.7%, năm 2007 tăng dư nợ cao nhất trong nhiều năm qua 43.7%, một số NHTM tăng trên 70%. Các NHTM trong thời gian qua đã cung cấp được một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, các NHTM cũng sẵn lòng cho vay đối với những nhà đầu cơ trong lĩnh vực này. Nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng được đổ vào thị trường vốn dài hạn nhiều rủi ro, nếu bong bóng bất động sản có vấn đề thì rủi ro tín dung là rất lớn (Mỹ đang đau đầu vì tín dụng bất động sản hiện nay). Điều cần lưu ý, một trong những nguyên nhân dư nợ tín dụng tăng cao trong năm 2007 là do các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ lên nhanh + 56% (tăng 33.737 tỷ đồng), cuối năm 2006 tổng vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là 60.419 tỷ đồng, cuối năm 2007 là 94.156 tỷ đồng, thành lập mới nhiều ngân hàng (cần xem xét lại điều kiện thành lập), làm tăng khả năng cho vay và áp lực trả lãi cổ đông, áp lực tăng giá cổ phiếu trên thị trường do năm 2006 giá cổ phiếu đã tăng chóng mặt, nên bây giờ mới “té”!
- Trong những năm qua, với những thành tựu phát triển kinh tế nổi bật cùng với chính sách thông thoáng, cởi mở, VN trở thành một điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Lượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào VN liên tục ở mức cao thông qua kênh đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp,. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong năm 2007 dự kiến khoảng 10 tỷ USD, đến cuối năm lên trên 20 tỷ USD (đã giải ngân 8 tỷ USD), đầu tư gián tiếp (khoảng 5 tỷ USD), ODA cũng tăng nhanh (4.45 tỷ USD năm 2006, năm 2007 là 5.42 tỷ USD, giải ngân 2 tỷ USD). Kiều hối tăng cao (kiều hối của trên 3 triệu người ở 94 quốc gia gửi về nước năm 2007 đạt 6 tỷ USD); Việt kiều về nước ăn Tết đông hơn tăng khoảng 30% , khách du lịch nước ngoài cũng tăng 17% so với cùng kỳ năm 2007 (ngoại tệ mang vào khoảng 3 tỷ USD). Lượng tiền Ngân hàng Nhà nước tung vào để mua ngoại tệ (tăng tổng cầu) cũng rất lớn (khoảng 160.000 tỷ đồng) với tỷ giá khoảng 16.000 VND/USD để giữ giá USD không làm ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu (khoảng 10 tỷ USD đã được NHNNVN mua vào trong năm 2007). Điều rất tiếc, nếu chúng ta chủ động nâng giá VND và giảm giá USD theo quy luật cung cầu (cung tăng thì giá có khuynh hướng giảm, cầu tăng thì giá có khuynh hướng tăng) thì tình hình sẽ bớt căng thẳng như hiện nay. Nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài họ luôn vì mục tiêu lợi nhuận, nên khi có cơ hội thì họ sẳn sàng nhảy vào bán USD giá cao, mua trái phiếu, gởi ngân hàng lãi suất cao và sau đó bán trái phiếu lấy VND mua USD giá hạ Năm 1997, khi USD mạnh, nhưng các nước Đông Nam á để tỷ giá cố định, nên đã bị đầu cơ tiền tệ lợi dụng và tàn phá kinh tế. Đồng USD mạnh hay yếu (như hiện nay) đều có cơ hội cho nhà đầu cơ tiền tệ chuyên nghiệp.
- Thiên tai, mưa bão, lũ lụt, những đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại năng nề: con người, tài sản, đất trồng, lương thực thực phẩm và dịch bệnh (SARS, cúm gia cầm) ảnh hưởng đến giá cả thực phẩmảnh hưởng đến giảm tổng cung.
- Chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ chưa hợp lý, sức cạnh tranh các sản phẩm trong nước không cao, hiệu quả kinh tế thấp.
- Thu nhập của dân cư tăng (tăng tiền lương tối thiểu từ năm 2005, 2006, 2007). Việc tăng lương một phần gia tăng tổng cầu, mặt khác tạo tâm lý làm tăng giá các hàng hóa tiêu dùng khác. Điều chỉnh tiền lương cho người lao động là cần thiết trong giai đoạn lạm phát cao, nhưng cần điều chỉnh tiền lương vào những thời điểm ít nhạy cảm (giữa năm).
- Một trong những nguyên nhân cũng góp phần vào mức lạm phát gia tăng tại VN hiện nay là yếu tố tâm lý của người dân (cần kiểm soát thông tin). Đặc biệt là yếu tố đầu cơ, găm hàng, làm giá rất “kinh nghiệm” (vì ta đã nhiều lần bị lạm phát) của các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, các đại lý bán lẻ tại VN.
2. Giải pháp của chúng ta hiện nay
- Điều chỉnh mục tiêu kinh tế xã hội nước ta trong ngắn hạn và dài hạn. Xác định việc kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu và cần có lộ trình, chặng sốt (3-6 tháng) và giảm sốt trong 2 đến 3 năm. Năm 2008, Chỉ số CPI ở mức 15-16 %, tăng trưởng GDP ở mức 7-8%.
- Cần có quan điểm thống nhất và đồng thuận trong điều hành. Thủ tướng Chính phủ là người chỉ huy bộ máy kiềm chế lạm phát, Thống đốc NHNN và Bộ trưởng Bộ tài chính là thường trực, Bộ trưởng các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố là ủy viên. Tất cả các chính sách phải theo đúng mục tiêu trên.
- Làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước, xác định kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu, kiềm chế lạm phát là vì cái chung, vì đại bộ phận nhân dân lao động và vì sự phát triển bền vững và lâu dài của kinh tế xã hội nước ta. Do đó, phải có sự chia sẻ của mọi người, phải chịu đựng khó khăn trước mắt và Chính phủ là người cần tiết kiệm đầu tiên, ngân sách nhà nước sẽ dành những khoản chi nhất định cho việc kiềm chế lạm phát. Vì vậy, cần phải chọn giải pháp ít tốn kém nhất, đừng lo ngại chính sách điều hành sẽ ảnh hưởng đến bộ phận này, bộ phận khác, bám mục tiêu đã thống nhất là kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu, cắt sốt trước tiên rồi mới điều trị tiếp, để sốt cao liên tục là vô cùng nguy hiểm.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp ngắn hạn mang tính cấp bách (chặng sốt) và dài hạn (giảm sốt và đi đến hết sốt)
- Tập trung giải quyết tốt các chủ trương chính sách của Chính Phủ đã ban hành và kịp thời tổng kết theo định kỳ để điều chỉnh giải pháp và liều lượng.
+ Giải pháp ngắn hạn: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng dự trữ bắt buộc, giảm số nhân tiền tệ, tăng lãi suất chiết khấu- tái chiết khấu, tái cấp vốn, giảm cung tiền , kiểm soát dư nợ tín dụng, giảm giá USD theo tín hiệu thị trường quốc tế để hạn chế một phần tác động của lạm phát quốc tế (nhiều nước đã làm từ tháng 9/2007), cắt giảm và kiểm soát chi tiêu công một cach hiệu quả, chính phủ phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu thường xuyên, giảm chi phí đi lại, kiểm soát dòng vốn quốc tế, kiểm soát nợ ngắn hạn, trợ cấp những hộ nghèo khó khăn, trợ cấp hộ chăn nuôi, đảm bảo an ninh lương thực, kiểm soát nhập khẩu bằng nhiều giải pháp sắc với sự phối hợp với hệ thống NHTM với cơ quan thuế và Bộ Công thương, giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng chiến lược và những mặt hàng thực phẩm trong nước đang thiếu, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng chưa cần thiết (kiểm soát tín dụng thương mại quốc tế, mua hàng trả chậm), Chính phủ ban hành những Sắc lệnh mang tính cấp bách trong giai đoạn khó khăn (không tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu, dịch vụ giao thông đi lạicho đến khi tình hình được kiểm soát), chống đến cùng các nhóm đầu cơ găm hàng làm giá, buôn lậu (tội phá hoại kinh tế). Trong điều hành kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần lưu ý đến bộ ba không thể có (Trinity Impossible): tỷ giá ổn định, tự do di chuyển vốn, chính sách tiền tệ độc lập.
+ Giải pháp dài hạn, là việc làm thường xuyên (như tập thể dục mỗi ngày): kiểm soát chi tiêu công một cách hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng thường xuyên và tích cực, chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ vốn cho tăng trưởng trên cơ sở kiểm soát tín dụng lành mạnh, điều hành tỷ giá linh hoạt theo hướng mở rộng biên độ và theo tín hiệu thị trường, tiến tới hạn chế tối đa tình trạng đô la hóa tại VN, sử dụng có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế (dự trữ bắt buộc, công cụ tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở..), kiểm soát nhập siêu, đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất có chất lượng hàng thay thế hàng nhập khẩu: nhà máy lọc dầu, xi măng, phôi thép, phân bón, chất dẻo, thức ăn gia súc, vải, giấy,.. (đầu tư dài hạn và có chính sách hỗ trợ đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ), hỗ trợ xuất khẩu thông qua nhiều giải pháp đồng bộ chứ không phải duy nhất như chính sách tỷ giá (chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại hàng, hạ giá thành xuất khẩu, tài trợ tín dụng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, chiến lược marketing quốc tế, chất lượng chế biến, uy tín đơn vị xuất khẩu..), cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc phát triển nông nghiệp- nông thôn, phòng trừ dịch họa và thiên tai, tăng cường công tác dự báo để có chính sách kịp thời, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia
Tóm lại, kiềm chế lạm phát không phải là bài toán không có lời giải, vấn đề là cần chấp nhận những thiệt hại nhất định cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cho ngân sách nước nhà. Vì vậy, cần có đồng thuận và chia sẻ của Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân. Cần đặt nước ta trong nền kinh tế thế giới để có cái nhìn tổng hợp và bình tỉnh hơn. Các Bộ, các ban ngành từ trung ương đến địa phường cần làm hết sức mình, bằng những kế hoạch cụ thể để triển khai các chỉ đạo mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Những kết quả tốt đẹp sẽ đến với kinh tế VN nếu chúng ta đoàn kết và có quyết tâm cao theo một đường lối thống nhất của Đảng và Nhà nước ta.

File đính kèm:

  • docNguyen nhan lam phat tang cao trong tg qua.doc