Những hướng dẫn cụ thể cho Đoàn viên thanh niên về bảo vệ môi trường

I. Đa dạng hóa hình thức giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ

Trong các hình thức của Đoàn nêu trên đã có đội ngũ tác động để tuổi trẻ đạt được những phẩm chất

cần thiết khi tham gia bảo vệ môi trường. Tần suất xuất hiện mối tương quan giữa phương thức hoạt

động giáo dục lên các mục tiêu có khác nhau.

Ba hình thức có tần suất xuất hiện cao là: Tổ chức các diễn đàn tuổi trẻ với môi trường, các cuộc hội

thảo, thảo luận và tổ chức của phong trò thi đua yêu nước.

Có năm hình thức đạt tần suất xuất hiện khá (từ 4 - 5 lần) đó là:

- Tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ của cơ sở Đoàn bàn về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các buổi giáo dục ngoại khóa của học sinh phổ thông.

pdf5 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những hướng dẫn cụ thể cho Đoàn viên thanh niên về bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g các buổi mít tinh và diễu hành là thể hiện sự quyết tâm, sự đồng tình và trách 
nhiệm của các lực lượng xã hội tham gia bảo vệ môi trường. 
Trong các cuộc mít tinh đều kết hợp với việc tham gia của lực lượng quần chúng đi trồng cây, vệ sinh 
đường phố, đường làng, vệ sinh ao hồ, cống rãnh, sông ngòi... Việc tham gia của quần chúng góp 
phần làm vệ sinh môi trường sống và góp tiếng nói thực tế đối với quần chúng "Phải có trách nhiệm 
bảo vệ môi trường". 
8. Tổ chức thăm quan, du lịch, picnic 
Thăm quan, du lịch, picnic là hình thức thu hút được đông đảo các Đoàn viên thanh niên hưởng ứng 
tham gia. Các cuộc tham quan, du lịch, picnic thường đến những danh lam thắng cảnh, những nơi có 
di tích lịch sử, những khu rừng cấm quốc gia, những khu bảo tồn thiên nhiên... Được đi đến những 
nơi đó, Đoàn viên thanh niên sẽ có lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên tươi đẹp và có 
lòng tự hào về Tổ quốc thân yêu của mình. 
Việc các cơ sở Đoàn tổ chức cho Đoàn viên thanh niên đi thăm quan du lịch, picnic là cần thiết. Một 
mặt tổ chức được các hoạt động tập thể thu hút tuổi trẻ tham gia. Mặt khác thông qua đó để giáo dục 
ý thức trách nhiệm của Đoàn viên thanh niên đối với đất nước và đối với môi trường sống. 
9. Tổ chức các buổi giáo dục ngoại khóa 
Hình thức này được tiến hành trong các trường học, được kết hợp giữa nhà trường với tổ chức Đoàn 
để đưa các Đoàn viên thanh niên đến học thực tế tại các công viên, vườn thú, các khu bảo tồn thiên 
nhiên, các hầm mỏ khai thác tài nguyên... 
Giáo dục ngoại khóa là hình thức giáo dục bổ trợ kiến thức môi trường cho Đoàn viên thanh niên. 
Đến những nơi học ngoại khóa Đoàn viên thanh niên sẽ được học những bài học từ thực tế, họ sẽ 
biết được quê hương tổ quốc giàu đẹp. Nhưng sự giàu đẹp đó phải có những hoạt động của con 
người để bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm, tài nguyên không bị cạn kiệt. 
10. Phát động các phong trào thi đua yêu nước trong Đoàn viên thanh niên 
Phong trào thi đua yêu nước là một hình thức giáo dục tốt đối với các đối tượng là Đoàn viên thanh 
niên. Hình thức này có thể tổ chức mọi nơi, mọi đối tượng, mọi thời gian. 
Phong trào thi đua yêu nước có tác động mạnh mẽ đến tình cảm trách nhiệm, ý thức cộng đồng và 
sức sáng tạo của các tập thể cá nhân. 
Phong trào "Thanh niên lập nghiệp" và "tuổi trẻ giữ nước" được thực hiện sâu rộng, được các cấp bộ 
Đoàn đưa lên tầm cao mới. Đại hội VIII của Đoàn đã đánh giá hai phong trào lớn trên và đề xuất 
phong trào mới "Xung phong, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". 
11. Thành lập Đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường 
Cần phát triển phong trào thanh niên tình nguyện ở nhiều địa phương khác nhau, đặc biệt là các mô 
hình thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường, cụ thể là các mô hình sau: 
- Mô hình Đội thanh niên tình nguyện chuyên cải tạo vườn tạp cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng 
xa. 
- Mô hình tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của tổng đội TNXP 
- Mô hình Đội thanh niên tình nguyện trồng rừng. 
- Mô hình Đội thanh niên tình nguyện xanh ở Huế. 
- Mô hình Đội thanh niên tình nguyện tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông - lâm - ngư nghiệp. 
- Mô hình Đội thanh niên tình nguyện lọc nước. 
II. Những hướng dẫn cụ thể về bảo vệ môi trường cho đoàn viên thanh niên 
Trong từng hình thức giáo dục có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Và trong các phương 
pháp giáo dục lại có nhiều biện pháp cùng được sử dụng. Do đó, biện pháp giáo dục của Đoàn cần 
được cụ thể hóa. Cụ thể hóa làm cho công tác giáo dục gắn với đối tượng, gắn với nội dung, gắn với 
địa bàn và các điều kiện đảm bảo cho công tác giáo dục của Đoàn đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả 
khảo sát về mối quan hệ giữa hình thức và biện pháp giáo dục của Đoàn thanh niên cho thấy: Các 
biện pháp có tần suất sử dụng như sau: 
- Tần suất sử dụng cao (9 - 10 lần) là: kiểm tra, đánh giá định kỳ, khen thưởng kế hoạch hóa công tác 
giáo dục. 
- Tần suất tương đối cao (7 - 8 lần) là: báo cáo viên, tuyên truyền viên, nêu gương người tốt việc tốt. 
- Tần suất sử dụng trung bình khá (5 - 6 lần) là: đội tuyên truyền xung kích, nói chuyện chuyên đề. 
- Tần suất sử dụng trung bình thấp (4 lần) là: nghe nói chuyện thời sự, thi hùng biện, viết báo cáo 
chuyên đề. 
Các cấp bộ Đoàn khi tiến hành công tác giáo dục môi trường đối với các Đoàn viên thanh niên cần 
xem xét để sử dụng hình thức và biện pháp có tần suất sử dụng cao và phải chú ý căn cứ vào những 
điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị của Đoàn và tình hình các đối tượng của Đoàn viên thanh 
niên. Sự năng động và sáng tạo của cán bộ làm công tác giáo dục là điều kiện quan trọng đảm bảo 
cho công tác giáo dục và tuyên truyền về môi trường đạt hiệu quả cao. 
Các biện pháp cụ thể là như sau: 
1. Nghe nói chuyện thời sự 
 Biện pháp này thường được sử dụng ở tất cả các địa bàn, các đối tượng Đoàn viên thanh niên. 
Người báo cáo cung cấp những thông tin trong nước và quốc tế, phân tích và bình luận các sự kiện 
thời sự, các thành quả kinh tế xã hội, các vấn đề môi trường đang được quan tâm... sẽ làm cho Đoàn 
viên thanh niên hiểu sâu sắc hơn các vấn đề diễn giải trình bày. Tổ chức các buổi nói chuyện thời sự 
cần đảm bảo thời gian - tức là phải kịp thời thông tin các sự kiện mới diễn ra. 
2. Gặp gỡ các thế hệ với Đoàn viên thanh niên 
Các cuộc gặp gỡ thường được tổ chức trong các ngày lễ lớn, trong các sự kiện chính trị trọng đại 
(Đại hội Đảng các cấp, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí 
Minh các cấp...). Gặp gỡ các thế hệ với Đoàn viên thanh niên là biện pháp tốt để Đoàn viên thanh 
niên được gặp "người thật, việc thật", được hiểu các sự kiện, những tấm gương để nâng cao nhận 
thức, học tập, tự hào và noi gương người đi trước. 
3. Nói chuyện chuyên đề 
Biện pháp này gần với nói chuyện thời sự, nhưng khác hơn là báo cáo viên nói sâu các chuyên đề 
như: kinh tế, xã hội, môi trường... Các chuyên đề góp phần nâng cao nhận thức của Đoàn viên thanh 
niên, làm cho Đoàn viên thanh niên hiểu đúng tình hình và họ có thể tuyên truyền cho các Đoàn viên 
thanh niên. 
4. Nghiên cứu viết tiểu luận 
Biện pháp này được sử dụng trong Đoàn viên thanh niên. Đối tượng viết tiểu luận thường là hẹp, tập 
trung vào những người có khả năng. Người viết tiểu luận được trình bày bài viết của mình trước 
Đoàn viên thanh niên, thông qua đó họ sẽ biết các phương pháp nghiên cứu, hiểu sâu sắc hơn các 
chuyên đề đã được nghe báo cáo. 
5. Thi hùng biện 
Biện pháp thi hùng biện được tổ chức với những đối tượng có khả năng và có năng khiếu nói chuyện 
trước công chúng. Người thi chỉ có một, nhưng người nghe đến cổ vũ rất đông. Thường các chủ đề 
hùng biện được lựa chọn trước, là các vấn đề hấp dẫn, có tính thời sự. Do vậy, biện pháp này có tác 
dụng đến việc giáo dục thanh niên. 
6. Viết báo cáo chuyên đề 
Biện pháp viết báo cáo chuyên đề thường được dùng các lớp học tập trung, trong các tổ chức - nhóm 
nghiên cứu, có thể áp dụng đối với đối tượng là các Đoàn viên thanh niên. Các tổ - nhóm được giao 
nghiên cứu những vấn đề về bảo vệ môi trường và chọn ra một số chủ đề cụ thể giao cho một số đối 
tượng viết. Người viết tìm đọc, nghiên cứu tài liệu, xây dựng đề cương, báo cáo đề cương trước ban 
tổ chức và người hướng dẫn. Sau khi đề cương được góp ý thông qua, các nhân viết báo cáo 
chuyên đề và bảo vệ trước ban tổ chức và tổ - nhóm nghiên cứu. Biện pháp này giúp nghiên cứu sâu 
hơn và đào tạo các báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn. 
7. Hái hoa dân chủ 
Biện pháp hái hoa dân chủ có thể áp dụng rộng rãi trong các đối tượng là Đoàn viên thanh niên và ở 
tất cả các cấp bộ Đoàn. Hái ho dân chủ là cuộc thi tại chỗ đối với Đoàn viên thanh niên để họ được 
tự chọn, tự chuẩn bị và trả lời các vấn đề về bảo vệ môi trường do ban tổ chức đề ra. Việc tự trả lời 
trực tiếp thông qua cuộc thi làm cho tuổi trẻ hiểu hơn về vấn đề đã được trả lời. Mặt thứ hai là những 
người dự nghe, đến cổ vũ cũng hiểu thêm qua các câu trả lời của người dự thi. 
8. Đội tuyên truyền xung kích 
Đội tuyên truyền xung kích được các cấp bộ Đoàn sử dụng nhiều năm nay để tuyên truyền, phổ biến 
các chủ trương, chính sách, pháp luật mới về vấn đề bảo vệ môi trường. Biện pháp này có kết quả 
tốt nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. 
Biện pháp này cần kết hợp với các hoạt động triển lãm về môi trường và các biện pháp bảo vệ môi 
trường. 
9. Khen thưởng 
Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá, các cuộc vận động, các đợt phát động, các phong trào thi 
đua, sau một hoạt động, kết thúc năm công tác và kết thúc nhiệm kỳ, các cấp bộ Đoàn đều phải tổng 
kết khen thưởng những tập thể và cá nhân làm tốt. Biện pháp khen thưởng cần được thực hiện 
thường xuyên, kịp thời ở tất cả các cấp bộ Đoàn. Công tác khen thưởng thực hiện tốt có tác dụng lớn 
để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục môi trường của Đoàn đối với các Đoàn viên thanh niên. 
Ngoài ra, Đoàn cấp trên nên có hình thức khen thưởng thỏa đáng với các tập thể, các Đoàn viên 
thanh niên có thành tích xuất sắc. Đồng thời có hình thức khen thưởng đối với tập thể và Đoàn viên 
thanh niên làm tốt công tác giáo dục và bảo vệ môi trường. 
10. Kế hoạch hóa công tác giáo dục môi trường của Đoàn 
Kế hoạch hóa công tác giáo dục môi trường của Đoàn là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác 
giáo dục môi trường. Vì chỉ có kế hoạch hóa, các Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn mới chủ 
động về thời gian, về nội dung, về cán bộ và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác giáo dục 
môi trường. Kế hoạch hóa công tác giáo dục môi trường cần được thực hiện theo các hình thức sau: 
Kế họach công tác giáo dục trong các nhiệm kỳ đại hội của Đòan các cấp. Đưa ra định hướng, nội 
dung và phong trào tuổi trẻ bảo vệ môi trường. 
Ban chấp hành, Ban thường vụ đoàn các cấp căn cứ vào nghị quyết đại hội để xây dựng chương 
Kế hoạch hóa nội dung giáo dục theo thời gian, trong từng năm có các ngày kỷ niệm, Đoàn các cấp 
căn cứ vào đó để xây dựng các hoạt động giáo dục môi trường. 

File đính kèm:

  • pdfNhung huong dan cu the cho Doan vien thanh nien ve bao ve moi truong.pdf
  • pdfNghiep vu cong tac kiem tra viec thi hanh ky luat cua to chuc Doan.pdf