Những địa danh Trung Quốc

Sông Hoàng Hà:

Hoàng Hà là sông lớn thứ hai ở Trung Quốc sau sông Dương Tử và nó tưới tiêu cho miền đồng bằng rộng lớn của miền Trung nước này. Với 30 phụ lưu chính, nó chảy qua 750 ngàn km 2 . Con sông lấy nhiều cát và bùn trên đường nó uốn khúc qua miền Trung Trung Quốc nên có thể nói đây là con sông có lượng phù sa cao nhất thế giới. Phù sa và khoáng sản làm cho con sông có màu độc đáo, từ đó nó có tên là Hoàng Hà.

ppt34 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những địa danh Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ớc này. Với 30 phụ lưu chính, nó chảy qua 750 ngàn km 2 . Con sông lấy nhiều cát và bùn trên đường nó uốn khúc qua miền Trung Trung Quốc nên có thể nói đây là con sông có lượng phù sa cao nhất thế giới. Phù sa và khoáng sản làm cho con sông có màu độc đáo, từ đó nó có tên là Hoàng Hà.Người Trung Quốc gọi khu vực Hoàng Hà là suối nguồn sự sống. Các nhà nhân chủng học và khảo cổ học gọi đây là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. Các thủ đô của những triều đại lớn cổ xưa của Trung Quốc đều ở đây. Việc phát hiện ra người Peking khẳng định rằng: con người đã định cư dọc lưu vực sông Hoàng Hà cách đây nửa triệu năm. Ngay cả vào thời xa xưa nhất, Hoàng Hà đầy phù sa cũng đã tỏ ra vừa là phước vừa là họa cho hàng triệu người sống dọc lưu vực này. Phù sa phong phú của nó giúp đất đai màu mỡ để trồng trọt. Tính khó lường của con sông cũng dẫn đến lũ lụt lớn thường xuyên. Do khối lượng nước và sức mạnh của nó, con sông thường đột ngột tràn bờ, đổi hướng hoàn toàn, nhấn chìm những diện tích trồng trọt và làm hàng ngàn người thiệt mạng. Nước mắt của bao thế kỷ, nước lũ khủng khiếp của nó đã khiến Hoàng Hà còn có một biệt danh là "Nỗi buồn của Trung QuốcThành Trường An:Trường An(hay Tây An) là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Trường An.Trường An là thành phố lớn nhất và phát triển nhất trong khu vực miền Trung đến Đông Bắc và xếp thứ 10 trong các thành phố lớn nhất Trung Quốc.Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoạiVạn Lý Trường Thành:Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng từ cuối thế kỷ 14 cho tới đầu thế kỷ 17, dưới thời nhà Minh, để bảo vệ Đế quốc Minh khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những nhóm bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Nó gồm nhiều đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 TCN, phần nổi tiếng nhất là Vạn Lý Trường Thành được xây từ năm 220 TCN và 200 TCN do Hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng Đế ra lệnh xây, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.Bức thành trải dài 6,352 km (3,948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân CươngTây Tạng:Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng, khu vực cao nhất thế giới. Phần lớn dãy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Đỉnh cao nhất của dãy núi này, Đỉnh Everest, nằm trên biên giới với Nepal.Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 14, Mani Bka' 'bum, người Tạng ra đời từ sự hợp nhất của một con khỉ và một hòn đá quỷ. Con khỉ là một kiếp đầu thai của Avalokiteśvara (tiếng Tạng là Spyan ras gzigs, phát âm như xen-re-zik), còn gọi là Quan Âm trong Phật giáo tại Đông Á, hay vị Bồ tát của lòng từ bi. Hòn đá quỉ là một kiếp của Bồ tát Tara (tiếng Tạng là 'Grol ma phát âm như là drol-ma).Tây Tạng là một đế quốc hùng cường từ giữa thế kỷ 7 và thế kỷ 10. Đặc điểm của nó là có một dạng xã hội đặc biệt, trong đó đất được chia thành 3 kiểu làm chủ khác nhau là bất động sản của các gia đình quí tộc, đất trống tự do và bất động sản của các tu viện, đặc biệt là trong các bộ phái Phật giáo. Sự phân chia này tăng lên sau sự suy yếu của các triều vua Tây Tạng trong thế kỷ 10. Dạng xã hội này đã tiếp tục cho tới thập niên 1950, lúc đó hơn 700.000 người làm nghề nông trong tổng số 1,25 triệu dânCung điện Potala:Đôn Hoàng:Đôn Hoàng là ốc đảo trong trung tâm Trung quốc phía tây của Trường An, kinh đô cũ của nước Trung Hoa.Phía Tây của Đôn Hoàng năm trên sa mạc Taklamakan. Con đường tơ lụa chạy ngang qua từ phía Tây tạo thành một biên giới của sa mạc mà nơi đó có rất nhiều ốc đảo.Đôn Hoàng trước kia là một thị trấn nơi đó có hai nhánh của con đường tơ lụa tạo thành hai con đường tới kinh đô của Trung Hoa.Nằm ở miền Tây Bắc Trung Quốc, đây là kho tàng nghệ thuật Phật giáo to lớn nhất còn tồn tại, và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới. Hang Đôn Hoàng nổi tiếng với những pho tượng điêu khắc và bích họa, thể hiện nghệ thuật Phật giáo phát triển liên tiếp trong nhiều thế kỷKhiva:Được mệnh danh là “thành phố thần tiên” với những vị pháp sư rắn hổ mang luôn khiến du khách rùng mình với “vũ điệu tử thần”.Là kinh đô cũ của người Uzbekistan,Khiva gồm có 2 phần:phần ngoài,được gọi là Dichan Kala,được bảo vệ bới bức tường dài với 11 cổng.Phần trong,hay còn gọi là Itchan Kala,được bao quanh là những bức tường gạch ít nhất từ thế kỷ thứ 10.Thị trấn cổ này vẫn còn lại hơn 50 di tích lịch sử và hơn 250 ngôi nhà cổ.Itchan Kala là nơi đầu tiên ở Uzbekistan được ghi trong cuốn Di sản thế giớiLăng mộ Tần Thủy Hoàng:Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía Bắc núi Lệ (Ly Sơn) thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), cách Tây An 50 km về phía Đông.Bên trên mộ bao bọc bởi một lớp đất đắp nổi cao 76 m, từ Nam đến Bắc dài 350 m, từ Tây sang Đông rộng 354 m. Trên mặt đất chung quanh lăng còn có hai lớp tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km² có cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở... Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 m từ Nam sang Bắc, rộng 392 m từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao cao 27 m, dày 4 m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 18 vạn m².Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 2 vạn m². Trong tẩm cung phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường 280 lần. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng (chôn kèm theo xác) với trên 5 vạn cổ vật quan trọng. Bộ Sử kí của sử gia thời Tây Hán - Tư Mã Thiên - thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: "Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy lâu không tắt."Thiên Sơn:Thiên Sơn là một dãy núi nằm ở khu vực Trung Á, về phía bắc và phía tây của sa mạc Taklamakan trong khu vực biên giới của Kazakhstan, Kyrgyzstan và khu tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ ở phía tây bắc Trung Quốc. Về phía nam, nó nối liền với dãy núi Pamir.Tên gọi Thiên Sơn được sử dụng rộng rãi hiện nay là sự phiên âm sang tiếng Trung của tên gọi trong tiếng Duy Ngô Nhĩ Tengri Tagh (dãy núi thần linh).Đỉnh cao nhất của dãy núi Thiên Sơn là đỉnh Pobeda với độ cao 7.439 m (24.408 ft), và là đỉnh cao nhất ở Kyrgyzstan và nó nằm trên biên giới với Trung Quốc. Đỉnh cao thứ hai của Thiên Sơn là đỉnh Khan Tengri (thần linh hồn), có độ cao 7.010 m, nằm trên biên giới Kazakhstan-Kyrgyzstan. Hai đỉnh núi này được phân loại là hai đỉnh cao trên 7.000 m nằm cao nhất về phía bắc của thế giớiKarakoram:Karakoram cùng với Himalaya là 2 dãy có nhiều đỉnh núi cao nhất trên thế giới nằm giữa biên giới Ấn Độ,Trung Quốc và Pakistan.Dãy Karakoram có tới hơn 6 đỉnh núi cao hơn 7000m trong đó có đỉnh K2 là đỉnh núi cao thứ 2 thế giới(8611m).Hầu hết các đỉnh núi trên đều thuộc phía bắc PakistanTây Vực:Tây Vực,một miền đất hoang vu rộng lớn nằm ở phía Tây Trung Quốc,nằm án ngữ Con Đường Tơ Lụa hình thành từ bao đời,nơi những đoàn lạc đà và ngựa thồ của thương nhân thường xuyên qua lại nối liền nền văn minh Trung Hoa với phương Tây xa lạ.Đây còn là nơi địa hình bí hiểm,tiếp giáp với nhiều mảnh đất in đậm dấu ẩn của lịch sử nhân loại cả trước đó và về sau.Ở phía Tây là Trung Á mênh mông,đại bàn cư trú của nhiều dân tộc trong đó có bộ tộc Thổ Phồn đang tìm cách thoát khỏi vòng kiềm chế của phong kiến Trung Quốc.Phía Bắc có Thập bát ký đài hùng vĩ,cảnh quan có 1 không 2 của tự nhiên.Phía Đông Bắc là sa mạc Gobi,quê hương của bộ lạc Hung Nô,tổ tiên của đế quốc Mông Cổ.Còn phía Nam là cao nguyên Tây Tạng,phát tích của huyền thoại Phật giáoNgọc Môn Quan: [Ải Ngọc Môn]Tục gọi thành Tiểu Phương Bàn, nay khoảng 90 km phía Tây Bắc của thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, là một trong những cái ải quan trong nối liền con đường tơ lụa với địa phận Trung Quốc được thiết lập 2 lần vào đời Hán và Đường. Ngọc Môn Quan (ải Ngọc Môn) hiện nay là di chỉ của đời Đường. Ngọc Môn Quan là nơi văn nhân mặc khách ngâm vịnh của Trung Quốc từ ngàn xưaỞ Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải nàyLa Mã:Con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung HoaThời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Tống hưng thịnh, con đường này mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông - Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới.

File đính kèm:

  • pptĐỊA DANHTRUNG QUỐC.ppt
Bài giảng liên quan