Nhà thơ Phạm Tiến Duật - đôi lời tự bạch
Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã “đẻ” ra nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lòng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn" - Nhà thơ Phạm Tiến Duật chia sẻ những suy nghĩ tự đáy lòng một cách khó nhọc khi ông đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.
Ai gặp ông lần đầu chắc sẽ rất khó quên cái dáng cao, gầy, nhìn thoáng có vẻ gì đó yếu ớt, ẻo lả rất thư sinh. Quan sát ông rất kỹ, tôi cứ nghĩ lẩn thẩn, chắc mất rất nhiều thời gian chải chuốt để vẻ ngoài luôn chỉn chu đến độ hoàn hảo như thế. Quần tây là thẳng nếp, áo sơ mi bỏ trong quần, nghiêm ngắn. Và mái tóc đen nhánh (chắc ông rất chăm nhuộm) luôn tuân thủ theo một kỷ luật rất nghiêm ngặt, đến nỗi tôi có cảm giác không sợi tóc nào nằm sai vị trí vì đã được chủ nhân "quy hoạch” cẩn thận.
Tôi cũng được nghe nhiều người quen nhận xét, tác giả của Tiểu đội xe không kính rất hoạt ngôn và “lợi khẩu". Nhưng ông nói chuyện rất duyên, chất giọng trầm bổng, du dương nghe như có nhạc.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã “đẻ” ra nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lòng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn" - Nhà thơ Phạm Tiến Duật chia sẻ những suy nghĩ tự đáy lòng một cách khó nhọc khi ông đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Ai gặp ông lần đầu chắc sẽ rất khó quên cái dáng cao, gầy, nhìn thoáng có vẻ gì đó yếu ớt, ẻo lả rất thư sinh. Quan sát ông rất kỹ, tôi cứ nghĩ lẩn thẩn, chắc mất rất nhiều thời gian chải chuốt để vẻ ngoài luôn chỉn chu đến độ hoàn hảo như thế. Quần tây là thẳng nếp, áo sơ mi bỏ trong quần, nghiêm ngắn. Và mái tóc đen nhánh (chắc ông rất chăm nhuộm) luôn tuân thủ theo một kỷ luật rất nghiêm ngặt, đến nỗi tôi có cảm giác không sợi tóc nào nằm sai vị trí vì đã được chủ nhân "quy hoạch” cẩn thận... Tôi cũng được nghe nhiều người quen nhận xét, tác giả của Tiểu đội xe không kính rất hoạt ngôn và “lợi khẩu". Nhưng ông nói chuyện rất duyên, chất giọng trầm bổng, du dương nghe như có nhạc. Trò chuyện với ông, người bình thường dễ thấy sung sướng lâng lâng, vì lòng kiêu hãnh luôn được ve vuốt. Ông rất hào phóng lời khen. Với phụ nữ, ông khen họ trẻ đẹp. Với những cây bút vừa chập chững bước vào "trường văn, trận bút", ông luôn tìm ra những tố chất đang tiềm ẩn, hoặc chờ thời điểm thích hợp là hé lộ với họ. Với cái nhìn bao dung, độ lượng của một bậc đàn anh, đàn chú. Ông giúp họ có niềm tin cần thiết để bám trụ địa hạt vô cùng khắc nghiệt này. Lũ trẻ chúng tôi quen cười xòa, và tập quên ngay những lời "có cánh" mà ông vừa hào phóng trao lòng. Nghe thì thích, nhưng trong thâm tâm ai cũng biết lời khen đầy thiện chí của ông thường có số phần trăm ưu ái khá nhiều. Những ngày này, tôi biết tin ông lâm trọng bệnh, qua hàng loạt bài viết chia sẻ của nhiều bạn văn chương đăng tải trên các tờ báo lớn nhỏ. Hai khối u ở phổi phải, ác tính, với những cái rễ tua tủa như củ hành. Bệnh viện đề nghị phẫu thuật, nếu đồng ý, ông sẽ phải tiếp tục sống với một lá phổi còn lại. Nhưng Phạm Tiến Duật chọn cách dũng cảm đối mặt với những khối u ghê gớm này, bằng thuốc Bắc. Ông đã bước vào một cuộc chiến mới chống lại căn bệnh nan y. Ông nói về căn bệnh nan y của mình bằng thái độ vô cùng bình thản, như thể đang kể tôi nghe câu chuyện bệnh của ai đó - mà cả hai đều biết sơ sơ. Ông bảo, căn bệnh ung thư quái ác của mình có lẽ xuất phát từ những ngày hành quân dằng dặc trong rừng bị rải chất độc hóa học. Ngày ấy, những người lính như ông được ưu tiên nhận những tấm gạc hóa học. Thấy xuất hiện làn sương trắng rải xuống từ máy bay là phải bóc ngay tấm gạc ấp lên cánh mũi. Nhưng gạc hóa học chỉ hạn chế chứ không thể loại bỏ hoàn toàn chất độc, nên con trai đầu lòng của ông, khi sinh ra “cứ như bị bọc trong lớp giấy bóng kính”. Những năm đầu đời, cậu bé luôn bị bong tróc từng lớp da, trông rất tội nghiệp. Bác sĩ nói, có thể cậu đã phải chịu di chứng từ người cha, từng lăn lộn trong vùng trọng điểm rải thảm chất độc của quân đội Mỹ. Trên chiến trường, ông rất nhiều lần cận kề cái chết. Chỉ vì thèm điếu thuốc lào, đắp đất lên một hố bom nước trong vắt giữa rừng và kéo một hơi đầy khoan khoái, chỉ chút nữa, mấy chàng lính trẻ đã chết vì quả bom nổ chậm nằm dưới đáy vũng nước. Lái xe Nguyễn Văn Mâu là người đầu tiên được Phạm Tiến Duật đọc cho nghe Tiểu đội xe không kính. Vậy mà bài thơ còn chưa ráo mực, trong khi nhà thơ còn loay hoay vo gạo, và anh đang đóng cành cây xuống đất làm kiềng nấu cơm thì một quả bom bi phát nổ đã cướp đi nụ cười của chàng lính vận tải quê Bắc Ninh. Nhưng bệnh tật không quật ngã được ông. Nhà thơ vẫn hào hứng chia sẻ với tôi những dự định đầy ắp trong đầu. Về trường ca Những vùng rừng không dân mới hoàn thành chừng một nửa, tác phẩm được Tổng cục Chính trị đầu tư và ông đã lĩnh tạm ứng 3 triệu đồng. Rồi Từ điển bằng thơ về các loài hoa với dung lượng khoảng 200 trang in. Thêm vào đó là cuốn tiểu thuyết mang tính tư liệu dựa trên một câu chuyện có thật về hành trình lưu lạc trên những cung đường Trường Sơn của một chú chó mà ông còn chưa kịp chấp bút. Trò chuyện với ông trong căn nhà nằm trong ngõ Văn Chương (hình như số nhà cũng còn chưa có) tôi cứ thấy áy náy không yên vì cảm giác mình đang "hành hạ" ông, cho dù xuất phát từ tấm lòng thực tâm muốn chia sẻ. Ông gầy đi nhiều và cũng già đi nhiều. Nhưng vẫn là một Phạm Tiến Duật như tôi từng biết, với áo sơ mi "cắm thùng" cẩn thận, mái tóc "chấp hành kỷ luật nghiêm ngặt", quần tây ủi thẳng nếp. Chỉ giọng nói, bị khối u chèn vào dây thần kinh thanh quản, là khiến ông rất khó nhọc khi trả lời những câu hỏi của tôi. Tôi hiểu, ông đang cố hết sức vượt lên nỗi đau thể xác để giúp tôi hoàn thành công việc. Nhà thơ Phạm Tiến Duật năm 1970 (chụp tại đường 20, tây Quảng Bình) Câu chuyện loanh quanh rồi cũng quay về dải Trường Sơn hùng vĩ, "bên nắng đốt, bên mưa quây " với hàng ngàn cây số đường mà chàng phóng viên mặt trận đã từng đặt chân. Cho dù Phạm Tiến Duật đã từng xuất bản rất nhiều tập thơ (Vầng trăng quầng lửa - 1970, Thơ một chặng đường - tập tuyển 1994 , Ở hai đầu núi - 1981, Nhóm lửa - 1996, Tiếng bom và tiếng chuông chùa - trường ca, 2000...), đã từng có nhiều tác phẩm được phổ nhạc và trở thành cảm hứng sáng tác cho nhiều nhạc sĩ nổi tiếng (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - với 2 tác giả cùng phổ nhạc Hoàng Tạo và Hoàng Hiệp; Quả bom câm - nhạc Lê Lôi; Zin ba cầu, Em là cô gái Trường Sơn - nhạc Trần Tiến; Niềm tin có thật - nhạc Huy Thục; Giao hưởng thơ gồm ba chương Lửa đèn - nhạc sĩ Huy Loan; vở balet Lửa đèn - NS Công Nhạc...), đã từng thực hiện xấp xỉ hai chục phim tài liệu (Mấy nhịp cầu Trường Sơn, Đường Hồ chí Minh...), đã từng viết hàng trăm bài báo về cung đường huyền thoại này thì cho đến hôm nay, "Nhà thơ của Trường Sơn" vẫn còn muôn vàn điều quý giá muốn chia sẻ. Ông nói, tôi gắn bó với những nẻo đường bom đạn bằng máu. Tôi mang nhóm máu O, nhóm máu XHCN nên có thể tiếp được cho nhiều đồng đội. Chiến trường ác liệt, máu lúc nào cũng thiếu. Không cho máu thì bạn mình chết mất. Nhưng nhiều khi tiếp rồi mà bạn vẫn ra đi. Thân xác Duật còn ngồi đây, nhưng máu của Duật đã chôn cùng thi thể đồng đội, đã hoà cùng núi rừng xanh thẳm. Ông cũng khẳng định: Chính chất liệu thời chiến vừa khốc liệt, vừa lãng mạn đó đã giúp tôi có được những tác phẩm hay. Vào lúc đó, việc sáng tác thơ không còn theo vần điệu và cú pháp cổ điển nữa mà lấy vần nhịp của cuộc sống thay cho vần nhịp chữ nghĩa. Thành công của thơ ông: Vì nó lạ về thi pháp, nó quá đẹp và giản dị về ngôn từ, rất giàu cảm xúc và hình tượng một thời chiến tranh giải phóng. Nó tuyên truyền đấy mà không có tự thân mục đích tuyên truyền. Như chàng lính lái xe đầy lạc quan "ung dung buồng lái ta ngồi, Phạm Tiến Duật của hôm nay vẫn "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" vào số phận, vào bệnh tật. Nhiều bài thơ của ông vẫn gắn liền với một Trường Sơn huyền thoại! Theo Hồ Cúc Phương (VTV)
File đính kèm:
- nha tho pham tien duat.doc